Thứ năm, 28/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

20/07/2024 328

Tính đạo hàm của hàm số f(x)=x3-2x2+x+1-1x-1 khi x10                                khi x=1 tại điểm  x0=1

A. 13

B. 15

C. 12

Đáp án chính xác

D. 14

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án C

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho hàm số f(x)=x22     khi x1ax+b khi x>1. Với giá trị nào sau đây của a, b thì hàm số có đạo hàm tại x= 1?

Xem đáp án » 27/03/2022 745

Câu 2:

Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm tại x0f'(x0). Khẳng định nào sau đây sai?

Xem đáp án » 27/03/2022 361

Câu 3:

Số gia của hàm số f(x) = x3 ứng với x0 = 2  và x=1 bằng bao nhiêu?

Xem đáp án » 27/03/2022 329

Câu 4:

Số gia của hàm số f(x)=x22 ứng với số gia x của đối số x tại x0=-1 là

Xem đáp án » 27/03/2022 311

Câu 5:

Tỉ số yx của hàm số f(x) = 2x.( x - 1) theo x và x

Xem đáp án » 27/03/2022 302

Câu 6:

Tính đạo hàm của hàm số y = 2x2 + x + 1 tại điểm x= 2

Xem đáp án » 27/03/2022 277

Câu 7:

Xét hai câu sau:

(1) Hàm số y=xx+1 liên tục tại x= 0.              

(2) Hàm số y=xx+1 có đạo hàm tại x=0 .

Trong hai câu trên:

Xem đáp án » 27/03/2022 264

Câu 8:

Tính đạo hàm của hàm số f(x)=x2+x+1x tại x= - 1.

Xem đáp án » 27/03/2022 235

Câu 9:

Tính số gia của hàm số y=2x+1 tại x0 = 1

Xem đáp án » 27/03/2022 232

Câu 10:

Tính số gia của hàm số y=2x-1x+1 tại x = 3 

Xem đáp án » 27/03/2022 226

Câu 11:

Cho hàm số f(x) = x2 - x, đạo hàm của hàm số ứng với số gia của đối số x tại x0

Xem đáp án » 27/03/2022 217

Câu 12:

Xét ba mệnh đề sau:

    (1) Nếu hàm số f(x) có đạo hàm tại điểm x=x0 thì f(x) liên tục tại điểm đó.

    (2) Nếu hàm số f(x) liên tục tại điểm x=x0thì f(x) có đạo hàm tại điểm đó.

    (3) Nếu f(x) gián đoạn tại x=x0 thì chắc chắn f(x) không có đạo hàm tại điểm đó.

    Trong ba câu trên:

Xem đáp án » 27/03/2022 215

LÝ THUYẾT

I. Đạo hàm tại một điểm

1. Định nghĩa đạo hàm tại một điểm

 Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; b) và x0 thuộc (a; b). Nếu tồn tại giới hạn (hữu hạn) : limxx0fxfx0xx0  thì giới hạn đó được gọi là đạo hàm của hàm số y= f(x) tại điểm x0 và được kí hiệu là f'(x0). Vậy f'x0=limxx0fxfx0xx0.

* Chú ý:

Đại lượng ∆x = x- x0 được gọi là số gia của đối số tại x0.

Đại lượng ∆y= f(x) – f(x0)= f(x0 + ∆x) –  f(x0) được gọi là số gia tương ứng của hàm số. Như vậy: y'x0=limΔxΔyΔx.

2. Quy tắc tính đạo hàm bằng định nghĩa:

Để tính đạo hàm của hàm số y = f(x) tại điểm x0 bằng định nghĩa, ta có quy tắc sau đây:

+ Bước 1: Giả sử ∆x là số gia của đối số tại x0 tính:

∆y= f(x0 + ∆x) – f( x0) .

+ Bước 2: Lập tỉ số ΔyΔx..

+ Bước 3: Tìm limΔx0ΔyΔx.

Ví dụ 1. Cho hàm số y=2x3, có Δx là số gia của đối số tại x = 2. Khi đó ΔyΔx bằng bao nhiêu.

Lời giải

Tập xác định của hàm số đã cho là: D=32;+.

Giả sử ∆x là số gia của đối số tại x0 = 2. Ta có:

Δy=f2+Δxf2=2.2+Δx32.23=2Δx+11

Khi đó: ΔyΔx=2Δx+11Δx

limΔx0ΔyΔx=limΔx02Δx+11Δx=limΔx02Δx+11.2Δx+1+1Δx.2Δx+1+1

=limΔx02ΔxΔx.2Δx+1+1=limΔx022Δx+1+1=1

Vậy f’(2) = 1.

3. Quan hệ giữa sự tồn tại của đạo hàm và tính liên tục của hàm số

Định lý 1. Nếu hàm số y= f( x) có đạo hàm tại x0 thì nó liên tục tại điểm đó.

Chú ý:

+ Nếu hàm số y= f(x) gián đoạn tại x0 thì hàm số không có đạo hàm tại điểm đó.

+ Một hàm số liên tục tại một điểm có thể không có đạo hàm tại điểm đó.

Ví dụ 2. Chẳng hạn hàm số y=f(x)=x2  khi  x0x        khi  x<0 liên tục tại x = 0 nhưng không có đạo hàm tại đó. Ta nhận xét rằng đồ thị của hàm số này là một đường liền, nhưng bị gãy tại điểm O(0;0) như hình vẽ sau:

Bài 1: Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm (ảnh 1)

4. Ý nghĩa của đạo hàm

a) Ý nghĩa hình học của đạo hàm:

+) Định lí: Đạo hàm của hàm số y= f(x) tại điểm x = x0 là hệ số góc của tiếp tuyến M0T của đồ thị hàm số y= f( x) tại điểm M0(x0; f(x0)).

+) Định lí: Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = f(x) tại điểm M0(x0; f(x0)) là:

y – y0= f’(x0) ( x- x0) trong đó y0= f(x0).

Ví dụ 3. Viết phương trình tiếp tuyến của đường cong y = x3 – 3x2 + 2 tại điểm có hoành độ x = 3.

Lời giải

Bằng định nghĩa ta tính được: y’(3) = 9.

Do đó hệ số góc của tiếp tuyến là 9.

Ta có: y(3) = 2.

Vậy phương trình tiếp tuyến của đường cong tại điểm có hoành độ x = 3 là:

y = 9(x – 3) + 2 = 9x – 27 + 2 = 9x – 25.

b) Ý nghĩa vật lý của đạo hàm:

+) Vận tốc tức thời:

Xét chuyển động thẳng xác định bởi phương trình: s= s(t); với s= s(t) là một hàm số có đạo hàm. Vận tốc tức thời tại thời điểm t0 là đạo hàm của hàm số s= s(t) tại t0: v(t0) = s’(t0).

+) Cường độ tức thời:

Nếu điện lượng Q truyền trong dây dẫn là một hàm số của thời gian: Q= Q(t) ( là hàm số có đạo hàm) thì cường độ tức thời của dòng điện tại thời điểm t0 là đạo hàm của hàm số Q= Q(t) tại t0: I(t0) = Q’(t0) .

Ví dụ 4. Một xe máy chuyển động theo phương trình : s(t)= t2 + 6t+ 10 trong đó t đơn vị là giây; s là quãng đường đi được đơn vị m. Tính vận tốc tức thời của xe tại thời điểm t= 3.

Lời giải

Phương trình vận tốc của xe là v( t)=s' ( t)=2t+6 ( m/s)

⇒ Vận tốc tức thời của xe tại thời điểm t= 3 là:

V(3)= 2.3+ 6 = 12 (m/s)

Chọn A.

II. Đạo hàm trên một khoảng

Hàm số y = f(x) được gọi là có đạo hàm trên khoảng (a; b) nếu nó có đạo hàm tại mọi điểm x trên khoảng đó.

Khi đó ta gọi hàm số f’:a;b

xf'x

là đạo hàm của hàm số y = f(x) trên khoảng (a;b), kí hiệu là y’ hay f’(x).

Ví dụ 5. Hàm số y = x2 – 2x có đạo hàm y’ = 2x – 2 trên khoảng ;+.

Hàm số y=2x có đạo hàm y'=2x2 trên các khoảng ;0 và 0;+.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »