1342 lượt thi
40 câu hỏi
40 phút
Câu 1:
Mục đích của tổ chức Việt Nam Quang phục hội là
A. đánh đuổi thực dân Pháp, xoá bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
B. đánh đuổi thực dân Pháp và chế độ phong kiến ở Việt Nam.
C. đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam.
D. đánh đuổi thực dân Pháp, xây dựng nước Việt Nam hoà bình thống nhất.
Câu 2:
Để đánh đuổi giặc Pháp bằng bạo lực cách mạng, Việt Nam Quang phục hội đã thành lập tổ chức có tên gọi là
A. “Việt Nam Quang phục quân”.
B. “Việt Nam Cứu quốc quân.”
C. “Việt Nam Bạo lực quân”.
D. “Quang phục quân”.
Câu 3:
Mục đích cơ bản trong phong trào Đông du của Phan Bội Châu là
A. đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp.
B. đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam.
C. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật, cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp.
D. đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
Câu 4:
Cho các sự kiện:
1. Là sĩ phu nổi tiếng đất Quảng Nam.
2. Người sáng lập ra tổ chức Việt Nam Quang phục hội.
3. Lấy hiệu là Tây Hồ, sinh năm 1872.
4. Chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp.
Hãy chọn sự kiện gắn với nhân vật lịch sử Phan Bội Châu.
A. 1, 3.
B. 2, 4.
C. 2, 3.
D. 1, 4.
Câu 5:
Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến. Đó là mục tiêu của xu hướng cứu nước
A. cuối thế kỉ XIX.
B. đầu thế kỉ XX.
C. của Phan Bội Châu.
D. của Phan Châu Trinh.
Câu 6:
Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh cứu nước đầu thế kỉ XX là
A. nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội.
B. nông dân, công nhân và trí thức.
C. toàn thể dân tộc Việt Nam.
D. các sĩ phu yêu nước.
Câu 7:
Mục đích của cuộc vận động Duy tân đầu thế kỉ XX là
A. bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cách mạng Việt Nam.
B. nâng cao dân trí cho cách mạng Việt Nam.
C. đào tạo nhân tài cho cách mạng Việt Nam.
D. mở rộng phong trào đấu tranh ra nước ngoài.
Câu 8:
Hình thức và nội dung hoạt động của cuộc vận động Duy tân là gì?
A. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.
B. Diễn thuyết: bình văn, sách báo.
C. Vận động Duy tân nâng cao dân trí.
D. Diễn thuyết đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới.
Câu 9:
Mục đích làm cách mạng là cứu nước, cứu dân. Đó là tư tưởng cứu nước của
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Châu Trinh
C. Phong trào Cần vương.
D. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
Câu 10:
Khuynh hướng của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là
A. khuynh hướng dân chủ tư sản.
B. khuynh hướng vô sản.
C. khuynh hướng bạo động.
D. Khuynh hướng cải lương.
Câu 11:
Thành phần lãnh đạo phong trào yêu nước, chống Pháp đầu thế kỉ XX là
A. văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước.
B. các sĩ phu yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.
C. tầng lớp Nho học trẻ đang trên con đường tư sản hoá.
D. những nhà yêu nước đã thức tỉnh với thời cuộc.
Câu 12:
Phương thức hoạt động theo xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX là
A. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
B. bạo động kết hợp với bất bạo động,
C. cải cách xã hội và nâng cao dâng trí.
D. vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách xã hội, kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài.
Câu 13:
Tổ chức hoạt động của phong trào yêu nước, chống Pháp đầu thế kỉ XX là
A. theo lề lối phong kiến.
B. biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai.
C. tổ chức bạo động và đấu tranh vũ trang.
D. tổ chức, tập họp quần chúng diễn thuyết.
Câu 14:
Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình?
A. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.
B. Đều noi theo gương Nhật Bản để tự cường.
C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.
D. Đều chủ trương gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
Câu 15:
Một trong những lí do khi ra đi tìm đường cứu nước, Phan Bội Châu lại đến Nhật Bản
A. Nhật có cuộc Cải cách Minh Trị (1868).
B. Nhật ở gần Việt Nam, đồng văn đồng chủng.
C. Nhật Bản có phong tục tập quán giống Việt Nam.
D. Lúc này Nhật Bản đang ủng hộ Việt Nam đánh Pháp.
Câu 16:
Đào tạo nhân tài cho đất nước, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Đố là mục đích của
A. Đông Kinh nghĩa thục.
B. phong trào Đông du.
C. cuộc vận động Duy tân của Phan Bội Châu.
D. cuộc vận động Duy tân của Phan Châu Trinh.
Câu 17:
Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức của thời phong kiến, đã nhận thấy điểm hạn chế đang diễn ra trong xã hội Việt Nam là
A. hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến.
B. các tân thư, tân báo của Trung Hoa cứ tấp nập đưa vào Việt Nam.
C. triều đình nhà Nguyễn không thể đưa đất nước thoát khỏi nô lệ.
D. sự áp đảo của hệ tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào Việt Nam.
Câu 18:
Vào đầu thế kỉ XX, sự kiện nào ở bên ngoài càng củng cố niềm tin của những trí thức của thời phong kiến vào con đường cách mạng tư sản?
A. Cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khả Siêu ở Trung Quốc.
B. Cải cách ở Nhật Bản sau Minh Trị Duy tân (1868).
C. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thắng lợi.
D. Cách mạng tư sản Pháp thắng lợi triệt để.
Câu 19:
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp củng cố hệ thống quan lại ở nơi đâu trên đất nước Việt Nam?
A. Nam triều.
B. Bắc Kì.
C. Trung Kì.
D. Nam triều.
Câu 20:
Với chính sách cai trị theo kiểu thực dân cũ của Pháp thì mọi quyền hành ở Việt Nam tập trung trong tay
A. Thống sứ người Pháp.
B. Vua quan Nam triều.
C. Chính phủ Pháp.
D. Thống sứ người Pháp và chính quyền Nam triều.
Câu 21:
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã mở rộng thương thuyết với chính phủ nước nào để phối hợp đàn áp cách mạng Việt Nam?
A. Chính phủ nước Anh.
B. Chính phủ nước Mĩ.
C. Chính phủ nước Trung Quốc.
D. Chính phủ nước Thái Lan.
Câu 22:
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố điều gì trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam?
A. Việt Nam phải có nghĩa vụ nộp hết ruộng đất cho địa chủ người Pháp.
B. Việt Nam phải có nghĩa vụ đóng góp sức người, sức của cho “nước mẹ tham chiến”.
C. Việt Nam phải chi phí cho chiến trường nước Pháp trong lúc có chiến tranh.
D. Tất cả các tuyên bố trên.
Câu 23:
Chính quyền thực dân đã cố gắng khôi phục, duy trì và mở rộng cơ sở công nghiệp ở Việt Nam để
A. thu được nhiều lợi nhuận phục vụ cho chiến tranh.
B. bù đắp cho công nghiệp chính quốc.
C. có cơ sở đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam.
D. khai thác tối đa tài nguyên, thiên nhiên ở Việt Nam.
Câu 24:
Chính quyền thực dân đã chú trọng phục hồi các ngành công nghiệp nào ở Việt Nam?
A. Công nghiệp nặng.
B. Công nghiệp nhẹ.
C. Công nghiệp phục vụ chiến tranh.
D. Công nghiệp khai khoáng.
Câu 25:
Do đâu các cơ sở sản xuất, buôn bán, giao thông vận tải của người Việt Nam được củng cố, mở rộng và xuất hiện nhiều cơ sở mới?
A. Do Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho hàng hoá từ Pháp chở sang Việt Nam giảm sút.
B. Do Việt Nam có điều kiện phát triển các ngành nghề trên.
C. Do thực dân Pháp không vận chuyển hàng hoá từ chính quốc sang Việt Nam.
D. Do Việt Nam có thị trường rộng lớn.
Câu 26:
Vì sao trong Chiến tranh thế giới thứ nhất sức sản xuất của nông dân ở nông thôn Việt Nam bị giảm sút?
A. Do thực dân Pháp bóc lột nặng nề, nạn đói thường xuyên xảy ra.
B. Do nông dân bị đói khổ, không còn sức sản xuất.`
C. Do nông dân bị tước đoạt ruộng đất nên không có đất để sản xuất.
D. Do thực dân Pháp bắt nông dân đi lính đánh thuê cho chúng.
Câu 27:
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Việt Nam tăng nhanh về số lượng?
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp tư sản dân tộc.
D. Tầng lớp tiểu tư sản
Câu 28:
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam như thế nào?
A. Bị thực dân chèn ép nên không phát triển nổi.
B. Có điều kiện phát triển cả về số lượng và thế lực kinh tế.
C. Bị phá sản vì không cạnh tranh nổi với tư sản mại bản.
D. Bị thực dân Pháp và phong kiến kìm hãm nên không phát triển.
Câu 29:
Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị ở Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm những thành phần
A. tiểu chủ, tiểu thương, tiểu nông.
B. học sinh, sinh viên, dân nghèo.
C. tiểu chủ, tiểu thương, công chức, học sinh, sinh viên.
D. trí thức, tiểu thương, tiểu công, tiểu nông, thợ thủ công.
Câu 30:
Tên tuồi của Bạch Thái Bưởi gắn liền với giai tầng trong xã hội Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. giai cấp nông dân.
B. giai cấp công nhân.
C. tầng lớp tư sản dân tộc.
D. tầng lớp tiểu tư sản thành thị.
Câu 31:
Tổ chức Việt Nam Quang phục hội mở hoạt động trở lại khi
A. Phan Bội Châu bị bắt.
B. Phan Bội Châu bị giam lỏng ở Huế.
C. Chỉến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Câu 32:
Trong kế hoạch hành động của mình, Việt Nam Quang phục hội liên kết với thành phần nào để đánh úp thành Hà Nội?
A. Với công nhân ở Hà Nội.
B. Với nông dân ở Hà Nội, Thái Nguyên.
C. Với binh lính người Việt ở Hà Nội.
D. Với đông học sinh, sinh viên ở Hà Nội.
Câu 33:
Khởi nghĩa Thái Nguyên tan rã vào thời gian
A. ngày 31-8-1917.
B. ngày 11-1-1918.
C. ngày 31-1-1918.
D. ngày 13-1-1918.
Câu 34:
A. Tù nhân ở Phú Thọ.
B. Tù nhân ở Lục Giang (Bắc Giang).
C. Tù nhân ở Hà Nội.
D. Tù nhân ở Lao Bảo (Quảng Trị).
Câu 35:
Lợi dụng sự phản ứng của binh lính người Việt và nhân dân ở các địa phương nào mà Thái Phiên và Trần Cao Vân đã vận động họ tiến hành khởi nghĩa?
A. Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
B. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế.
C. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
D. Quảng Ngãi, Bịnh Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
Câu 36:
Lực lượng chủ yếu của Việt Nam Quang phục hội trong những năm đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất là lực lượng
A. công nhân, nông dân, thợ thủ công.
B. công nhân và viên chức hoả xa trên tuyến đường sắt Hà Nội - Vân Nam.
C. công nhân và binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D. tất cả các lực lượng trên.
Câu 37:
Việt Nam Quang phục hội chuyển hướng về hoạt động trong nước khi nào?
A. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
B. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bước vào giai đoạn quyết liệt.
C. Khi Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Câu 38:
Vì sao khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân không thành?
A. Vì bị thực dân Pháp đàn áp ngay từ lúc khởi nghĩa chưa bùng nổ.
B. Vì kế hoạch khởi nghĩa bị lộ.
C. Vì số lượng người tham gia khởi nghĩa quá ít không thể tiến hành được.
D. Vì Thái Phiên và Trần Cao Vân mời vua Duy Tân tham gia khởi nghĩa.
Câu 39:
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên năm 1917 là
A. Thái Phiên và Trịnh Văn cấn.
B. Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến.
C. Trần Cao Vân và Lương Ngọc Quyến.
D. Trịnh Văn Cấn và vua Duy Tân.
Câu 40:
Âm mưu “dùng người Việt trị người Việt ” của thực dân Pháp bị giáng một đòn nặng nề bởi các sự kiện nào ở Việt Nam trong những năm 1908 đến 1917?
A. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính Huế và binh lính Thái Nguyên.
B. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính miền Trung và binh lính Thái Nguyên.
C. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính miền Nam và binh lính Thái Nguyên.
D. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính Quảng Nam và binh lính Thái Nguyên.
50 câu hỏi
50 phút
32 câu hỏi
32 phút