Hướng dẫn giải:
- Phân biệt cấu trúc và chức năng của prôtêin xuyên màng và prôtêin bám màng:
Đặc điểm so sánh |
Prôtêin bám màng |
Prôtêin xuyên màng |
Cấu trúc |
- Bám vào phía mặt ngoài và mặt trong của màng. |
- Xuyên qua màng một hay nhiều lần. |
- Chỉ có ở vùng ưa nước, không có vùng kị nước. |
- Có sự phân hóa các vùng ưa nước và vùng kị nước. Vùng kị nước không phân cực nằm trong lớp kép lipit, vùng phân cực ưu nước lộ ra trên bề mặt màng. |
|
Chức năng |
- Mặt ngoài: tín hiệu nhận biết các tế bào, ghép nối các tế bào với nhau. - Mặt trong: xác định hình dạng tế bào và giữ các protein nhất định vào vị trí riêng. |
Là chất mang vận chuyển tích cực các chất ngược građien nồng độ, tạo kênh giúp dẫn truyền các phân tử qua màng. - Là thụ quan giúp dẫn truyền thông tin vào tế bào. |
- Nói 2 loại prôtêin này có ảnh hưởng đến tính linh động của màng sinh chất vì: 2 loại prôtôin trên có thể thay đổi vị trí (các phân tử prôtêin có khả năng chuyển động quay, chuyển dịch lên xuống giữa 2 lớp màng) hoặc thay đổi hình thù trong không gian tạo nên tính linh hoạt mềm dẻo cho màng. Ngoài ra, khi bình thường các phân tử prôtêin phân bố tương đối đồng đều trên màng, nhưng khi có sự thay đổi nào đó của môi trường thì các prôtêin lại có khả năng di chuyển tạo nên những tập hợp lại với nhau.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
a. Cho biết A, B, C, D là các chất chuyển hóa trung gian (không theo đúng thứ tự) trong một con đường hóa sinh của tế bào người ta tìm thấy 4 thể đột biến khác nhau kí hiệu từ D1 – D4. Khi nuôi cấy 4 thể đột biến này lần lượt trong các môi trường có bổ sung chất A, B, C, D người ta thu được kết quả như sau:
D1 chỉ sinh trưởng trong môi trường có A hoặc D.
D2 chỉ sinh trưởng trong môi trường có A hoặc B hoặc D.
D3 chỉ sinh trưởng trong môi trường có D.
D4 chỉ sinh trưởng trong môi trường có A hoặc B hoặc C hoặc D.
Hãy vẽ sơ đồ các bước chuyển hóa của con đường trên và chỉ ra những bước chuyển hóa bị ức chế tương ứng các thể đột biến D1-D4. Giải thích.
b. Một gen có 5 đoạn êxon và 4 đoạn intrôn. Trong điều kiện không có đột biến và mỗi phân tử mARN trưởng thành đều có đủ 5 êxon thì gen này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại phân tử mARN.
c. Vì sao trong quá trình nhân đôi ADN cần có đoạn ARN mồi? Trình bày cơ chế thay thế đoạn ARN mồi bằng đoạn ADN.
Cho hai cây thuần chủng thân cao, hoa đỏ và thân thấp, hoa trắng giao phấn thu được F1. Các cây F1 tiếp tục tự thụ phấn thu được F2. Biết thân cao, hoa đỏ là tính trạng trội so với thân thấp, hoa trắng. Hỏi:
a. Kiểu hình thân thấp, hoa trắng ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
b. Hãy xác định các biến dị tổ hợp ở F2?
c. Làm thế nào để xác định được kiểu gen của các cây thân cao, hoa đỏ ở F2?
Một đoạn phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là 1 200 000 nu. Biết số nuclêôtit loại G = 200 000 nu.
a. Tính số nuclêôtit của mỗi loại còn lại.
b. Tính chiều dài của phân tử ADN (đơn vị bằng Å).
Có 1 hợp tử ở một loài tiến hành nguyên phân 4 lần đã tạo ra tổng số tế bào con có chứa tất cả 1280 NST. Hãy xác định:
a. Số NST 2n của loài trên.
b. Số NST môi trường đã cung cấp cho hợp tử nguyên phân.
Viết các sơ đồ lai từ P đến F1 trong các trường hợp sau:
P: AA (hoa đỏ) × Aa (hoa đỏ)
P: Aa (hoa đỏ) × aa (hoa trắng)
Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.
Biết rằng không xảy ra đột biến, các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các NST. Theo lí thuyết xét các phát biểu nào sau đây:
(1) Tế bào 1 đang ở kì sau giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.
(2) Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào đơn bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào lưỡng bội.
(3) Tế bào 1 là tế bào sinh dưỡng, tế bào 2 là tế bào sinh dục.
(4) Xét trên cơ sở di truyền học tế bào 2 tạo ra nguồn biến dị đa dạng và phong phú hơn tế bào 1.
(5) Hai tế bào đều đang ở kì sau ở nguyên phân.
(6) Bộ NST của tế bào 1 là 2n = 8, bộ NST của tế bào 2 là 2n = 4.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Một thỏ cái đã sử dụng 12 tế bào sinh trứng phục vụ quá trình thụ tinh nhưng chỉ có 50% trứng được thụ tinh. Tham gia vào quá trình này còn có 48 tinh trùng. Tính số hợp tử tạo thành.
Một gen có tổng số 2 loại nuclêôtit bằng 40% và số liên kết hiđrô bằng 3240. Xác định:
a) Số nuclêôtit mỗi loại có trong gen.
b) Số chu kì xoắn của gen.
c) Số liên kết hóa trị trên từng mạch đơn và của cả hai mạch của gen?