Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/07/2024 227

Hình nào sau đây có mặt phẳng đối xứng?

A. Hình tứ diện

B. Hình chóp có đáy là hình vuông

C. Hình chóp tam giác đều

Đáp án chính xác

D. Hình chóp có đáy là hình chữ nhật

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Hình chóp tam giác đều có mặt phẳng đối xứng (các mặt phẳng đi qua cạnh bên chóp và trung điểm cạnh đối diện)

Đáp án cần chọn là: C

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chọn kết luận đúng về phép dời hình:

Xem đáp án » 10/02/2022 270

Câu 2:

Vật thể nào trong các vật thể sau không phải là khối đa diện?

Xem đáp án » 10/02/2022 256

Câu 3:

Cho các hình: tứ diện, tứ diện đều, chóp tam giác đều. Số hình có mặt phẳng đối xứng là:

Xem đáp án » 10/02/2022 255

Câu 4:

Hãy chọn cụm từ hoặc từ cho dưới đây để sau khi điền nó vào chỗ trống mệnh đề sau trở thành mệnh đề đúng:

“Số cạnh của một hình đa diện luôn ………….số đỉnh của hình đa diện ấy”

Xem đáp án » 10/02/2022 250

Câu 5:

Phép dời hình biến đoạn thẳng thành:

Xem đáp án » 10/02/2022 246

Câu 6:

Mỗi đỉnh của hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất:

Xem đáp án » 10/02/2022 236

Câu 7:

Phép đối xứng qua mặt phẳng biến một điểm thuộc mặt phẳng đó thành:

Xem đáp án » 10/02/2022 232

Câu 8:

Hai hình tứ diện có các cạnh bằng nhau và bằng a thì chúng:

Xem đáp án » 10/02/2022 227

Câu 9:

Cho đoạn thẳng AB. Mặt phẳng (P) là mặt phẳng trung trực của AB thì:

Xem đáp án » 10/02/2022 226

Câu 10:

Một khối chóp có đáy là đa giác n cạnh. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?

Xem đáp án » 10/02/2022 223

Câu 11:

Cho điểm AP. Lấy đối xứng A qua (P) được ảnh là điểm A’. Chọn kết luận đúng:

Xem đáp án » 10/02/2022 220

Câu 12:

Phép rời hình biến đường thẳng thành:

Xem đáp án » 10/02/2022 217

Câu 13:

Cho điểm AP. Lấy đối xứng A qua (P) được ảnh là điểm A’. Chọn kết luận đúng:

Xem đáp án » 10/02/2022 216

Câu 14:

Phép đối xứng qua mặt phẳng (P) biến điểm M, N thành M’, N’ thì:

Xem đáp án » 10/02/2022 215

Câu 15:

Chọn kết luận sai:

Xem đáp án » 10/02/2022 213

LÝ THUYẾT

I. Khối lăng trụ và khối chóp.

- Khối chóp là phần không gian được giới hạn bởi một hình chóp kể cả hình chóp ấy.

Khối chóp cụt là phần không gian được giới hạn bởi một hình chóp cụt kể cả hình chóp cụt ấy.

- Khối lăng trụ là phần không gian được giới hạn bởi một hình lăng trụ kể cả hình lăng trụ ấy.

- Tên của khối lăng trụ hay khối chóp được đặt theo tên của hình lăng trụ hay hình chóp giới hạn nó.

Ví dụ 1. Ứng với hình lăng trụ tứ giác ABCD.EFGH ta có khối lăng trụ tứ giác ABCD.EFGH; ứng với hình chóp tứ giác S.ABCD ta có khối chóp tứ giác S.ABCD.

 Bài 1: Khái niệm về khối đa diện (ảnh 1)Bài 1: Khái niệm về khối đa diện (ảnh 1)

- Ta gọi đỉnh, cạnh, mặt, mặt bên, mặt đáy, cạnh đáy, cạnh bên… của một hình lăng trụ (hình chóp hay hình chóp cụt) theo thứ tự là đỉnh; cạnh, mặt, mặt bên, mặt đáy, cạnh đáy, cạnh bên… của khối lăng trụ (khối chóp hay khối chóp cụt) tương ứng.

- Điểm không thuộc khối lăng trụ được gọi là điểm ngoài của khối lăng trụ, điểm thuộc khối lăng trụ nhưng không thuộc hình lăng trụ ứng với khối lăng trụ đó được gọi là điểm trong của khối lăng trụ. Điểm trong hay điểm ngoài của khối chóp, khối chóp cụt cũng được định nghĩa tương tự.

II. Khái niệm về hình đa diện và khối đa diện

1. Khái niệm về hình đa diện

Hình đa diện (gọi tắt là đa diện) là hình được tạo bởi một số hữu hạn các đa giác thỏa mãn hai tính chất sau:

a) Hai đa giác phân biệt chỉ có thể hoặc không có điểm chung, hoặc chỉ có một đỉnh chung, hoặc chỉ có một cạnh chung.

b) Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai đa giác.

- Các đỉnh, cạnh của các đa giác ấy theo thứ tự gọi là đỉnh, cạnh của hình đa diện.

Bài 1: Khái niệm về khối đa diện (ảnh 1)

2. Khái niệm về khối đa diện

- Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện, kể cả hình đa diện đó.

- Những điểm không thuộc khối đa diện được gọi là điểm ngoài của khối đa diện. Những điểm thuộc khối đa diện nhưng không thuộc hình đa diện giới hạn khối đa diện ấy được gọi là điểm trong của khối đa diện.

Tập hợp các điểm trong được gọi là miền trong, tập hợp các điểm ngoài được gọi là miền ngoài của khối đa diện.

- Mỗi hình đa diện chia các điểm còn lại của không gian thành hai miền không giao nhau là miền trong và miền ngoài của hình đa diện, trong đó chỉ có miền ngoài là chứa hoàn toàn một đường thẳng nào đấy.

 Bài 1: Khái niệm về khối đa diện (ảnh 1)

Ví dụ 2.

- Các hình dưới đây là những khối đa diện

Bài 1: Khái niệm về khối đa diện (ảnh 1)

- Các hình dưới đây không phải là những khối đa diện.

Bài 1: Khái niệm về khối đa diện (ảnh 1)

III. Hai đa diện bằng nhau.

1. Phép dời hình trong không gian.

- Trong không gian, quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M với điểm M’ xác định duy nhất được gọi là một phép biến hình trong không gian.

- Phép biến hình trong không gian được gọi là phép dời hình nếu nó bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm tùy ý.

- Ví dụ 3. Trong không gian, các phép biến hình sau đây gọi là phép dời hình :

a) Phép tịnh tiến theo vectơ v, là phép biến hình, biến mỗi điểm M thành điểm M’ sao cho MM'=v.

Bài 1: Khái niệm về khối đa diện (ảnh 1)

b) Phép đối xứng qua mặt phẳng (P), là phép biến hình biến mỗi điểm thuộc (P) thành chính nó, biến mỗi điểm M không thuộc (P) thành điểm M’ sao cho (P) là mặt phẳng trung trực của MM’.

Nếu phép đối xứng qua mặt phẳng (P) biến hình (H) thành chính nó thì (P) được gọi là mặt phẳng đối xứng của (H).

Bài 1: Khái niệm về khối đa diện (ảnh 1)

c) Phép đối xứng tâm O, là phép biến hình biến điểm O thành chính nó, biến mỗi điểm M khác O thành điểm M’ sao cho O là trung điểm của MM’.

Nếu phép đối xứng tâm O biến hình (H) thành chính nó thì O được gọi là tâm đối xứng của (H).

Bài 1: Khái niệm về khối đa diện (ảnh 1)

d) Phép đối xứng qua đường thẳng ∆ (hay phép đối xứng qua trục ∆) là phép biến hình biến mọi điểm thuộc đường thẳng ∆ thành chính nó, biến mỗi điểm M không thuộc ∆ thành điểm M’ sao cho ∆ là đường trung trực của MM’.

Nếu phép đối xứng qua đường thẳng ∆ biến hình (H) thành chính nó thì ∆ gọi là trục đối xứng của (H) .

Nhận xét:

+ Thực hiện liên tiếp các phép dời hình sẽ được một phép dời hình.

+ Phép dời hình biến đa diện (H) thành đa diện (H’), biến đỉnh, cạnh, mặt của (H) thành đỉnh, cạnh, mặt tương ứng của (H’).

2. Hai hình bằng nhau

- Hai hình được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình này thành hình kia.

Đặc biệt, hai đa diện được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến đa diện này thành đa diện kia.

- Ví dụ 4. Phép đối xứng tâm O biến đa diện (H) thành đa diện (H’). Phép đối xứng trục ∆, biến đa diện (H’) thành đa diện (H”). Do đó, phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp hai phép dời hình trên biến hình (H) thành hình (H”) .

Từ đó, suy ra các hình (H); (H’) và (H”) là bằng nhau.

IV. Phân chia và lắp ghép các khối đa diện

Nếu khối đa diện (H) là hợp của hai khối đa diện (H1) và (H2) sao cho (H1) và (H2) không có chung điểm trong nào thì ta nói có thể chia được khối đa diện (H) thành hai khối đa diện (H1) và (H2), hay có thể lắp ghép hai khối đa diện (H1) và (H2) với nhau để được khối đa diện (H).

- Ví dụ 5. Với khối chóp tứ giác S.ABCD, ta hãy xét hai khối chóp tam giác S.ABC S.ACD.

Bài 1: Khái niệm về khối đa diện (ảnh 1)

Ta thấy rằng:

+ Hai khối chóp S.ABC S.ACD không có điểm trong chung.

+ Hp của hai khối chóp S.ABC S.ACD chính là khối chóp S.ABCD.

Vậy khối chóp S.ABCD được phân chia thành hai khối chóp tam giác là S.ABC  S.ACD .

- Nhận xét. Một khối đa diện bất kì luôn có thể phân chia thành những khối tứ diện.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »