IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Top 4 Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 11 có đáp án, cực sát đề chính thức

Top 4 Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 11 có đáp án, cực sát đề chính thức

Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 11 (Đề 4)

  • 1461 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Mục đích chính của thực dân Pháp khi tạo dựng lên “vụ Đuy-puy” (từ cuối năm 1872) ở Bắc Kì nhằm

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 3:

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) khi

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 4:

Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), phong trào công nhân Việt Nam có đặc điểm gì?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 5:

Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 6:

So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 7:

Phần II. tự luận 

Làm rõ trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp.

Xem đáp án

* Triều đình nhà Nguyễn từ chối con đường cải cách, canh tân đất nước

   - Nửa sau thế kỉ XIX, nhiều nước phương Tây tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường và nhân công đặt ra ngày càng cấp thiết. Do đó, các nước phương Tây đẩy mạnh thực hiện các cuộc chiến tranh xâm lược. 

   - Đến giữa thế kỉ XIX, giống như nhiều quốc gia phương Đông khác, Việt Nam cũng phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước phương Tây. Tình hình trên đặt nhà Nguyễn đứng trước hai sự lựa chọn:

   + Tiến hành cải cách, canh tân đất nước để bảo vệ, giữ vững nền độc lập (theo gương của Nhật Bản,...).

   + Bảo thủ, thi hành các chính sách cai trị cũ. 

   - Từ nửa cuối thế kỉ XIX, trước vận nước nguy nan, nhiều quan lại, sĩ phu tiến bộ như: Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện,... đã đề xuất cải cách, canh tân đất nước, mong đất nước giàu mạnh, thoát khỏi họa xâm lăng. 

   - Triều đình nhà Nguyễn đã khước từ các đề nghị cải cách, canh tân mà ngược lại, nhà Nguyễn tiếp tục thực hiện các chính sách cai trị nội trị, ngoại giao lạc hậu, khiến cho sức nước, sức dân suy kiệt.

   => Nhà Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội có thể cứu nguy cho đất nước khỏi họa xâm lăng. 

   * Trong quá trình chiến đấu chống xâm lược, nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.

   - Ngay khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam (1858), triều đình nhà Nguyễn đã chỉ đạo và nỗ lực phối hợp cùng nhân dân đấu tranh chống Pháp (điều này được thể hiện rõ nét qua chiến sự ở Đà Nẵng). Tuy nhiên, thái độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn lại thiếu kiên quyết, thiếu triệt để. 

   - Trong quá trình đấu tranh với Pháp, nhà Nguyễn đã phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao:

   + Về chỉ đạo chiến đấu: triều đình nhà Nguyễn thụ động chiến đấu, thiên về chiến thuật “thủ hiểm” vì vậy đã bỏ lỡ nhiều thời cơ đánh đuổi Pháp ra khỏi Việt Nam.

   + Về đường lối ngoại giao: triều đình nhà Nguyễn thỏa hiệp với Pháp, nuôi hi vọng có thể giành lại những vùng đất đã mất bằng con đường “thương thuyết”, đàm phán hòa bình. 

   - Trước sức mạnh quân sự, ưu thế vượt trội về vũ khí, kĩ thuật của Pháp, nội bộ triều Nguyễn có sự phân hóa thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến khiến lòng dân li tán, mặt khác phái chủ hòa lại chiếm ưu thế trong triều đình. 

   - Với thái độ bạc nhược, thiếu quyết tâm chống giặc như trên, Triều Nguyễn đã lần lượt kí kết với Pháp các hiệp ước đàu hàng: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. 

   * Bên cạnh phái chủ hòa, một bộ phận quan lại triều đình vẫn nêu cao quyết tâm kháng chiến

   - Trong quá trình chống thực dân Pháp xâm lược, vẫn có nhiều quan lại của triều đình, thậm chí cả các vua, như: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, vua Duy Tân,... vẫn nêu cao quyết tâm kháng chiến, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. Họ là những anh hùng dân tộc mà nhân dân Việt Nam đời đời kính trọng. 

   Kết luận: Việc để Việt Nam rơi vào tay Pháp, trở thành thuộc địa của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX là trách nhiệm của một bộ phận vua quan nhà Nguyễn. 


Câu 8:

Những nguyên nhân nào thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? 

Xem đáp án

* Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp thiết của người dân Việt Nam

   - Hành động xâm lược rồi đặt ách cai trị của thực dân Pháp đã xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và quyền lợi dân tộc của Việt Nam, đồng thời xô đẩy nhân dân Việt Nam vào tình cảnh đói khổ, bần cùng. Do đó, độc lập và tự do là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam. 

   - Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai. Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng cấp thiết. Hoàn cảnh đó đặt ra cho mọi người Việt Nam yêu nước phải đấu tranh giải phóng dân tộc. 

   * Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới

   - Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. Con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến đã bị thất bại.

   - Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước thức thời đã tiếp thu trào lưu tư tưởng mới và khởi xướng ở Việt Nam một cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Dù diễn ra sôi nổi, song các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam ở đầu thế kỉ XX vẫn chưa đi đến thành công. 

   => Thất bại của các phong trào yêu nước ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã khiến sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Hoàn cảnh đó đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới. 

   * Lòng yêu nước và ý chí “đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”

   - Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một ra đình nhà nho nghèo yêu nước, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – một vùng đất có truyền thống đấu tranh quật khởi. Sinh ra và lớn lên trog bối cảnh nước mất nhà tan; các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam đều lần lượt thất bại, cách mạng Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Tất cả các yếu tố về gia đình, quê hương, thời cuộc đã sớm hun đúc nên ở Nguyễn Tất Thành lòng yêu nước và ý chí quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đồng bào. 

   - Do sớm được tiếp xúc với nền văn minh phương Tây, lại nhận thức được những hạn chế trong con đường cứu nước của các bậc tiền bối đi trước (Phan Bộ Châu, Phan Châu Trinh,...), nên Nguyễn Tất Thành quyết định đi sang các nước phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác, rồi trở về giúp đồng bào mình.

   => Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), ra đi tìm đường cứu nước.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương