Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (6 mẫu) mới nhất 2023

Hamchoi.vn giới thiệu đến bạn Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Ngữ văn lớp 9 mới nhất 2023 gồm 6 mẫu khác nhau giúp bạn nắm được trọng tâm văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh từ đó học tốt môn Ngữ văn 9.

173 lượt xem


Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Ngữ văn 9

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (6 mẫu) mới nhất 2023 (ảnh 1)

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 1)

Qua đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh người đọc có thể thấy được giá trị hiện thực của văn bản qua việc miêu tả thói ăn chơi vô độ của chúa quan phủ chúa và sự lộng hành của lũ hoạn quan.

Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ được được miêu tả thông qua những cảnh và những việc cụ thể. Đó là việc xây dựng quá nhiều đình đài và thú ngao du xa xỉ. Cách bài trí phong cảnh và những cuộc dạo chơi của chúa Trịnh được miêu tả tỉ mỉ thể hiện sự xa hoa trong lối sống hưởng thụ của hắn. Hơn thế, còn có việc thu sản vật, những thứ quý giá trong dân gian để trang trí phủ chúa. Những việc này gây phiền nhiễu, tốn kém cho đời sống vốn rất khó khăn của nhân dân.

Kết thúc bài tuỳ bút, tác giả ghi lại việc có thực đó từng xảy ra trong nhà mình: “Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xoá thơm lừng; trước nhà trung đường cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quả trông Tắt đẹp, bà cung nhân ta đều sai chặt đi”. Câu chuyện tbực xảy ra ở chính gia đình tác giả có tác dụng làm tăng thêm tính xác thực, sinh động cho những chứng cứ lên án chúa Trịnh và quan lại.

Vạch tội chính quyền phủ chúa, tác giả dùng một giọng văn rất khách quan, hầu như chỉ kể và tả, không có yếu tố biểu cảm. Tuy vậy, những điều được kể, tả đều là những chi tiết được chọn lọc kĩ lưỡng, có tác dụng phơi bày sự mục ruỗng của tập đoàn phong kiến này. Bởi vậy, toàn bộ đoạn trích toát lên cảm hứng phê phán, lên án sâu sắc.

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh với những giá trị hiện thực chân thực, sống động vừa là một văn bản có giá trị văn chương vừa là những ghi chép có giá trị lịch sử quan trọng.

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh kể về chúa Trịnh Sâm tên thật là Thịnh Vương, sau khi dọn dẹp hết các bè lũ tranh giành quyền lực thì ra sức ăn chơi, thỏa mãn, thú vui của Trịnh Sâm làm hao tốn tiền của. Trịnh Sâm có thú chơi đèn đuốc xây dựng đình đài và tuần du Tây Hồ. Trịnh Sâm thường xuyên đi chơi, thưởng ngoạn ở Tây Hồ, mỗi khi đi thì các binh lính, quan lại dưới quyền đi theo hầu đông đúc vui như hội..Những tên lính phải đóng giả đàn bà bán hàng ở ven hồ thỉnh thoảng thuyền chúa ghé vào mua mua bán y hệt như không khí trong phiên chợ. Thỉnh thoảng nhạc công ở trên gác chuông lại tấu lên một bản nhạc làm cho không khí thêm phần rộn rã, vui vẻ. Chúa Trịnh Sâm còn có thú chơi sưu tầm của ngon vật lạ ở trần gian để trang hoàng cho nhà chúa bao nhiêu của ngon vật lạ đều lấy hết về hoàng cung.

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 2)

Chúa Trịnh (Trịnh Sâm) đánh bại các cuộc khởi nghĩa nông dân, nam chinh. Sau này trở nên sa đọa, vị vua có thói ăn chơi, thích xây dựng các đền đài cung điện để thỏa mãn sở thích của mình. Mỗi lần đi chơi, Chúa đều mang theo nhiều binh lính, người hầu hạ. Các công trình của Trịnh Sâm xây dựng đều tốn tiền bạc của nhân dân.

Chúa Trịnh Sâm có thú chơi thích sưu tầm của ngon vật lạ trên thế gian mang về làm của riêng. Bọn quan lại xấu xa ban ngày thì đi điều tra của ngon vật lạ của dân chúng, ban đêm cướp cây cảnh, chậu hoa quý. Ai phản kháng bọn chúng tố giác giấu vật biếu vua. Dân chúng buộc phải bỏ tiền cho chúng hoặc đập phá cây cảnh, chậu hoa nếu không muốn rước họa vào thân.

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 3)

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là bức tranh bằng ngôn từ về cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh. Đoạn trích trích từ Vũ trung tùy bút – tùy bút viết trong những ngày mưa của tác giả Phạm Đình Hổ.

Tôi vẫn nhớ vào khoảng năm Giáp Ngọ, Chúa Trịnh lao vào ăn chơi sa đọa, không màng thế sự. Chúa chỉ lo xây dựng cung điện, đình đài, tốn không biết bao nhiêu tiền của. Cứ đều đặn mỗi tháng ba bốn lần, Chúa lại đến cung Thụy Liên bên bờ Hồ Tây để đi chơi ngắm cảnh, theo chúa không biết bao nhiêu quan lại và binh lính theo hầu.

Tưởng rằng chúa chỉ dừng ở đó nhưng không, Chúa lại có thêm thú sưu tầm quái gở, hễ đi đến đâu thấy chim quý, thú lạ, thậm chí chỉ là một cây cổ thụ lớn cũng vơ vét bằng được. Lũ hoạn quan cũng cậy vậy mà quy tội cho những gia đình giàu có có cây đẹp, đồ quý là phụng thủ. Làm cho người ta phải van xin chí chết, lấy tiền ra mua chuộc mới tha cho. Gia đình tôi cũng buộc phải chặt đi cây lê và cây lựu đang nở hoa trước nhà để tránh gặp tội.

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (6 mẫu) mới nhất 2023 (ảnh 1)

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 4)

Đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ghi lại cảnh sống xa hoa vô độ của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa.

Khoảng năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774 -1775) trong nước có chúa Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ núi Tử Trầm, nũi Dũng Thúy. Cuộc sống của chúa Trịnh rất xa hoa và tốn kém: xây dựng nhiều cung điện, đền đài liên tục lãng phí, thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp, mỗi tháng vài ba lần Vương ra cung Thuỵ Liên. Việc tìm thú vui của chúa Trịnh thực chất là để cướp đoạt những của quý trong thiên hạ.

Bọn hoạn quan thì được chúa sủng ái, chúng ngang nhiên ỷ thế hoành hành, vừa ăn cướp vừa la làng. Họ dò xem nhà nào có cây cảnh, chim tốt khướu hay hoặc đồ vật đẹp nào đều quy cho vào tội “phụng thủ”, người ta phải van xin chí chết mới được tha có khi còn phải phá bỏ để tránh khỏi tai vạ. Nhà tác giả cũng có trồng một cây lê và hai cây lựu trắng, đỏ nở hoa rất đẹp nhưng cũng phải chặt đi vì cớ ấy.

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 5)

Khoảng năm Giáp Ngọ, trong nước có chúa Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các ly cung. Xây dựng đình đài liên miên. Nhân việc đó, nội quan đều mặc quần áo đàn bà, cải trang để bán một số đồ vật kiếm tiền. Có lúc cho bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc và chơi vài bài.

Mỗi khi tìm thấy những loài trân cầm dị thú, Chúa đều thu hết. Bọn quan lại thấy thế bèn mượn gió bẻ măng, hù doạ nhân dân. Hễ thấy nhà giàu nào có cây cảnh hay đồ vật đẹp nào đều quy cho vào tội phụng thủ, người ta phải van xin chí chết mới được tha. Nhà tác giả cũng có trồng một cây lê và hai cây lựu nở hoa rất đẹp nhưng cũng phải chặt đi cũng vì cớ ấy.

 

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 6)

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được viết dựa vào câu chuyện khoảng năm Giáp Ngọ – Ất Mùi. Đó là những ngày tháng nhung lụa của chúa Trịnh Sâm. Trịnh Sâm sống trong xa hoa, quyền quý với những thú vui sa đọa. Điều này được thể hiện rõ qua những chi tiết như Chúa thích đi chơi ngắm cảnh đẹp, tháng ba bốn lần.

Việc đón tiếp Chúa cũng phải linh đình long trọng không thua kém bất kì lễ hội nào. Thuyền Chúa dừng lại đâu thì các quan lại ghé vào bờ mua bán tấp nập. Chùa Trấn Quốc đã trở thành nơi hòa tấu nhạc, mua vui của lũ nhạc công ở cung đình. Đình, điện được xây dựng, trùng tu để thỏa mãn cuộc sống ăn chơi trác táng của vua chúa cũng như bọn quan lại Lê – Trịnh. Tất cả kinh tế, tiền của của nhân dân đều phục vụ cho mục đích đó của chúng.

Sống trong xa hoa, hưởng lạc nên từ chúa đến lũ quan lại đều trở thành những “lũ cướp” trắng trợn nhân dân. Phạm Đình Hổ đã khắc họa rất cụ thể, chi tiết về thú vui chơi đến táo bạo, khác lạ bóc lột nhân dân của chúa Trịnh Sâm “thu lấy trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian không thiếu một thứ gì”.

Có những cây to, khó chở phải điều động nhân lực và vận chuyển vô cùng vất vả về đến phủ Chúa. Trong phủ chúa, vườn tược đều được điểm xuyết những loại cây quý được đưa từ khắp nơi về. Cuộc sống xa hoa, trác táng không bao giờ bền vững, kéo dài. Đó chính là lí do của sự sụp đổ ngai vàng của Chúa. Năm 1782, chúa Trịnh Sâm qua đời, cảnh loạn binh xảy ra, Nguyễn Huệ khởi nghĩa khiến sự nghiệp của họ Trịnh tan biến trong chớp mắt.

Cảnh loạn lạc xảy ra khắp mọi nơi. Lũ hoạn quan với những thủ đoạn thâm độc đã ngang ngược phá hủy đồ đạc, công trình của triều đình. Lũ nhà giàu thì mưu mô, xảo quyệt. Nhiều gia đình phải li tán, gặp khó khăn về mọi mặt. Trước tình hình đó, tác giả cũng đề cập phần ít đến việc gia đình mình. Mẹ Phạm Đình Hổ là bà cung nhân phải sai người chặt cây lê “cao vài mươi trượng, lúc nở hoa trắng xóa thơm lừng”, hai cây lựu trắng, lựu đỏ lúc ra quả trông rất đẹp.

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một câu chuyện có thật do chính tác giả quan sát và ghi chép lại. Đây là một câu chuyện có giá trị to lớn về mọi mặt, đặc biệt là giá trị lịch sử với những chi tiết, sự kiện lịch sử nổi bật. Chính ngòi bút sắc lạnh nhưng có phần sâu cay, chua xót đã góp phần tạo nên nội dung ý nghĩa của câu chuyện. Trải qua nhiều năm tháng nhưng giá trị của câu chuyện vẫn còn mãi đối với người đọc và là một trong những câu chuyện nổi bật thuộc thể loại tùy bút.

Vào phủ chúa Trịnh là tác phẩm nổi tiếng của Lê Hữu Trác, bên cạnh bài làm văn Phát biểu cảm nghĩ của em khi đọc Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, học sinh và giáo viên tham khảo thêm các bài làm văn mẫu khác như Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, Cảm nghĩ về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, Giá trị hiện thực của Vào phủ chúa Trịnh, Tìm hiểu đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, hay cả phần Soạn bài Vào phủ Chúa Trịnh.

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 7)

Chúa Trịnh (Trịnh Sâm) đánh bại các cuộc khởi nghĩa nông dân, nam chinh. Sau này trở nên sa đọa, vị vua có thói ăn chơi, thích xây dựng các đền đài cung điện để thỏa mãn sở thích của mình. Mỗi lần đi chơi, Chúa đều mang theo nhiều binh lính, người hầu hạ. Các công trình của Trịnh Sâm xây dựng đều tốn tiền bạc của nhân dân. Trang tùy bút Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ có giá trị lịch sử sâu sắc.

 

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 8)

Trước sự nhũng nhiễu hoành hành, mẹ Phạm Đình Hổ là bà cung nhân phải sai người nhà chặt cây lê "cao vài mươi trượng, lúc nở hoa trắng xóa thơm lừng", hai cây lựu trắng, lựu đỏ "lúc ra quả trông rất đẹp". Chi tiết này, tình tiết này rất sống, rất thực.

Tác giả đã kể lại một chuyện có thật của gia đình mình ở phường Hà Khẩu để vừa tạo nên niềm tin cho người đọc mai hậu, vừa phê phán bộ mặt tham lam, ghê tởm của bọn quan lại thời Lê - Trịnh, vạch trần sự thối tha trong phủ chúa.

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 9)

Tùy hứng mà viết, tùy bút mà viết, cảm hứng dào dạt, dâng trào, cảnh ăn chơi xa hoa của chúa Trịnh Sâm, cảnh bán hàng của bọn nội thần nội thị, cảnh tấu nhạc của bọn nhạc công cung đình tại chùa Trấn Quốc nơi Hồ Tây giữa thế ki XVIII, sự nhũng nhiễu của bọn hoạn quan khắp chốn dân gian... đã được tác giả Vũ Trung tùy bút chấm phá qua một vài nét, thế mà ta chỉ đọc qua một lần là có thể nhớ mãi. Chuyện đã xảy ra vào khoảng năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), đó là lúc Đàng Ngoài "vô sự", là những năm tháng hoàng kim của Thịnh Vương (Trịnh Sâm); khi mà người ngọc Đặng Thị Huệ được chúa sủng ái trở thành nguyên phi. Trịnh Sâm sống trong xa hoa: Thích đi chơi ngắm cảnh đẹp, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy. Chúa ra chơi cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ mỗi tháng ba bốn lần. Cảnh đón tiếp với các thứ nghi lễ thật tưng bừng độc đáo.

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 10)

Để được sống trong xa hoa, hưởng lạc đế vương, từ chúa đến quan đều trở thành bọn cướp ngày ra sức hoành hành, trấn lột khắp chốn cùng quê. Chúa thì "sức thu lấy" trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian “không thiếu một thứ gì". Có những cây cảnh "cành lá rườm rà... như cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng" phải dùng đến một cơ binh mới khiêng nổi, từ bên bắc chở qua sông đem về. Trong phủ chúa "điểm xuyết" bao núi non bộ trông lạ mắt như "bốn bể đầu non". Vườn ngự uyển, trong những đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm "ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn". Cuộc sống cực kì xa hoa ấy là nguyên nhân cho sự sụp đổ ngai vàng ngày một ngày hai sẽ nổ ra.

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 12)

Sau khi đã dẹp xong các bè đảng tranh giành quyền lực, Trịnh Sâm lao vào ăn chơi, cho xây dựng nhiều đền đài và thường xuyên ngự các li cung binh lính theo hầu đông đúc.

Chúa còn bày ra nhiều trò quay gở và ra sức thu lấy tất cả những thứ quý hiếm trong dân gian. Bọn hoạn quan mượn gió bẻ măng, nhà nào có cây cảnh đẹp đều bị khuân đi hết hoặc bị vu cho tội giấu vật phụng cung. Các nhà giàu có cây cảnh và vật đẹp phải bỏ ra kêu van hoặc phá bỏ để tránh họa.

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 13)

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh kể về chúa Trịnh Sâm tên thật là Thịnh Vương, sau khi dọn dẹp hết các bè lũ tranh giành quyền lực thì ra sức ăn chơi, thỏa mãn, thú vui của Trịnh Sâm làm hao tốn tiền của. Trịnh Sâm có thú chơi đèn đuốc xây dựng đình đài và tuần du Tây Hồ.

Trịnh Sâm thường xuyên đi chơi, thưởng ngoạn ở Tây Hồ, mỗi khi đi thì các binh lính, quan lại dưới quyền đi theo hầu đông đúc vui như hội..Những tên lính phải đóng giả đàn bà bán hàng ở ven hồ thỉnh thoảng thuyền chúa ghé vào mua mua bán y hệt như không khí trong phiên chợ. Thỉnh thoảng nhạc công ở trên gác chuông lại tấu lên một bản nhạc làm cho không khí thêm phần rộn rã, vui vẻ. Chúa Trịnh Sâm còn có thú chơi sưu tầm của ngon vật lạ ở trần gian để trang hoàng cho nhà chúa bao nhiêu của ngon vật lạ đều lấy hết về hoàng cung.

Bọn quan lại đốn mạt dưới quyền chúa thừa “cơ mượn gió bẻ măng”, ban ngày đi khắp nơi dò xét điều tra các của ngon vật lạ còn ban đêm thì đột nhập vào nhà dân ăn trộm cây hoa, chậu cảnh rồi buộc họ tội “đem giấu vật cung phụng” dậm doạ nhân dân để lấy tiền, điều này khiến người dân lo sợ mình mang vạ nên phải bỏ tiền của kêu xin tha hoặc phá vườn hoa, cây cảnh,…để được yên thân.

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 14)

Chúa Trịnh (Trịnh Sâm) vốn ăn chơi xa xỉ đã cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài làm hao tốn rất nhiều tiền của. Mỗi tháng ba bốn lần, Trịnh Sâm ra cung Thuỵ Liên bên bờ Hồ Tây để đi chơi ngắm cảnh, binh lính, quan lại theo hầu đông đúc. Chúa đi đến đâu, mọi thứ chim quý, thú lạ cho đến những cây cổ thụ to lớn … đều vơ vét sạch, sai quân lính khiêng về phủ bày biện.

Bọn hoạn quan nhờ gió bẻ măng, nửa đêm thường lẻn vào nhà dân ăn trộm cây hoa, chậu cảnh rồi buộc họ tội “đem giấu vật cung phụng” dậm doạ lấy tiền, khiến người dân phải bỏ tiền của kêu xin, hoặc phá tan vườn hoa, cây cảnh… để khỏi gặp tai hoạ.

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 15)

Trịnh Sâm vốn ăn chơi sa đọa, thường cho xây dựng đình đài liên miên. Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ra cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hầu vòng quanh bố mặt hồ, các nội thần thì bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hóa bán quanh hồ. Chúa đi đến đâu đều ra sức thu lấy chim quý, thú lạ, cây sống lâu năm, phiến đá có hình thù kì lạ, không thiếu thứ gì.

Nhân cơ hội đó, bọn hoạn quan cung giám nhờ gió bẻ măng, nửa đêm lẻn vào nhà dân lấy chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay rồi buộc cho dân tội giấu vật cung phụng để doạ dẫm lấy tiền khiến người dân phải bỏ tiền của kêu xin, hoặc phá tan vườn hoa, cây cảnh… để khỏi gặp tai hoạ.

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 16)

Chuyện kể về Chúa Trịnh Sâm ở vào khoảng những năm Giáp Ngọ thích chơi đèn đuốc, hay ngự ở những ly cung, Tây Hồ, hay trên núi. Do đó, vô số bọn quan lại làm đủ mọi cách để mua vui, để kiếm chác như mặc áo đàn bà, bày bách hóa,có đầy đủ nhạc công để đàn vài khúc nhạc làm không khí vui tươi.

Không những thế, Chúa còn ra sức thu hết những trân cầm dị thú, cây cảnh, cổ mộc quái thạch ở chốn dân gian. Thừa cơ lấy gió bẻ măng, quân lính, tay say ra sức đàn áp, trấn lột những của của nhân dân. Nhà của tác giả có trồng cây lê và cây lựu, nhưng phải chặt đi vì sợ mang tội là giấu của lạ, và phải phụng thủ lên chúa.

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 17)

Trong bài văn này, phần đầu tác giả miêu tả cung cách ăn chơi xa hoa của đám quan quân trong phủ chúa Trịnh, phần sau tác giả đề cập đến nỗi khổ sở của dân chúng trước sự nhũng nhiễu của đám quan quân. Phần cuối, tác giả điểm qua một vài ý về gia đình mình. Mọi chi tiết đều có tác dụng phơi bày sự mục rỗng của chính quyền phong kiến Lê − Trịnh ở vào thời kì sắp suy tàn. Một mặt, tác phẩm phơi bày hiện thực xã hội đen tối lúc bấy giờ đồng thời với nỗi thống khổ của nhân dân, mặt khác, tác phẩm thể hiện tài năng của tác giả.

Dù tác giả không chủ ý xoáy sâu vào một vấn đề nào nhưng qua những từ ngữ gợi tả, qua những lời bình luận tưởng như rất bâng quơ, hiện thực cuộc sống cứ hiển hiện chân thực, sống động trước mắt độc giả.

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 18)

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được trích từ Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ. Tác phẩm đã ghi lại một cách chân thực bức tranh trong phủ chúa Trịnh Sâm với thói ăn chơi xa xỉ, vô độ; sự hống hách ngang ngược của bọn quan lại, đồng thời cho thấy cuộc sống khốn khổ của nhân dân.

Trước hết tác giả phác họa bức tranh ăn chơi xa xỉ trong phủ chúa Trịnh và các quan lại hầu cận. Để chứng minh thói ăn chơi vô độ của chúa Trịnh Sâm, Phạm Đình Hổ đã liệt kê trên nhiều phương diện. Trước hết, chúa cho xây dựng nhiều đền đài, cung điện để thỏa mãn thú “đi chơi ngắm cảnh đẹp”, việc xây dựng triền miên hết năm này qua năm khác, không chỉ hao tiền tốn của mà còn bòn rút hết sức lực của người dân, khiến cuộc sống của họ cùng cực, đói khổ. Không chỉ vậy, chúa Trịnh còn thường rong chơi, trong một tháng dạo chơi trên hồ đến ba bốn lần.

Chúa Trịnh còn bày ra nhiều trò giải trí lố lăng, tốn kém tiền bạc như cho các nội thần ăn mặc giả đàn bà bày hàng bán quanh hồ, thuyền ngự dạo trên hồ, thỉnh thoảng lại ghé vào mua bán.

Để làm cho đoạn văn tăng tính xác thực, Phạm Đình Hổ kể một chuyện xảy ra với chính gia đình mình. Gia đình nhà ông có cây lê cao lớn, đẹp đẽ, lúc hoa nở trắng xóa, thơm lừng; ngoài ra còn có trồng hai cây lựu trắng và lựa đỏ lúc ra quả rất đẹp nhưng bà cung nhân cũng phải sai chặt đi. Đoạn văn cuối tác phẩm đã góp phần tố cáo, tăng ý nghĩa phê phán với bọn quan lại lúc bấy giờ.

Tác phẩm không chỉ hấp dẫn ở nội dung đặc sắc mà còn gây hứng thú cho bạn đọc ở ngòi bút tài hoa. Phạm Đình Hổ đã ghi chép một cách chân thực những gì mình đã chứng kiến. Ngôn ngữ, giọng điệu tự nhiên, trôi chảy, không bị gò bó bởi cốt truyện. Kết hợp hài hòa giữa kể và tả vạch trần bộ mặt xấu xa, độc ác, bất nhân của chúa Trịnh và bè lũ tay sai.

Với thể tùy bút linh hoạt, phóng khoáng Phạm Đình Hổ đã ghi lại một cách chân thực, sinh động khung cảnh sinh hoạt sa đọa, lối sống xa hoa, vô độ trong phủ chúa và sự lộng hành, nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới quyền. Đằng sau bức tranh đó còn cho thấy đời sống khổ cực, bị đè nén, áp bức của nhân dân.

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 19)

“Vũ Trung tùy bút” là tác phẩm gồm tám mươi tám mẩu chuyện nhỏ, được ghi chép tùy hứng, tản mạn bàn về lễ nghi phong tục, … hay về những việc xảy ra ở xã hội những năm đầu thời Nguyễn của tác giả Phạm Đình Hổ.

Trong đó, “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là đoạn trích được trích ra từ tập sách chữ Hán này. Đoạn trích tuy ngắn gọn nhưng đã ghi chép thật chân thực, cụ thể, sinh động những thú vui xa hoa, hưởng thụ của vua chúa, cùng với đó là sự nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới thời Lê – Trịnh. Đồng thời, thông qua đó, ông muốn lên án, tố cáo một xã hội thối nát từ tận cùng, khiến cho dân chúng không thể yên ổn.

Chúa Trịnh cho xây dựng đền đài, cung điện bên bờ Tây Hồ để phục vụ mỗi lần vua ra chơi. Cái việc “xây dựng đình đài”, cung điện liên miên ấy chỉ để thỏa mãn cái thú chơi đèn đuốc, “đi chơi ngắm cảnh đẹp” của chúa. Không chỉ ở Tây Hồ, chúa còn cho xây dựng ở nhiều nơi chúa thường lui tới như núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy. Đi tới đâu cũng kéo theo việc xây dựng đình đàm gây hao tốn công sức và tiền của của người dân nghèo.

Không chỉ có thú hưởng lạc giả dối, lố lăng, khác người, chúa Trịnh Sâm và bọn quan lại còn có thú chơi cây cảnh cũng thật dị thường. Khắp cung vua, “bao nhiêu loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu cây hoa cảnh chốn nhân gian” đều có, nhưng đều là những đồ vật bị vua “thu lấy”, đoạt lấy một cách hết sức trắng trợn.

Chưa kể, trong phủ, bốn bề đều “điểm xuyết bày vẽ hình non bộ, trông như bến bể đầu non”, rồi những loài chim, loài vượn, đều được phủ chúa hết sức thu về, bày vẽ trong đó, khiến cho phủ lúc nào cũng ồn ào như “trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn”. Đây cũng là một sự bộc lộ cảm xúc rất kín đáo, tế nhị của Phạm Đình Hổ về thú chơi trong phủ chúa. Ông cảm thấy dù trong phủ chúa có thật nhiều chim muông, thú lạ, cây cảnh đẹp, nhưng lại vang lên những tiếng kêu thật như tiếng “tan đàn”, “mưa sa bão táp”, đều là những điều không may.

Phạm Đình Hổ không chỉ để ý ghi chép về thói ăn chơi vô độ, nhố nhăng của vua tôi Trịnh Sâm mà còn để ý ghi chép cả thói nhũng nhiễu của những kẻ làm quan dưới trướng Trịnh Sâm nữa. Đó là những kẻ nổi lên, được trọng dụng bởi thói nịnh nọt, là tay sai đắc lực trong công cuộc hưởng lạc của vua.

Để chứng minh cho tính chân thực của câu chuyện, tác giả còn kể lại câu chuyện của chính gia đình mình. Vốn nhà Phạm Đình Hổ ở Hà Khẩu, Thọ Xương có cây lê “cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xóa thơm lưng”, rồi có trồng hai cây lựu trắng và đỏ rất đẹp, nhưng vì sợ thói nhũng nhiều của bọn quan lại dưới trướng chúa Trịnh mà “bà cung nhân” nhà ông phải sai người chặt đi để tránh bị bọn chúng quấy nhiều.

Với lối ghi chép rất chân thực của mình, “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ đã phơi bày cuộc sống xa hoa với những thú chơi rất giả dối, lố lăng cùng thói nhũng nhiễu dân chúng của vua chúa và quan lại dưới thời vua Lê chúa Trịnh. Không chỉ vậy, ông còn ngầm gửi vào đó sự phê phán về xã hội đương thời thối nát và đứng về phía những người dân bị áp bức. Đoạn trích vừa giàu tính hiện thực, sinh động với những sự việc người thật việc thật, vừa giàu giá trị nghệ thuật.

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 20)

Năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774 – 1775) Trịnh Sâm yêu thích ăn chơi, thường ngự ở các cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy. Trịnh Sâm sai binh lính, nhân dân xây dựng nơi ăn chơi với nhiều cung diện, đình đài khắp nơi.

Ông ta đi đến đâu có binh lính đàn hầu khắp nơi, thuyền đi đến đâu các quan hô tụng đại thần tung hô, khung cảnh xung quanh rộn ràng . Thật là một cảnh tượng lố lăng, phản cảm. Để thỏa mãn các cuộc ăn chơi, hưởng lạc, chúa cho săn tìm nhiều cây cảnh, chậu hoa quý trong dân gian.

Bọn quan trong triều nhờ sự sủng ái, yêu mến của Chúa mà trở nên tác oai tác quái, chúng vừa ăn cướp vừa la làng. Ban ngày thì dò xét chậu hoa cây cảnh chim tốt khứu hay, ban đêm cho người đi cướp, vu oan cho nhân dân giấu vật “cung phụng”. Người dân chỉ biết bỏ tiền ra bịt miệng chúng hoặc phải tự tay phá hủy nhằm tránh tai họa ập đến.

 

Bài viết liên quan

173 lượt xem