Tóm tắt Ánh trăng (5 mẫu) mới nhất 2023

Hamchoi.vn giới thiệu đến bạn Tóm tắt Ánh trăng Ngữ văn lớp 9 mới nhất 2023 gồm 5 mẫu khác nhau giúp bạn nắm được trọng tâm văn bản Ánh trăng từ đó học tốt môn Ngữ văn 9.
141 lượt xem


Tóm tắt Ánh trăng - Ngữ văn 9

 

Tóm tắt Ánh trăng hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Ánh trăng (mẫu 1)

Bằng thể thơ năm chữ được vận dụng linh hoạt sáng tạo cùng giọng điệu tâm tình mà nhẹ nhàng, sâu lắng, bài thơ "Ánh trăng" đã mang đến cho độc giả những phút giây sống chậm lại suy nghĩ về những gì mình đã và đang làm. Và khổ thơ cuối chính là khổ thơ mạng lại dấu ấn đậm nét trong chúng ta. Tình cảm và thái độ ghi nhớ công ơn của những người đã đi trước chính là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. Và chính chúng ta cần giữ gìn và phát huy chúng.

Tóm tắt Ánh trăng (mẫu 2)

Nguyễn Duy là một tác giả có hồn thơ nhẹ nhàng, gần gũi , thơ ông với ngôn từ giản dị, tự nhiên nhưng lại chất chứa nhiều nỗi suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời, về con người. Hầu hết, những hình tượng nghệ thuật trong thơ ông đều rất chân quê và đầy gợi cảm, đó là bóng mẹ, là con sông quê hương, là cây tre người Việt hay hơi ấm từ ổ rơm,....và không thể thiếu được vầng trăng thiên nhiên. Ánh trăng soi rọi con đường, soi rọi cánh đồng quê, ánh trăng soi rọi bước đường chiến đấu và soi rọi cả những cõi sâu nhất của tâm hồn con người. Bài thơ " Ánh trăng" là một bài thơ viết về trăng vô cùng độc đáo, tác phẩm đã đi vào trái tim người đọc qua bao thế hệ.

Tóm tắt Ánh trăng (5 mẫu) mới nhất 2023 (ảnh 1)

Tóm tắt Ánh trăng (mẫu 3)

“Ánh trăng” là một bài thơ hay viết vào năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, được nhà thơ viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. In trong tập “Ánh trăng”. Ánh sáng vầng trăng đã đột nhiên ghé tới, đánh thức tâm hồn và gợi lên nhiều cảm xúc khó tả.

 

Tóm tắt Ánh trăng (mẫu 4)

Bài thơ là sự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước rất bình dị, hiền hậu. Qua đó nhắc nhở người đọc phải có một thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân tình với quá khứ, nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương. “Ánh trăng” có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa sinh động vừa khát, giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên như lời tâm sự của nhân vật trữ tình.

Tóm tắt Ánh trăng (mẫu 5)

Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói loà của ánh điện, cửa gương đã làm lu mờ ánh sáng của vầng trăng. Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng trăng "như người dưng qua đường" trong hiện tại. Sự đối lập này diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người. Thủa trước, ta hồn nhiên sống với đồng, với sông, với bể, với gian lao "ở rừng", khi ấy trăng chan hoà tình nghĩa, thiên nhiên và con người gần gũi, hoà hợp. Bây giờ, thói quen cuộc sống phương tiện đủ đầy khiến ta không còn thấy trăng là tri kỉ, nghĩa tình nữa. Nhà thơ nói về trăng là để nói thế thái, nhân tình. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại luôn có những bất trắc. Và chính trong những bất trắc ấy, ánh sáng của quá khứ, của ân tình lại bừng tỏ, là lúc người ta nhận thấy giá trị của quá khứ gian lao mà tình nghĩa, thiếu thốn mà đủ đầy.

Bài viết liên quan

141 lượt xem