Tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten (9 mẫu) mới nhất 2023
Hamchoi.vn giới thiệu đến bạn Tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten Ngữ văn lớp 9 mới nhất 2023 gồm 9 mẫu khác nhau giúp bạn nắm được trọng tâm văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten từ đó học tốt môn Ngữ văn 9.
Tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten - Ngữ văn 9
Tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten (mẫu 1)
Dưới con mắt của nhà khoa học Buy-phông, hình ảnh chó sói và cừu hiện lên chính xác, chân thực với những đặc tính cơ bản của chúng. Còn dưới ngòi bút của nhà thơ La Phông-ten, hình ảnh chó sói và cừu đã được nhân hóa rõ nét. Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, tác giả Hi-pô-lít Ten đã nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
Tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten (mẫu 2)
Nhà văn Pháp chỉ thấy con cừu là ngu ngốc và sợ sệt, chính vì sợ hãi mà chúng luôn tụ tập thành bầy. Chúng không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm, mọi thứ chúng làm là bắt chước nhất nhất làm theo con đầu đàn. Nhưng mà con vật này vẫn thật thân thương và tốt bụng, còn chó sói - bạo chía của cừu thì thông thơ ngụ ngôn La Phông - ten cũng đáng thương chẳng kém. Đó là một tên cướp đầy bất hạnh, bộ dạng như kẻ cướp bị truy đuổi. Chó sói của La Phông-ten cũng là một bạo chúa nhưng tính cách phức tạp hơn, khi nhà bác học thấy sói là con vật có hại thì nhà thơ thì lại thấy sói tuy ác độc nhưng cũng khổ sở, còn luôn mắc mưu vì chẳng có tài trí gì. H.ten đã để cho Buy-phông dựng một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.
Tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten (mẫu 3)
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông ten kể về Buy-phông nhà vạn vật học, nhà văn Pháp chỉ thấy con cừu là ngu ngốc và sợ sệt, chính vì sợ hãi mà chúng luôn tụ tập thành bầy. Chúng không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm, mọi thứ chúng làm là bắt chước nhất nhất làm theo con đầu đàn. Nhưng mà con vật này vẫn thật thân thương và tốt bụng, còn chó sói - bạo chía của cừu thì thông thơ ngụ ngôn La Phông - ten cũng đáng thương chẳng kém. Đó là một tên cướp đầy bất hạnh, bộ dạng như kẻ cướp bị truy đuổi, nó dường như chỉ là một gã vô lại luôn đói dài và luôn bị ăn đòn. Buy-phông viết rằng chó sói không kết bè kết bạn, nó chỉ tụ tập khi cùng nhau chinh chiến rồi lại quay về sự cô đơn 1 mình.
Tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten (mẫu 4)
Dưới con mắt của nhà khoa học Buy-phông, hình ảnh chó sói và cừu hiện lên chính xác, chân thực với những đặc tính cơ bản của chúng. Còn dưới ngòi bút của nhà thơ La Phông-ten, hình ảnh chó sói và cừu đã được nhân hóa rõ nét. Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, tác giả Hi-pô-lít Ten đã nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
Tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten (mẫu 5)
Buy Phông chỉ thấy con cừu là ngu ngốc, sợ sệt. chính vì thế chúng hay tụ tập thành bầy. Vậy tác giả dễ động lòng thương cảm với những con cừu non. Chó sói bạo chúa trong thơ ngụ ngôn cũng đáng thương vì chỉ là một tên trộm cướp không kém, khốn khổ và bất hạnh. Ông để cho La-phông-ten dựng một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở kịch về sự ngu ngốc.
Con cừu non thơ thẩn ăn thì có một con sói tới đến và bụng nó hiện tại đang rất đói, nó bèn kiếm cớ kết tội cừu rằng cừu đã xúc phạm nó. Cừu non đã giải thích sự vô lý nhưng con sói vẫn không chịu buông tha, sói ta bèn tìm đủ cách để kết tội cừu, và rồi cuối cùng nó đem cừu non vào sâu ăn thịt, không một lý lẽ thiệt hơn.
Tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten (mẫu 7)
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten là bài nghị luận văn chương của tác giả H. Ten nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa cái nhìn của nhà khoa học Buy-phông với cái nhìn của nhà thơ La Phông-ten về hai đối tượng là chó sói và cừu.‘Bài nghị luận này cho ta nhận thức về sự khác biệt giữa văn chương và khoa học.
Bố cục của đoạn trích gồm hai phần: phần một (từ đầu đến “tốt bụng như thế”) và có thể đặt tên là “Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông- ten”. Phần hai (phần còn lại) có thể đặt tên là “Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten”. Hình tượng con cừu trong thơ La Phông-ten qua sự đối sánh với hình ảnh con cừu trong công trình khoa học của Buy-phông.
Buy-phông viết về loài cừu: ngu ngốc và sợ sệt, chúng “tụ tập” lại“thành bầy” là do chúng “sợ hãi”; chúng không biết trốn tránh nội nguy hiểm; chúng hết sức thụ động “chúng ở đâu là cứ đứng nguyên tại đấy, ngay dưới trời mưa, ngay trong tuyết rơi’’, chúng chỉ di chuyển khi con đầu đàn di chuyển do sự thôi thúc của người chăn cừu hay chó xua đuổi.
Buy-phông không nói đến tình mẫu tử thân thương của loài cừu vì không phải chỉ ở loài cùn mới có. Nhà khoa học chỉ nêu nhận xét về đặc tính của loài cừu nói chung, không nói về một con cùn cụ thể. Hình tượng con cừu dưới ngòi bút La Phông-ten: nhà thơ xây dựng hình tượng con cùn cụ thể (ở đây là cùn con) trong một hoàn cảnh cụ thể – cuộc chạm trán và những lời đối thoại với chó sói bên nguồn nước (xem đoạn trích từ bài thơ của La Phông-ten mở đầu văn bản).
La Phông-ten bằng thủ pháp nhân hoá đã xây dựng chó sói thành một hình tượng văn học có mặt trong nhiều bài thơ. Sự tưởng tượng của nhà thơ vẫn dựa trên cơ sở là những đặc tính vốn có của loài chó sói. Ở hình tượng nhân vật này có “hài kịch về sự ngu ngốc” (vụng về, bất tài, chẳng kiếm được cái gì ăn, bụng luôn đói meo…), nhưng chủ yếu là “bi kịch của sự độc ác”, bởi nó gian giảo, hống hách, tàn bạo, bắt nạt kẻ yếu.
Qua sự trình bày của H. Ten về hình tượng chó sói và cừu trong thơ của La Phông-ten, có đối sánh với hai loài vật này trong công trình của nhà khoa học Buy-phông, có thể rút ra đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là dùng tưởng tượng, hư cấu và thể hiện quan niệm, thái độ của tác giả đối với đối tượng miêụ tả. Đặc sắc về nghệ thuật. Tiến hành nghị luận theo trình tự ba bước: cừu và chó sói dưới ngòi bút của La Phông-ten – cừu và chó sói dưới ngòi bút của Buy-phông – cừu và chó sói dưới ngòi bút của La Phông-ten.
Qua phép so sánh, hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, văn bản đã làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả. Từ thế giới tự nhiên, chó sói và cừu non đã được nhà thơ La Phông-ten đưa vào thế giới văn chương với tính cách khái quát rõ nét, tiêu biểu cho những hạng người cụ thể trong xã hội.
Tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten (mẫu 8)
Nội dung của bài thơ đã mượn hình ảnh hai nhân vật là: Chó sói và cừu. Hai con vật này đại diện cho hai thế lực. Một bên là chó sói là một bạo chúa, nhẫn tâm, độc ác, mưu mô, nham hiểm. Một bên là chú cừu là một thần dân, đáng thương, chịu nhiều đau khổ khi phải là một vật tế thần, bị mang tính mạng ra là cúng lễ.
Trong những phần đầu của bài thơ miêu tả chú cừu. Tác giả Buy- phông đã chỉ rất rõ ràng cừu là một con vật ngây thơ, có đôi chút khờ khạo. Cừu còn rất nhút nhát, nên chúng thường sống chung thành bầy đàn để có thể che chở được cho nhau.
Trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten tác giả đã nói về đời sống tâm linh của chú cừu hoàn toàn khác. Cừu là loài động vật rất yêu con của mình, chỉ cần nghe tiếng cừu con kêu thì dù cừu mẹ ở đâu cũng chạy về để bảo vệ ngay lập tức. Cừu mẹ có đức tính hy sinh nhẫn nhịn rất cao. Nó có thể đứng yên hàng giờ đồng hồ trong mưa tuyết, trong lạnh giá để cho cừu con bú.
Qua hình ảnh thơ của La Phông-ten người đọc có thể cảm nhận được rằng cừu mẹ là người mẹ tuyệt vời, luôn hy sinh che chở cho đàn con thân yêu.
Trong văn bản của Buy-phông chó sói là một tên độc ác, hắn thường xuyên rình rập để cướp bóc của người khác. Bộ mặt con sói toát lên vẻ tinh khôn, nhưng cũng gian manh xảo trá, đôi lúc còn gớm ghiếc đáng sợ. Nhà thơ La Phông-ten lại cởi mở hơn. Ông nhìn chó sói bằng cái nhìn thông thoáng và nhân đạo hơn. Ông thấy được sự ngu ngốc đáng thương của chó sói, đến mức bị mắc mưu và bị đánh đập
Nếu Buy-Phông quan tâm tới đặc tính tự nhiên của sói và cừu hơn thì. Hi-pô-lit Ten lại quan tâm tới đời sống thâm hồn của hai loại vật này hơn.
Tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten (mẫu 9)
Nghệ thuật trong văn học là nơi thăng hoa của hiện thực, nhìn thấu đời sống nội tâm của mỗi nhân vật. Khác với nó, văn bản khoa học lại đi sâu vào nghiên cứu tự nhiên rồi rút ra nhận định về sự vật. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten là một công trình nghiên cứu nổi tiếng của Hi-pô-lít Ten, bằng cách so sánh và khám phá nhà văn đã chỉ ra sự khác nhau giữa hai loại văn bản khoa học và nghệ thuật.
Dưới từng góc nhìn khác nhau chó sói và cừu lại bật lên một nét tính cách đối lập. Chó sói loài bạo chúa độc ác, quỷ quyệt nhưng có khi lại đáng thương vô cùng. Cừu một “thần dân”, hèn nhát yếu đuối nhưng ẩn sâu là một con vật thân thương, tốt bụng.
Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten được trích từ chương II, phần thứ hai của công trình trên. Đoạn trích so sánh hình tượng chó sói và cừu trong cách nhìn của hai tác giả La-phông-ten và Buy-phông, từ đó H.Ten đã làm nổi bật đặc trưng của nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách cảm nhận của người nghệ sĩ.
H.Ten đã mượn lời bài thơ ngụ ngôn Chó sói và cừu của La-phông-ten để làm chủ đề nghiên cứu cho tác phẩm của mình. Nhân vật chó sói và cừu trong bài thơ đại diện cho hai thế lực đối lập. Một bên là tên bạo chúa, hung ác, tàn bạo, xảo quyệt. Một bên là cừu con yếu ớt, đáng thương, tội nghiệp.
Tác giả Buy-phông trong công trình nghiên cứu Vạn vật học nổi tiếng của mình, ông đã chỉ ra rõ những đặc tính tự nhiên của loài cừu là “ngu ngốc và sợ sệt”. Chính vì vậy mà loài cừu thường tập trung thành bầy, không bao giờ dám tách đàn, chỉ một tiếng động nhỏ xíu phát ra cũng làm cho bầy cừu co rúm lại với nhau. Ông nói loài cừu đã “sợ sệt như thế lại còn hết sức đần độn”, bởi vì thế “chúng không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm”.
Loài cừu với sự ngu ngốc của mình chúng dễ dàng trở thành con mồi ngon của kẻ thù, chẳng thể trốn thoát cũng không thể chống trả bởi sự yếu ớt, bản tính nhút nhát của bản thân. Chẳng những thế theo Buy-phông loài cừu còn là con vật chậm chạp và kém linh hoạt, chúng ở đâu cứ đứng yên một chỗ “ngay dưới trời mưa, ngay trong tuyết rơi” chúng dường như không cảm nhận được sự bất tiện của mình, chúng quá an toàn và không dám bước ra khỏi cái lối sống rập khuôn của mình.
Khác với Buy-phông, nhà thơ La-phông-ten đã miêu tả loài cừu bằng đời sống tâm hồn của nó. Các con cừu trong thơ ông là con vật “thân thương và tốt bụng”, là con vật có tình mẫu tử thiêng liêng. Cừu mẹ có thể nhận ra con của nó trong đám đông chỉ cần nghe tiếng kêu nhẹ nó liền chạy đến ngay lập tức.
Nó đứng yên trên mặt đất lạnh tanh hàng giờ đồng hồ để cho con bú, vẻ mặt cừu mẹ “nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng về phía trước”, mặt dù rất lạnh và mệt mỏi con cừu ấy vẫn chịu đựng, vẫn làm tròn trách nhiệm của người mẹ. Có thể nói La-phông-ten với con mắt nghệ thuật của mình đã nhìn thấu nội tâm loài cừu, ông động lòng cảm mến và xót thương cho con vật tội nghiệp ấy.
La-phông-ten đã “dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc” thì Buy-phông lại dựng một “vở bi kịch về sự độc ác”. Chó sói sống đơn lẻ chúng không thích tụ tập bầy đàn, khi ta thấy chúng tụ tập thì chắc chắn là một cuộc chinh chiến ồn ào ầm ĩ, tiếng kêu hú vang trời, chúng tấn công con mồi lớn như: Con hươu, con bò, con nai,…
Khi kết thúc cuộc rượt đuổi con mồi chúng quay về với cuộc sống “lặng lẽ và cô đơn”. Loài sói với bản tính lấm lét, hoang dã, rùng rợn, hôi hám, hư hỏng,… “cái gì cũng làm ta khó chịu”. Theo Buy-phông, chó sói quả là loài vật đáng ghét “lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng”.
Đoạn trích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten của Hi-pô-lít Ten là một công trình nghiên cứu văn học xuất sắc. Bằng bố cục chặt chẽ, lời nghị luận sắt bén giàu sức thuyết phục tác giả đã chỉ ra cách nhìn khác nhau giữa nhà khoa học và nhà thơ về hai con vật là cừu và chó sói. Thông qua đó H.Ten muốn cho người đọc thấy được tài năng xây dựng hình tượng của La-phông-ten trong bài thơ ngụ ngôn Chó sói và cừu.