Đề thi giữa kì 1 Lịch Sử 11 (Đề 3)
-
1062 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phần I. Trắc nghiệm
Tiểu thuyết nổi tiếng “Những người khốn khổ” là tác phẩm của
Đáp án A
Câu 2:
Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau, đó là
Đáp án B
Câu 3:
Mục đích của Thiên hoàng Minh Trị khi tiến hành hàng loạt cải cách trên trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự là gì?
Đáp án D
Câu 4:
Mục đích chính của Mĩ khi thực hiện các chính sách bành trướng, tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực Mĩ Latinh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
Đáp án D
Câu 5:
Cho các dữ kiện sau :
1. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bom-bay.
2. Thực dân Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.
3. Thực dân Anh thu hồi đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.
4. Hơn 10 vạn người Ấn Độ kéo đến bờ sông Hằng làm lễ tuyên thệ và hát vang bài "Kính chào Người - Mẹ hiền Tổ quốc”.
Hãy sắp xếp theo tiến trình cao trào cách mạng 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ?
Đáp án A
Câu 6:
Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
Đáp án C
Câu 7:
Phần II. Tự luận
Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911). Tại sao nói: “Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để”?
a. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi (1911)
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân sâu sa: mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc xâm lược và phong kiến đầu hàng ngày càng sâu sắc.
+ Nguyên nhân trực tiếp: chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” (tháng 5/1911), thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc.
- Diễn biến chính:
+ Ngày 10/10/1911, Trung Quốc Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi rồi nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung.
+ Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm tổng thống, đứng đầu chính phủ lâm thời.
+ Ngày 6/3/1912, Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống của Trung Hoa Dân quốc => cách mạng chấm dứt, các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.
- Kết quả - Ý nghĩa:
+ Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc.
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).
b. Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để
- Thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
- Tuy nhiên, cách mạng Tân Hợi còn tồn tại nhiều hạn chế:
+ Không thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến.
+ Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
+ Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
=> Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Câu 8:
Trình bày những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Có ý kiến cho rằng “Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa”, phát biểu ý kiến của em về nhận định trên.
* Nguyên nhân sâu xa
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước.
- Mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc “trẻ” (Đức, Áo-Hung..) và các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt.
- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.
* Duyên cớ
- 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Xéc-bi (nước được phe Hiệp ước ủng hộ). => Giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh.
b. Phát biểu ý kiến về nhận định “Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa”
* Phát biểu ý kiến:
“Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa” là nhận định chính xác.
* Chứng minh nhận định
- Mục đích tiến hành chiến tranh của các nước đế quốc:
+ Giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa.
+ Lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trong nước và phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như nhân dân các nước thuộc địa là những người phải gánh chịu mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây ra.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mang lại nhiều nguồn lợi cho các nước đế quốc thắng trận (qua hai hội nghị hòa bình ở Véc-xai và Oa-sinh-tơn), nhân dân lao động ở các nước hoàn toàn không được hưởng thành quả từ chiến thắng.