IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam có đáp án

  • 168 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây đã mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt dưới thời Bắc thuộc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng đã mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt dưới thời Bắc thuộc.


Câu 2:

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.


Câu 3:

Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở bể Đông, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta”?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở bể Đông, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta”


Câu 4:

Việc những người phụ nữ như: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh,.. lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn nhằm giành lại nền độc lập, tự chủ đã cho thấy

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Việc những người phụ nữ như: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh,.. lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn nhằm giành lại nền độc lập, tự chủ đã cho thấy vai trò, vị trí quan trọng và nổi bật của phụ nữ trong xã hội đương thời.


Câu 5:

Năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước Vạn Xuân.


Câu 7:

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) và khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603) đều

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) và khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603) đều diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.


Câu 8:

Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.


Câu 9:

Năm 776, Phùng Hưng đã lãnh đạo người Việt nổi dật đấu tranh chống lại ách cai trị của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Năm 776, Phùng Hưng đã lãnh đạo người Việt nổi dật đấu tranh chống lại ách cai trị của nhà Đường.


Câu 10:

Khúc Thừa Dụ đã tận dụng cơ hội nào dưới đây để dấy binh khởi nghĩa giành lại quyền tự chủ cho người Việt (vào năm 905)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ đã dấy binh khởi nghĩa giành lại quyền tự chủ cho người Việt.


Câu 11:

Nhận xét nào sau đây không đúng về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Các cuộc khởi nghĩa chống các triều đại phong kiến phương Bắc là minh chứng hào hùng cho tinh thần yêu nước, quật khởi, khẳng định sức sống mãnh liệt của ý thức dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ của nhân dân Việt.

- Thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc để lại những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu, đóng góp vào kho tàng kinh nghiệm đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.


Câu 12:

Người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) là Lê Lợi.


Câu 13:

Điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và khởi nghĩa Lam Sơn là: chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh, tránh thiệt hại cho cả hai bên.

+ Sau chiến thắng trong trận chiến trên sông Như Nguyệt, Thái úy Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hoàn với nhà Tống để: khỏi nhọc tướng tá, đỡ thiệt hại cho nhân dân cả hai bên; thể hiện thiện chí hòa bình của nhân dân Đại Việt và đảm bảo mối quan hệ giao hảo giữa nhà Minh và Đại Việt.

+ Sau thắng lợi trong trận Chi Lăng - Xương Giang, nghĩa quân Lam Sơn và đại diện quân Minh tổ chức hội thề Đông Quan, Lê Lợi còn cấp ngựa, thuyền cho quân Minh về nước.


Câu 14:

Tháng 10/1427, khi Liễu Thăng dẫn quân Minh ồ ạt tiến vào Việt Nam, chúng đã bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích và giết ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tháng 10/1427, Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy 15 vạn viện binh theo hai đường Quảng Tây và Vân Nam tiến vào Việt Nam. Nghĩa quân lam sơn tổ chức phục kích quân Minh tại Chi Lăng (Lạng Sơn), Liễu Thăng bị giết tại trận.


Câu 15:

Năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An.


Câu 16:

Trong giai đoạn đầu của khởi nghĩa (1418 -1423), nghĩa quân Lam Sơn ở trong tình trạng thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong những ngày đầu khởi nghĩa, căn cứ của nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần bị quân Minh bao vây, gặp rất nhiều khó khăn.


Câu 17:

Cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Tháng 11/1426, Vương Thông chỉ huy viện binh tiến đánh vào thành Đông Quan và mở cuộc tấn công vào Cao Bộ, nơi quân chủ lực Lam Sơn đang đóng giữ.

- Nghĩa quân Lam Sơn bố trí mai phục ở Chốt động - Chúc động.

=> Quân Minh rơi vào trận địa, bị phục kích, tổn thất nặng nề. 


Câu 18:

Câu 51.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khởi nghĩa thắng lợi đã lật đổ được ách thống trị tàn bạo của nhà Minh, khôi phục nền độc lập; mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt - thời Lê sơ


Câu 19:

Đoạn tư liệu dưới đây phản ánh vấn đề nào trong xã hội ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII?

Tư liệu. “Việc buôn bán gặp khó khăn vì “muốn công việc được dễ dàng, trôi chảy thì phải có lễ vật đút lót, hối lộ cho bọn quan lại, hào trưởng; nếu không thì bị trộm cắp, bị gặp mọi điều trở ngại, phiền phức”. (C. Mi-bơn, Lịch sử An Nam hiện đại, Pa-ri, 1919, trang 163)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đoạn tư liệu trên phản ánh về vấn đề: quan lại tham nhũng, hà hiếp dân chúng (thể hiện qua các chi tiết “muốn công việc được dễ dàng, trôi chảy thì phải có lễ vật đút lót, hối lộ cho bọn quan lại, hào trưởng; nếu không thì bị trộm cắp, bị gặp mọi điều trở ngại, phiền phức”).


Câu 20:

Sự suy yếu, khủng hoảng của chính quyền phong kiến chúa Nguyễn ở Đàng Trong vào giữa thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Sự suy yếu, khủng hoảng của chính quyền phong kiến chúa Nguyễn ở Đàng Trong vào giữa thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả: nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra, mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII).


Câu 21:

Đến giữa năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã làm chủ được một vùng rộng lớn từ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đến giữa năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã làm chủ được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.


Câu 22:

Trận đánh nào có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn (1785)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trận đánh Rạch Gầm - Xoài Mút có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn (1785).


Câu 23:

Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước.


Câu 24:

Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn đã có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn đã: xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.


Câu 25:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Một số bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam:

+ Nêu cao tinh thần dân tộc và tính chính nghĩa; đồng thời phát động khẩu hiệu phù hợp để phân hoá kẻ thù và tập hợp sức mạnh quần chúng.

+ Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

+ Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc”.

+ ….


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm