Bài 1: Kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân có đáp án
Bài 1: Kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân có đáp án
-
208 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong tư thế chuẩn bị kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân, chân đứng như thế nào?
Đáp án đúng là: A
Trong tư thế chuẩn bị kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân, đứng chân trước chân sau, chân thuận (chân giao cầu) đặt phía sau, nửa trước bàn chân chống xuống đất và hơi xoay ra ngoài, chân trụ đặt phía trước.
Câu 2:
Trong tư thế chuẩn bị kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân, tay bên chân thuận cầm cầu, để cầu ngang thắt lưng, cách thân người từ?
Đáp án đúng là: C
Trong tư thế chuẩn bị kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân, tay bên chân thuận cầm cầu, để cầu ngang thắt lưng, cách thân người từ 30 - 35cm.
Câu 3:
Khi thực hiện tung cầu ngang ngực, cầu cách thân người từ?
Đáp án đúng là: B
Thực hiện:
Tung cầu cao ngang ngực, cách thân người từ 40 – 45 cm; chân trước làm trụ chân sau lăng ra trước, từ dưới lên trên, mũi bàn chân duỗi thẳng, tiếp xúc cầu bằng mu bàn chân khi cầu cách mặt đất từ 30 – 40cm rồi đột ngột dừng lại, thân người hơi ngả về trước.
Câu 4:
Cho các động tác sau:
1. Chân trước làm trụ, chân sau lăng ra trước, từ dưới lên trên.
2. Đột ngột dừng lại, thân người hơi ngả về trước.
3. Tung cầu cao ngang ngực.
4. Mũi bàn chân duỗi thẳng, tiếp xúc cầu bằng mu bàn chân.
Trình tự thực hiện kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân là gì?
Đáp án đúng là: A
Trình tự thực hiện kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân là 3 - 1 - 4 - 2.
Thực hiện:
Tung cầu cao ngang ngực, cách thân người từ 40 – 45 cm; chân trước làm trụ chân sau lăng ra trước, từ dưới lên trên, mũi bàn chân duỗi thẳng, tiếp xúc cầu bằng mu bàn chân khi cầu cách mặt đất từ 30 – 40cm rồi đột ngột dừng lại, thân người hơi ngả về trước.
Câu 5:
Trong thực hiện kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân, vị trí tiếp xúc cầu ở đâu?
Đáp án đúng là: C
Trong thực hiện kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân, vị trí tiếp xúc cầu ở mu bàn chân khi cầu cách mặt sân từ 30 - 40 cm.
Câu 6:
Chú ý khi thực hiện kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân là gì?
Đáp án đúng là: D
Một số chú ý khi thực hiện kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân:
- Không tung cầu quá xa hoặc quá gần so với thân người.
- Kiểm soát vị trí tiếp xúc cầu.
- Mắt quan sát cầu.
- Giữ thân người ổn định, thăng bằng.
Câu 7:
Đâu là trường hợp phạm lỗi khi giao cầu?
Đáp án đúng là: D
Một số trường hợp phạm lỗi khi giao cầu:
- Giẫm chân vào đường biên ngang hay đường giới hạn khu vực giao cầu.
- Giao cầu bay ra ngoài sân đấu.
- Giao cầu sai thứ tự khi thi đấu.
- Giao cầu không qua lưới hoặc qua lưới nhưng chạm lưới.
- …
Câu 8:
Đấu thủ giao cầu làm các động tác trì hoãn và làm rơi cầu xuống sân sau khi trọng tài đã ra tín hiệu cho giao cầu với thời gian tối đa thì phạm lỗi giao cầu?
Đáp án đúng là: A
Đấu thủ giao cầu làm các động tác trì hoãn và làm rơi cầu xuống sân sau khi trọng tài đã ra tín hiệu cho giao cầu (tối đa 5 giây) sẽ phạm lỗi khi giao cầu.
Câu 9:
Đâu là trường hợp phạm lỗi khi đỡ giao cầu?
Đáp án đúng là: D
Trường hợp phạm lỗi khi đỡ giao cầu:
- Có hành động hay lời nói làm bên giao cầu mất tập trung.
- Đặt chân vào khu vực giới hạn hay vượt qua khu vực giới hạn khi đối phương giao cầu.
- Đỡ cầu bị dính hoặc lăn trên bất kì vị trí nào của cơ thể.
Câu 10:
Cho một số trường hợp sau:
(1) Giẫm chân vào đường biên ngang hay đường giới hạn khu vực giao cầu.
(2) Giao cầu bay ra ngoài sân đấu.
(3) Đỡ cầu bị dính hoặc lăn trên bất kì vị trí nào của cơ thể.
(4) Giao cầu sai thứ tự khi thi đấu.
(5) Giao cầu không qua lưới hoặc qua lưới nhưng chạm lưới.
(6) Đặt chân vào khu vực giới hạn hay vượt qua khu vực giới hạn khi đối phương giao cầu.
(7) Giao cầu chạm vào đồng đội hoặc bất cứ vật gì trước khi bay sang phần sân đối phương.
(8) Có hành động hay lời nói làm bên giao cầu mất tập trung.
(9) Đấu thủ giao cầu làm các động tác trì hoãn và làm rơi cầu xuống sân sau khi trọng tài đã ra tín hiệu cho giao cầu (tối đa 5 giây).
Số trường hợp phạm lỗi khi giao cầu là:
Đáp án đúng là: B
Các trường hợp phạm lỗi khi giao cầu: (1), (2), (4), (5), (7), (9).
Câu 11:
Cho một số trường hợp sau:
(1) Giẫm chân vào đường biên ngang hay đường giới hạn khu vực giao cầu.
(2) Giao cầu bay ra ngoài sân đấu.
(3) Đỡ cầu bị dính hoặc lăn trên bất kì vị trí nào của cơ thể.
(4) Giao cầu sai thứ tự khi thi đấu.
(5) Giao cầu không qua lưới hoặc qua lưới nhưng chạm lưới.
(6) Đặt chân vào khu vực giới hạn hay vượt qua khu vực giới hạn khi đối phương giao cầu.
(7) Giao cầu chạm vào đồng đội hoặc bất cứ vật gì trước khi bay sang phần sân đối phương.
(8) Có hành động hay lời nói làm bên giao cầu mất tập trung.
(9) Đấu thủ giao cầu làm các động tác trì hoãn và làm rơi cầu xuống sân sau khi trọng tài đã ra tín hiệu cho giao cầu (tối đa 5 giây).
Số trường hợp phạm lỗi khi đỡ giao cầu là:
Đáp án đúng là: C
Trường hợp phạm lỗi khi đỡ giao cầu: (3), (6), (8).
Câu 12:
Khi luyện tập thực hiện “giao cầu vào ô quy định”, các ô này có kích thước khoảng bao nhiêu?
Đáp án đúng là: A
Các ô giao cầu theo quy định có kích thước khoảng 2m × 2m.