Xác định a, b để đồ thị của hàm số y = ax + b đi qua các điểm
a) A(0;3) và B (3/5; 0)
b) A(1; 2) và B(2; 1);
c) A(15; -3) và B(21; -3).
a) A(0;3) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ 3 = a.0 + b ⇒ b = 3.
B (3/5; 0) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ 0 = a.3/5 + 3 ⇒ a = –5.
Vậy a = –5; b = 3.
b) A(1; 2) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ 2 = a.1 + b ⇒ b = 2 – a (1)
B (2; 1) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ 1 = 2.a + b (2)
Thay (1) vào (2) ta được: 2a + 2 – a = 1 ⇒ a = –1 ⇒ b = 2 – a = 3.
Vậy a = –1; b = 3.
c) A(15; –3) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ –3 = 15.a + b ⇒ b = –3 – 15.a (1)
B (21; –3) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ –3 = 21.a + b ⇒ b = –3 – 21.a (2)
Từ (1) và (2) suy ra –3 – 15.a = –3 – 21.a ⇒ a = 0 ⇒ b = –3.
Vậy a = 0; b = –3.
Kiến thức áp dụng
Điểm A(x0; y0) thuộc đồ thị hàm số y = f(x) nếu y0 = f(x0).
(Kiến thức lớp 7).
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Viết phương trình y = ax + b của các đường thẳng:
a) Đi qua hai điểm A(4;3), B(2 ; -1);
b) Đi qua điểm A(1 ; -1) và song song với Ox.
Cho hàm số hằng y = 2
Xác định giá trị của hàm số tại x = -2; -1; 0; 1; 2.
Biểu diễn các điểm (-2;2), (-1;2), (0;2), (1;2), (2;2) trên mặt phẳng tọa độ.
Nêu nhận xét về đồ thị của hàm số y = 2.