Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (18 mẫu) mới nhất 2023

Hamchoi.vn giới thiệu đến bạn Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) Ngữ văn lớp 9 mới nhất 2023 gồm 18 mẫu khác nhau giúp bạn nắm được trọng tâm văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) từ đó học tốt môn Ngữ văn 9.

174 lượt xem


Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) - Ngữ văn 9

 

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 1)

Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ 19, truyện có 2082 câu thơ lục bát. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của truyện.

Trận đánh giữ Lục Vân Tiên và bọn cớp Phong Lai kết thúc nhanh chóng, bất ngờ như trong truyện cổ tích. Người đọc chưa kịp hồi hộp mà quân giặc dường như chỉ chờ Vân Tiên đến để bỏ chạy và chịu chết. Đó không phải là trận đánh của vũ lực, mà là trận đánh của chính nghĩa chống gian tà, và chính nghĩa dù vũ khí thô sơ cũng nhất định thắng lợi. Đó là niềm tin và ước vọng của nhân dân.

Sau trận diệt cướp là cuộc gặp gỡ với người đẹp gặp nạn. Điều thú vị là cuộc gặp gỡ này chỉ toàn là đối thoại, người hỏi, người đáp, ngoài ra không có miêu tả. Hình như Vân Tiên chỉ nắm bắt thông tin bằng kênh nghe: Vân Tiên hỏi: Ai than khóc ở trong xe này?. Rồi lời đáp và than khóc. Vân Tiên nghe nói động lòng, nhưng chàng không muốn nhìn thấy gì hết, chỉ muốn hỏi: Tiểu thơ con gái nhà ai. Chính cuộc gặp gỡ tình cờ đó mà hai người đã nên duyên.

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 2)

“Truyện Lục Vân Tiên” được sáng tác vào khoảng đầu những năm năm mươi của thế kỉ XIX. Tác phẩm thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời: thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.

Trên đường trở về nhà thăm cha mẹ trước khi lên kinh đô thi, gặp bọn cướp đang hoành hành. Lục Vân Tiên đã một mình xông vào đánh tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga và cô hầu Kim Liên.

Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trung tâm: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na ân tình. Qua đó thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 3)

Trận đánh kết thúc nhanh chóng, bất ngờ như trong truyện cổ tích. Người đọc chưa kịp hồi hộp mà quân giặc dường như chỉ chờ Vân Tiên đến để bỏ chạy và chịu chết. Đó không phải là trận đánh của vũ lực, mà là trận đánh của chính nghĩa chống gian tà, và chính nghĩa dù vũ khí thô sơ cũng nhất định thắng lợi. Đó là niềm tin và ước vọng của nhân dân. Sau trận diệt cướp là cuộc gặp gỡ với người đẹp gặp nạn. Điều thú vị là cuộc gặp gỡ này chỉ toàn là đối thoại, người hỏi, người đáp, ngoài ra không có miêu tả. Rồi lời đáp và than khóc. Vân Tiên nghe nói động lòng, nhưng chàng không muốn nhìn thấy gì hết, chỉ muốn hỏi: Tiểu thơ con gái nhà ai. Chính cuộc gặp gỡ tình cờ đó mà hai người đã nên duyên.

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 4)

Lục Vân Tiên, một anh hùng hào kiệt, văn võ toàn tài, giữa đường thấy chuyện bất bình ra tay nghĩa hiệp. Được tác giả so sánh với Triệu Vân - Triệu Tử Long một trong ngũ hổ tướng của Lưu Bị thời Tam Quốc Diễn Nghĩa. Nguyệt Nga cảm kích tấm lòng nghĩa hiệp, đem lòng yêu mến, tặng quạt làm tin...hai bên đính ước.Trải qua bao gian nan trắc trở, hai người được đoàn tụ khi vô tình Vân Tiên đi diệt trừ giặc Ô Loan trở về bị lạc trong rừng già, ghé nhà cụ già xin tá túc, tác giả khéo sắp đặt, hai người được trùng phùng... Nói lên đức tính cao quý anh hùng hào kiệt của Vân Tiên, tấm lòng chung thủy của Nguyệt Nga, đôi trai tài gái sắc. Nhưng trời giúp người lành, cả Vân Tiên và nguyệt nga đều được bảo toàn tính mạng. Cuối cùng họ gặp được nhau và sống hạnh phúc mãi mãi.

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 5)

Nghe tin triều đình mở khoa thi, Lục Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường trở về nhà thăm cha mẹ, gặp bọn cướp hoành hành, Lục Vân Tiên đã một mình đánh tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Sau đó, Vân Tiên lại tiếp tục cuộc hành trình.

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 6)

Trên đường xuống núi về kinh ứng thi, Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu được Kiều Nguyệt Nga, một thiếu nữ vóc ngọc mình vàng. Cảm công đức chàng hiệp sĩ, nàng vẽ bức hình Lục Vân Tiên luôn luôn mang theo mình. Vân Tiên ghé thăm gia đình Võ Công - người đã hứa gả con gái cho chàng. Vân Tiên gặp Hớn Minh, Vương Tử Trực (hai người bạn tốt) và Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, 2 kẻ xấu xa. Ông Quán đã nói với 4 sĩ tử về lẽ ghét thương ở đời.

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 7)

Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường về nhà thăm cha mẹ, gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành, bức hại dân lành chàng vô cùng tức giận. Tiên nghĩ rằng, kẻ cướp ỷ thế mạnh hiếp đáp kẻ lành, quả là bọn bất nhân, chàng liền ra tay cứu giúp. Không có vũ khí, chàng đã bẻ cây làm gậy, dũng mãnh xông vào giữa bọn cướp. Kẻ cướp hung bạo, thấy chàng càng thêm dữ tợn, quyết trừng trị cho bằng được. Nào ngờ, chúng bị chàng đánh cho một trận, kẻ tử nạn, người trọng thương, bỏ chạy tán loạn.Cảm tạ ân đức ấy, lại thêm mến phục khí tiết trọng nghĩa khinh tài của Lục Vân Vân Tiên, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình. Còn Vân Tiên tiếp tục cuộc hành trình.

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 8)

Lục Vân Tiên là nhân vật chính của tác phẩm, là chàng trai tài, giỏi, cứu cô gái thoát khỏi tình huống nguy hiểm. Chàng trai ấy vừa rời trường học, muốn thi thố lập công danh nhưng gặp phải bọn cướp hãm hại dân lành liền hành hiệp trượng nghĩa. Thấy bọn cướp Phong Lai bức hại dân lành chàng vô cùng tức giận. Tiên nghĩ rằng, kẻ cướp ỷ thế mạnh hiếp đáp kẻ lành, quả là bọn bất nhân, chàng liền ra tay cứu giúp. Không có vũ khí, chàng đã bẻ cây làm gậy, dũng mãnh xông vào giữa bọn cướp.

Kẻ cướp hung bạo, thấy chàng càng thêm dữ tợn, quyết trừng trị cho bằng được. Nào ngờ, chúng bị chàng đánh cho một trận, kẻ tử nạn, người trọng thương, bỏ chạy tán loạn. Đánh tan bọn cướp, chàng còn ân cần hỏi han người gặp nạn, mới biết rằng đó là Kiều Nguyệt Nga, một co gái đang trên đường cùng tỳ nữ trở về nhà thì gặp nạn.

Nguyệt Nga cảm tạ ân công, muốn đền đáp xứng đáng nhưng Vân Tiên đều từ chối tất cả. Chàng cho rằng, đó là việc nghĩa, hành động phải làm của người quân tử, không cần phải báo đáp. Cảm ân đức ấy, lại thêm mến phục khí tiết trọng nghĩa khinh tài của Lục Vân Vân Tiên, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình. Còn Vân Tiên tiếp tục cuộc hành trình.

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 9)

Truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm được phổ biến rất sâu rộng ở Miền Nam, là một truyện thơ sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 1850. Lục Vân tiên là một chàng trai tuấn tú, văn võ song toàn. Trên đường từ trên núi học đạo về kinh ứng thi thì Vân Tiên đã đánh bại bọn cướp Phong Lai và cứu được một thiếu nữ đó chính là Kiều Nguyệt Nga. Nàng đã vẽ bức hình về chàng hiệp sĩ cứu mình và luôn đem theo bên người.

Chàng ghé thăm gia đình Võ Công, người đã hứa gả con gái cho chàng. Vân Tiên và hai người bạn tốt đã gặp phải hai kẻ xấu xa. Trước khi vào trường thi, Vân Tiên hay tin mẹ mất và vội về quê chịu tang. Vì khóc thương mẹ nên chàng bị mù và bị bọn lang băm, thầy bói lừa gạt lấy hết tiền. Trịnh Hâm đẩy chàng xuống sông và may mắn thay Vân Tiên được con giao long và ngư ông cứu.

Chàng trở lại nhà Võ Công nhưng vị hắt hủi và bỏ vào hang sâu. Lúc này chàng được ông Tiều cứu ra và gặp lại một người bạn nghĩa hiệp là Hớn Minh. Kiều Nguyệt Nga nghe tin Vân Tiên Gặp nạn qua đời thì đã tự tử nhưng lại được cứu. Vân Tiên thì nhờ thuốc tiên mà đôi mắt sáng lại. Chàng thi đỗ Trạng Nguyên và dẹp yên giặc Ô qua. Trên đường chiến thắng trở về chàng gặp lại Kiều Nguyệt Nga và nên duyên vợ chồng.

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 10)

Lục Vân Tiên, một anh hùng hào kiệt, văn võ toàn tài, giữa đường thấy chuyện bất bình ra tay nghĩa hiệp. Được tác giả so sánh với Triệu Vân – Triệu Tử Long một trong ngũ hổ tướng của Lưu Bị thời Tam Quốc Diễn Nghĩa…. Nguyệt Nga cảm kích tấm lòng nghĩa hiệp, đem lòng yêu mến, tặng quạt làm tin…hai bên đính ước.

Trải qua bao gian nan trắc trở, hai người được đoàn tụ khi vô tình Vân Tiên đi diệt trừ giặc Ô Loan trở về bị lạc trong rừng già, ghé nhà cụ già xin tá túc, tác giả khéo sắp đặt, hai người được trùng phùng…

Tuyện nói lên đức tính cao quý anh hùng hào kiệt của Vân Tiên, tấm lòng chung thủy của Nguyệt Nga, đôi trai tài gái sắc. Câu chuyện kết thúc có hậu, ở hiền gặp lành…

 

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 11)

Ở quận Đông Thành, vợ chồng họ Lục sinh được đứa con trai rất tuấn tú, đặt tên là Lục Vân Tiên. Sau khi lên núi tầm sư học đạo, Vân Tiên trở thành một con người xuất chúng: văn võ kiêm toàn.

Trên đường xuống núi về kinh ứng thi, Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu được Kiều Nguyệt Nga, một thiếu nữ vóc ngọc mình vàng. Cảm công đức chàng hiệp sĩ, nàng vẽ bức hình Lục Vân Tiên luôn luôn mang theo mình. Vân Tiên ghé thăm gia đình Võ Công – người đã hứa gả con gái cho chàng. Vân Tiên gặp Hớn Minh, Vương Tử Trực (hai người bạn tốt) và Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, 2 kẻ xấu xa. Ông Quán đã nói với 4 sĩ tử về lẽ ghét thương ở đời.

Sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin nhà. Chàng vội trở về quê chịu tang mẹ. Quá đau khổ mà lâm bệnh, hai mắt bị mù, Vân Tiên bị bọn lang băm, phù thủy, thầy bói lừa gạt lấy hết tiền; Trịnh Hâm đẩy xuống sông hãm hại. Vân Tiên được con giao long và ngư ông cứu thoát.

Chàng trở về nhà bị gia đình người yêu bội ước. Nhà Võ Công hắt hủi và đem Vân Tiên bỏ vào hang sâu cho chết. Vân Tiên được thần núi và ông Tiều cứu ra, gặp lại Hớn Minh, người bạn nghĩa hiệp. Vương Tử Trực đỗ thủ khoa, tìm đến nhà Võ Công hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý gả con gái cho Vương Tử Trực, nhưng đã bị chàng mắng nhiếc, y quá nhục mà chết.

Kiều Nguyệt Nga nghe tin Vân Tiên gặp nạn đã qua đời, nàng vô cùng thương tiếc, nguyện sẽ thủ tiết. Tên thái sư trong triều hiến kế cho nhà vua bắt đem Kiều Nguyệt Nga cống cho giặc Ô Qua. Nàng đã ôm theo bức hình Lục Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đã cứu sống Kiều Nguyệt Nga; sau đó nàng lại dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công muốn nhận Kiều Nguyệt Nga làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại nằng nặc đòi lấy nàng làm vợ. Kiều Nguyệt Nga bỏ trốn, nương nhờ lão bà ở giữa rừng sâu.

Lục Vân Tiên nhờ thuốc tiên mà đôi mắt sáng lại. Chàng vội trở lại quê nhà: Thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm Kiều Công. Chàng lại đi thi, đậu Trạng nguyên; vua sai đi dẹp giặc Ô Qua. Trên đường chiến thắng trở về, Lục Vân Tiên bất ngờ gặp lại Kiều Nguyệt Nga, hai người mừng mừng tủi tủi.

Lục Vân Tiên trở lại triều đình, tậu hết sự tình đầu đuôi. Tên thái sư và bọn gian ác bị trừng phạt, những người nhân nghĩa được đền đáp. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga nên vợ nên chồng, sống cuộc đời hạnh phúc, vinh hiển.

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 12)

Lục Vân Tiên quê ở quận Đông Thành, bề ngoài khôi ngô tuấn tú lại có tài văn võ. Khi nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên liền từ giã thầy xuống núi để tranh tài. Trên đường trở về nhà thăm mẹ, chàng một mình đánh tan bọn cướp do Phong Lai cầm đầu, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Mến mộ tài năng cũng như cảm tạ ân đức, Kiều Nguyệt Nga nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên. Từ biệt Nguyệt Nga, chàng tiếp tục hành trình, gặp gỡ và kết bạn với Hớn Minh – một sĩ tử khác.

Sau khi về thăm cha mẹ, Vân Tiên cùng tiểu đồng của mình lên đường đi thi. Chàng ghé thăm Võ Công – người đã hứa gả con gái là Võ Thể Loan cho chàng. Sau đó, Vân Tiên có thêm người bạn đồng hành là Vương Tử Trực. Trên đường tới kinh đô lại gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Thấy Vân Tiên có tài nên cả hai đem lòng đố kỵ.

Vân Tiên nghe tin mẹ mất, chưa kịp vào thi đã bỏ về chịu tang. Dọc đường, chàng bị đau mắt nặng rồi bị mù cả hai mắt, lại bị Trịnh Hâm lừa đẩy xuống sông. Có sự giúp đỡ của giao long và được gia đình Ngư ông cứu nên thoát chết. Sau đó, chàng bị cha con Võ Công hãm hại. Được Du và ông Tiều cứu ra, chàng gặp lại Hớn Minh và được bạn đón về nương náu ở nơi am vắng. Khoa thi năm đó Vương Tử Trực đỗ thủ khoa, trở lại nhà họ Võ hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công muốn gả con gái nhưng bị Trực cự tuyệt. Võ Công hổ thẹn mà ốm chết.

Kiều Nguyệt Nga vì nghe tin đồn Lục Vân Tiên đã chết nên lập lời thề thủ tiết suốt đời. Thái sư đương triều muốn hỏi nàng cho con trai không được, vô cùng tức giận liền tâu vua bắt Kiều Nguyệt Nga đi cống cho quân giặc Ô Qua. Thuyền đi tới biên giới, nàng liền ôm hình Vân Tiên rồi nhảy xuống sông tử tự. Phật Bà Quan Âm đưa nàng vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công nhận nàng làm con nuôi nhưng trớ trêu thay Bùi Kiệm lại đòi lấy nàng làm vợ. Nàng liền tìm cách trốn khỏi nhà họ Bùi.

Lục Vân Tiên được tiên cho thuốc, mắt sáng trở lại rồi trở về nhà thăm cha, đến viếng mộ mẹ và thăm cha Kiều Nguyệt Nga. Khoa thi năm ấy, chàng dự thi và đỗ Trạng nguyên, được cử đi dẹp giặc Ô Qua. Đánh tan quân giặc, nhưng Lục Vân Tiên lạc vào rừng và gặp lại Kiều Nguyệt Nga. Chàng về triều tâu lại sự tình với vua. Kẻ gian bị trừng trị, người nhân nghĩa được đền đáp. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga được đoàn tụ.

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 13)

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở Tân Thới, Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh); quê cha ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi, sau đó ông bị mù. Ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc cho dân. Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, Nguyễn Đình Chiểu đã tích cực tham gia phong trào kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn việc đánh giặc và sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân.

Lúc cả Nam Kì đã rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri (Bến Tre), nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù, giữ trọn lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân cho đến lúc mất. Tác phẩm Lục Vân Tiên: là truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian như “kể thơ”, “nói thơ Vân Tiên”, “hát Vân Tiên” ở Nam Kì và Nam Trung Kì. Ảnh hưởng của nó lan rộng ra toàn quốc. Lục Vân Tiên là mẫu người lí tưởng mà tác giả muốn đề cao.

Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, Lục Vân Tiên thể hiện những phẩm chất là chàng trai dũng cảm, văn võ song toàn, trên đường về kinh dự thi gặp bọn cướp quấy nhiễu nhân dân ngay lập tức Lục Vân Tiên đã: Giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha, chàng ra tay anh hào cứu giúp nhân dân.

Vân Tiên không chỉ nổi tiếng về tài thi phú mà còn là một người anh hùng thật sự. Một mình thân cô, thế cô và chỉ có cành cây làm gậy, chàng vẫn cứ xông vào đánh bọn cướp có đủ quân đông thế mạnh. Vân Tiên đã tả đột hữu xông như một dũng sĩ ở ngoài trận tuyến làm cho bọn cướp kẻ thì tháo chạy kẻ thì bị Vân Tiên cho một gậy thác rày thân vong.

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 14)

Lục Vân Tiên là một chàng trai tài võ vẹn toàn. Một lần đi ngang qua xóm nhỏ, tiên gặp băng đảng trộm của giết người, chàng đánh cướp cứu được Kiều Nguyệt Nga – cô con gái nết na thùy mị của một quan tri huyện nhỏ. Nguyệt Nga đem lòng yêu chàng trai thông minh quả cảm này, tiếc thay nàng bị gả cho tên quan gian ác, không đành lòng và muốn giữ trọn tình yêu với Vân Tiên, nàng ôm tranh chàng gieo mình xuống sông tự vẫn.

Còn về Vân Tiên, sau một thời gian dùi mài kinh sử đem lều chõng đi thi, gặp bạn đường trong đó phải kể đến Trịnh Hâm tên này học chẳng ra sao còn mưu đồ gian ác. Mẹ Vân Tiên mất, chàng khóc thương đến mù mắt. Trịnh Hâm thừa cơ ra tay mưu hại chết Vân Tiên. May thay chàng được lão ngư cứu sống.

Tai bay vạ gió, người vợ chàng đã hứa hôn phản bội chàng, cha hắn còn đem Vân Tiên vào thả vào rừng hòng mưu chàng bị thú dữ ăn thịt. Nhưng trời giúp người lành, cả Vân Tiên và Nguyệt Nga đều được bảo toàn tính mạng. Cuối cùng họ gặp được nhau và sống hạnh phúc mãi mãi.

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 15)

Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ theo một mô típ quen thuộc ở truyện nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở phần đầu truyện “Lục Vân Tiên”. Nghe tin triều đình mở khoa thi, Lục Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường trở về nhà thăm cha mẹ, gặp bọn cướp hoành hành, Lục Vân Tiên đã một mình đánh tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Sau đó, Vân Tiên lại tiếp tục cuộc hành trình.

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 16)

Ở quận Đông Thành, có một chàng trai khôi ngô tuấn tú, văn võ toàn tài, tên là Lục Vân Tiên. Triều đình mở khoa thi, Vân Tiên từ giã thầy xuống núi để dự thi. Chàng một mình đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Mến mộ tài đức, Kiều Nguyệt Nga nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên nhưng chàng từ chối.

“Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” kể về hành động nhân nghĩa, vô tư của Lục Vân Tiên. Khi chàng bắt gặp trên đường cảnh bạo tàn, Vân Tiên đã không hề né tránh hay e ngại mà hết lòng ra tay cứu giúp người bị nạn. Chàng làm việc nghĩa xuất phát từ tấm lòng mà không hề tính toán thiệt hơn, báo đáp ân nghĩa.

Bên cạnh đó, Kiều Nguyệt Nga là một nhân vật một tiểu thư khuê các. Khi được cứu giúp bởi Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp như trọng ân nghĩa, hiền thục, đoan trang.

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 17)

Trước đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là cảnh Vân Tiên thấy nhân dân đau khổ bèn hỏi thăm và được biết ở đó bọn cướp Phong Lai hung hãn đang hoành hành. Mọi người khuyên chàng không nên tự chuốc lấy nguy hiểm. Vân Tiên chỉ có một mình, tay không. Trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đủ đầy, tiếng tăm lẫy lừng. Vân Tiên bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp.

Sau khi đánh thắng bọn cướp Phong Lai, chàng từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga vì biết nàng muốn đền đáp công ơn (đoạn sau còn từ chối nhận chiếc trâm vàng của nàng…). Lục Vân Tiên là hình tượng của người quân tử hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu, (sẵn sàng giúp đỡ người khác, có lòng thương người, ngay thẳng…).

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) (mẫu 18)

Lục Vân Tiên là một chàng trai văn võ song toàn. Trên đường về quê thăm cha mẹ thì gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành. Chàng một mình đánh tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Cảm tạ ân đức ấy, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên.

Trên đường đi thi, Vân Tiên nghe tin mẹ mất thì bỏ thi trở về chịu tang. Dọc đường về bị đau mắt nặng, rồi mù cả hai mắt lại bị kẻ xấu lừa đẩy xuống sông. Vân Tiên được gia đình Ngư ông cưu mang. Sau đó chàng lại bị cha con Võ Công hãm hại đem chàng vào rừng. Nhưng chàng may mắn gặp lại người bạn là Hớn Minh.

Nghe tin Lục Vân Tiên chết, Kiều Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời. Nàng bị quan thái sư đương triều thù oán vì không chịu gả cho con trai của hắn. Quan thái sư tâu với vua bắt nàng đi cống giặc Ô Qua. Thuyền đi tới biên giới thì Kiều Nguyệt Nga nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đưa nàng vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công nhận nàng làm con nuôi nhưng con trai Bùi Công là Bùi Kiệm lại đòi lấy nàng làm vợ. Nguyệt Nga tìm cách trốn đi.

Vân Tiên được tiên giúp đỡ cho thuốc, mắt sáng lại. Chàng thi đỗ Trạng nguyên vào khoa thi năm ấy, được cử đi đánh giặc. Lục Vân Tiên đánh thắng giặc, tình cờ gặp lại Kiều Nguyệt Nga. Hai người được sum vầy hạnh phúc.

Bài viết liên quan

174 lượt xem