IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 4: Măng mọc thẳng

Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 4: Măng mọc thẳng

Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 4: Măng mọc thẳng

  • 35 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong việc lập ngôi vua sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?

Xem đáp án

Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện ở chỗ :

+ Thực hiện theo đúng di chiếu của vua Lí Anh Tông lập thái tử Long Cán làm ngôi vua ( Trung thành với di chiếu)

+ Không ăn đút lót, không vì tiền bạc mà đưa người khác lên làm vua, trái với di mệnh của vua. Cứ theo di chiếu mà thực hiện


Câu 2:

Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?

Xem đáp án

Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành ở chỗ :

+ Không vì tình riêng mà đưa người không đủ phẩm chất, năng lực lên vị trí quan trọng ( Mặc dù trong lúc lâm bệnh nặng, người mà thường xuyên có mặt bên giường bệnh ông là quan tham trì chính sự Vũ Tán Đường nhưng Tô Hiến Thành không tiến cử. Trái lại người mà không hề chăm non, săn sóc khi ông lâm bệnh là quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá- một con người vừa có tài, có đức tuy không gần gũi ông nhưng ông vẫn tiến cử thay mình) Như vậy chứng tỏ Tô Hiến Thành không vì tình riêng mà rất thẳng thắn trung thực

+ Thẳng thắn trung thực tiến cử người có tài, có đức mà không hề do dự ( đặt quyền lợi đất nước trên hết ), làm cho bà thái hậu họ Đỗ cũng phải ngạc nhiên, khâm phục trước tấm lòng vì dân vì nước của ông


Câu 3:

Vì sao nhân dân ca ngợi nhưng người chính trực như ông Tô Hiến Thành?

Xem đáp án

Gợi ý Bởi vì những người như Tô Hiến Thành là những người biết gác tình riêng sang một bên mà đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Tiến cử những người có đủ đức, đủ tài lên điều hành đất nước, đưa đất nước ngày một đi lên, làm cho dân giàu, nước mạnh

Nội dung : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, một lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành, một vị quan đứng đầu hàng quan triều Lí nổi tiếng chính trực thời xưa


Câu 4:

Nhớ - viết: Truyện cổ nước mính (từ đầu nhận mặt ông cha của mình.)

Xem đáp án

Đọc thuộc đoạn thơ đã cho. Nhớ đến từng câu từng chữ, từng dấu câu trong đoạn. Chú ý trình bày đúng thể thơ lục bát


Câu 5:

a) Điền vào ô trống từ có âm là "r d hay gi" vào đoạn văn đã cho (SGK TV4, tập 1, trang 38)

b) Điền vào chỗ trống "ân hay âng"? vào các đoạn thơ đã cho (SGK TV4, tập 1 trang 38)

Xem đáp án

a) Lần lượt em điền như sau

Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê

- Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. Gió đưa tiếng sao, gió nâng cánh diều

b) Vua Hùng một sáng đi săn

Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này

Dân dâng một quả xôi đầy

Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi

- Nơi ấy ngôi sao khuay

Soi vào trong giấc ngủ

Ngọn đèn khuya bóng mẹ

- Sáng một vầng trên sân

- Nơi cả nhà tiễn chân

Anh tôi đi bộ đội

Bao niềm vui nỗi đợi

Nắng nửa thềm nghiêng nghiêng


Câu 6:

Hãy sắp xếp các từ phức được gạch dưới trong những câu dưới đây thành hai loại : từ ghép và từ láy.

a) Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đổng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông

b) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhăn.

Rồi tre lớn lên, cứng cápdẻo daivững chắc. Tre thông thanh cao giản di, chí khí như người

Xem đáp án

- Từ ghép là từ cả hai tiếng đều có nghĩa kết hợp lại tạo nên một nghĩa mới

- Từ láy là từ có thể cả hai thành tố đều không có nghĩa hoặc một trong hai thành tố không có nghĩa, chúng lặp lại âm đầu hay phần vần hoặc cả tiếng. Nắm được những đặc điểm cơ bản đó, em sẽ có cơ sở để phân loại

- Câu a

+ Từ ghép gồm: nhân dân, ghi nhớ, công ơn, đền thờ, mùa xuân, tưởng nhó, bờ bãi

+ Từ láy gồm: nô nức

- Câu b

+ Từ ghép gồm: dẻo dai, vững chắc, thanh ao, giản dị, chí khí

+ Từ láy gồm : mộc mạc, cứng cáp, nhũn nhặn


Câu 7:

Tìm từ ghép từ láy chứa những tiếng sau

a) Ngay

b) Thẳng

c) Thật

Xem đáp án

a) Ngay

- Từ ghép: ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay lập tức, ...

- Từ láy: ngay ngắn, ngay ngáy

b) Thẳng

- Từ ghép: thăng tắp, thẳng tuột, thẳng đứng , thẳng tuột, thẳng tay,...

- Từ láy: thẳng thắn, thẳng thớm

c) Thật

- Từ ghép: ngay thật, chân thật, thật lòng , thành thật, ...

- Từ láy: thật thà


Câu 8:

 Kể lại toàn bộ câu chuyện: Một nhà thơ chân chính

Xem đáp án

 

1. Ngày xưa ở vương quốc Đa- ghét –xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược, cuộc sống của nhân dân hết sức lầm than. Trương thảm cảnh ấ, dân chũng đã phản ứng bằng cách truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Bài hát lọt đến tai vua. Ngài ra sức lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca ấy nhưng không tài nào bắt được. Cuối cùng nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.

2. Ba hôm sau, nhà vua bắt mỗi người phải hát cho vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác. Ai cũng hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng. Vua lệnh thả tất cả những người đã hát còn tống giam vào ngục tối ba nhà thơ kia. Ba tháng sau ngài cho giải họ tới và phán "Giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ !" Một trong ba người, lập tức cất cao lời ca ca tụng nhà vua. Nhà thơ ấy được thả ra ngay. Còn hai người kia đưa đến giàn thiêu. Vị vua phán "Đây là cơ hội cuối cùng để cứu sống các ngươi. Hãy hát lên " Một trong hai người vội cất tiếng hát ca ngợi nhà vua, và người ấy được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận hét lên " Trói hắn lại ! Nổi lửa lên !

3. Mặc dù bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu nhưng tiếng hát của nhà thơ vẫn cất lên vang vọng khắp nói vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca được lưu truyền khắp đất nước. Ngọn lửa bùng cháy dữ dội. Nhà vua bất ngờ thét to: "Dập tắt lửa đi ! Cởi trói cho ông ta. Trẫm không thể mất nhà thơ chân chính độc nhất của dân tộc này!"

Ý nghĩa câu chuyện:

Ca ngợi nhà thơ chân chính của vương quốc Đa- ghét- xtan sẵn sàng chết chứ nhất định không nói sai sự thật. Chính hành động và khí phách ấy đã khiến một vị vua nổi tiếng tàn bạo phải khâm phục kính trọng và thay đổi thái độ.


Câu 9:

Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam :

a) Cần cù

b) Đoàn kết

c) Ngay thẳng

Xem đáp án

a) Tre xanh // Xanh tự bao giờ ?// Chuyện ngày xưa // đã có bờ tre xanh // (Tre đã có từ lâu đời – lâu lắm từ xa xưa không ai biết được. Chỉ biết rằng tre gắn bó với con người ngàn xưa)

b) - Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

- Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con

c) Đó là những hình ảnh:

- Tre xanh không đứng khuất mình

- Chẳng may thân gãy cành rơi, tre vẫn truyền lại các gốc cho măng

- Nòi tre không chịu mọc cong. Măng non mới móc đã mang dáng thẳng thân tròn của tre


Câu 10:

Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non ?

Xem đáp án

Những hình ảnh nói về cây tre và búp măng trong bài thơ đều rất thích. Bởi mỗi hình ảnh của tre hay búp măng đều chứa đựng những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam. Đó là sự cần cù trong lao động, chịu thương chịu khó " yêu nhiều nắng nỏ trời xanh" Đó là tình thương yêu bao la giũa người với người " Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm", " có manh áo cộc, tre nhường cho con", "măng non là búp măng non", " Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Nội dung: Qua việc mô tả những phẩm chất đáng quý của cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Tình thương yêu bao la và sự ngay thẳng chính trực từ cụ già cho đến trẻ thơ


Câu 11:

Truyện cổ tích " Cây khế" bao gồm các sự việc chính sau đây ( SGK TV4, tập 1 trang 43). Hãy sắp xếp các sự việc trên thành cốt truyện

Xem đáp án

Sắp xếp các sự việc trên thành cốt truyện như sau:

1. b) Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.

2. d) Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim trả ơn bằng vàng

3. a) Chim chở người em ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có

4. c) Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, em bằng lòng

5. e) Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng

6. g) Người anh bị rơi xuống biển và chết


Câu 12:

Kể lại chuyện "Cây khế" theo lời văn của em

Xem đáp án

Ngày xưa ở một gia đình nọ có hai anh em, sau khi bố mẹ qua đơi người anh bèn chia gia tài. Cậy thế mình là anh cả anh ta chiếm hết mọt tài sản bố mẹ để lại cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ở góc vườn

Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể. Bỗng đâu có một con chim đại bàng bay đến ăn hết trái này đến trái khác. Người em buồn rầu nói với chim " Chim ăn hết khế, ta lấy gì sinh sông? Đại bàng liền nói: "Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng"

Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang. Hôm sau đại bàng bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Người em lấy đầy một túi ba gang rồi cưỡi lên lưng chim trở về. Từ đó người em trở nên giàu có.

Người anh biết chuyện đòi đổi toàn bộ gia tài của mình lấy cây khế, người em đồng ý. Ngày ngày cả hai vợ chồng túc trực dưới cây khế. Đại bàng lại đến. Người anh giả vờ kêu nghèo kể khổ và cũng được đại bàng nói những lời từng nói với người em trước đây. Hắn ta về nhà, bàn với vợ may một cái túi mười hai gang. Chim lại đến chở hắn ra đảo. Hắn hoa mắt trước đảo vàng, cố nhét thật đầy vàng bạc châu báu vào cái túi. Chưa hết hắn còn nhét vào trong người những chỗ nào còn nhét được . Rồi khệ nệ kéo túi vàng lên lưng chim

Do túi vàng quá nặng, đại bàng phải ba lần bảy lượt mới nhất mình lên khỏi mặt đất. Khi bay qua biển rộng, bần thần một cơn gió thổi tới, đại bàng nghiêng cánh hất túi vàng và người anh xuống biển. Kết thúc số phận của một kẻ tham lam.


Câu 13:

So sánh hai từ ghép:

- Bánh trái ( chỉ chung các loại bánh)

- Bánh rán ( chỉ loại bánh nặn bằng bột gạo nếp thường có nhân rán chín giòn)

a) Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp

b) Từ ghép nào có nghĩa phân loại

Xem đáp án

a) "Bánh trái" là từ ghép có nghĩa tổng hợp. Vì nó dùng để chỉ chung cho tất cả các loại bánh trái

b) "Bánh rán" là từ ghép có nghĩa phân loại. Vì nó chỉ một loại bánh cụ thể trong tất cả các loại " bánh trái" nhằm phân biêt, với các loại bánh khác như " bánh đúc", "bánh trôi nước "v.v


Câu 14:

Viết các từ ghép được in đậm trong những câu đã cho ( SGK TV4, tập 1, trang 44) vào trong bảng phân loại

Xem đáp án

Đọc các đoạn văn đã cho rồi xem xét các từ in đậm, từ nào dùng để chi bao quát chung một loại sự vật, từ nào dùng để chỉ một sự vật cụ thể, em đưa các từ đó vào nội dung của bảng phân loại

Từ ghép có nghĩa tổng hợpRuộng đồng, làng xóm, núi non gò đống, bờ bãi, hình dạng, màu sắc
Từ ghép có nghĩa phân loạiXe điện, xe đạp, tàu hỏa, đường ray, máy bay


Câu 15:

Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp ( SGK TV4, tập 1 trang 44)

Xem đáp án

a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu :Nhút nhát

b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: Lao xao, lạt xạt

c) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: Rào rào, he hé


Câu 16:

Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện có ba nhân vật: bà me ốm, người con của ba mẹ bằng tuổi em và một bà tiên

Xem đáp án

Thuở xưa, không rõ vào thời nào có một gia đình chỉ có hai mẹ con. Người mẹ đã ngoài năm mươi, còn cô con gái chỉ độ chín, mười tuổi. Sức già con dại, họ không làm được gì nhiều, chỉ đù đắp qua ngày. Tuy nghèo nhưng họ sống phúc đức, nên được bà con lối xóm thương yêu quý mến.

Một ngày nọ, sau buổi đi làm đồng về, người mẹ nhuốm bệnh nằm liệt giường. Bà con lối xóm đến thăm nom giúp đỡ tiền bạc, thuốc thang chạy chữa cho bà nhưng bệnh ngày nặng thêm. Hàng ngày cô bé tức trực bên giường bệnh không rời một bước. Nhiều lúc cô bé phải nhịn ăn nhường phần cho mẹ. Tuy vất vả thiếu thốn đủ đường nhưng cô bé không bao giờ than vãn một điều gì. Rồi một hôm do mệt quá, cô bé thiếp đi lúc nào không biết. Trong giấc chiêm bao, cô bé nghe một tiếng nói thì thào bên tai:

- Cháu muốn cứu mẹ thì hãy vượt qua chín ngọn đồi ở phía tây. Đến đó có một ngôi nhà bên vệ đường. Cháu cứ vào nhà gõ cửa, sẽ có người giúp cháu chữa khỏi bệnh cho mẹ

Cô bé tỉnh dậy, mong trời mau sáng để thực hiện lời dặn của ai đó trong giấc chiêm bao. Trời vửa hửng sáng, cô bé vội chạy sang nhà hàng xóm nhờ họ trông hộ mẹ cho mình rồi tạm biệt mẹ già ra đi. Sau bảy ngày trèo đèo lội suối, vượt qua bao nhiêu khó khăn cô bé đã đến được nhà bên vệ đường. Vừa mới gõ cửa thì một bà lão tóc trắng như cước, đôi mắt hiền từ phúc hậu, tay chống gậy trúc bước ra, nói:

- Ta đợi cháu ở đây đã mấy ngày rồi. Ta rất quý tấm lòng hiếu thảo của cháu. Đây là một lọ thuốc thần, cháu hãy cầm lấy mang về chữa bệnh cho mẹ. Chảu chỉ cần cho mẹ uống một viên thôi, mẹ cháu sẽ khỏi bệnh. Số còn lại tùy ý cháu sử dụng

- Bà ơi ! Cháu cảm ơn bà nhiều lắm – Cô bé nói

- Thôi, cháu hay mau trở về. Mẹ cháu và dân làng đang mong đấy – Bà lão nói xong thì biến mất. Cô bé vội vã lên đường trở về nhà. Sau khi chữa khỏi bệnh cho mẹ, cô bé còn dùng số thuốc còn lại, cứu sống không biết bao nhiêu mạng người Từ đó, cuộc sống của hai mẹ con bà thật đầm ấm, hạnh phúc. Họ sống trong tình yêu thương đùm bọc của dân làng.


Bắt đầu thi ngay