Trắc nghiệm GDTC 10 Sử dụng các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất có đáp án
Trắc nghiệm GDTC 10 Sử dụng các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất có đáp án
-
414 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Yếu tố tự nhiên nào có ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện sức khỏe và luyện tập thể dục thể thao?
Đáp án đúng là: D
Các yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng…) ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện sức khỏe và luyện tập thể dục thể thao.
Câu 2:
Sử dụng yếu tố nhiệt độ như thế nào để quá trình rèn luyện sức khỏe và luyện tập thể dục thể thao đạt hiệu quả tốt nhất?
Đáp án đúng là: D
Trong những ngày nắng nóng, độ ẩm cao: Cơ thể có cảm giác khó chịu do sự bay hơi của mồ hôi trên bề mặt da gặp khó khăn. Vì vậy, cần lựa chọn thời điểm, địa điểm có nhiệt độ không khí thấp hơn, giàu oxygen để luyện tập (vào sáng sớm hoặc cuối buổi chiều, nơi có nhiều cây xanh); rút ngắn thời gian luyện tập, tăng số lượng các quãng nghỉ ngắn trong buổi tập ở nơi thoáng mát, thả lỏng và hồi phục tích cực sau luyện tập, sử dụng trang phục rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hội; kịp thời bổ sung lượng nước đã mất do mồ hôi, không tắm trong hoặc ngay sau khi dùng luyện tập.
Trong những ngày giá lạnh, độ ẩm cao: Không luyện tập vào các thời điểm có nhiệt độ thấp (sáng sớm, cuối buổi chiều), nơi bị gió lùa; khởi động kĩ trước khi luyện tập, đảm bảo đủ ấm cho cơ thể.
Câu 3:
Tốc độ gió có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả rèn luyện sức khỏe và luyện tập thể dục thể thao?
Đáp án đúng là: D
Tốc độ gió ảnh hưởng đáng kể đến trạng thái cơ thể trong quá trình tập luyện: Tạo cảm giác dịu mát trong những ngày nắng nóng; tăng cảm giác buốt giá trong những ngày mùa đông.
Câu 4:
Tốc độ gió ảnh hưởng thế nào đến kết quả tập luyện và thi đấu của môn Bóng đá?
Đáp án đúng là: D
Với các môn thể thao như: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông…, khi tập luyện ngoài trời, hướng gió, tốc độ gió, ảnh hưởng thế nào đến kết quả tập luyện và thi đấu: Thay đổi độ bay xa, độ chính xác về tầm, hướng, điểm rơi của bóng và cầu.
Câu 5:
Trong quá trình rèn luyện sức khỏe và luyện tập thể dục thể thao, khi chạy ngược chiều gió sẽ?
Đáp án đúng là: C
Khi chạy ngược chiều gió, tốc độ chạy giảm đáng kể, hoạt động hô hấp khó khăn và cơ thể nhanh mệt mỏi nhưng người tập cảm thấy dễ chịu vì cơ thể được dịu mát.
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi chạy xuôi chiều gió?
Đáp án đúng là: C
Khi chạy xuôi chiều gió, mức độ gắng sức được giảm bớt so với chạy ngược chiều gió nhưng cảm giác nóng bức tăng lên.
Câu 7:
Áp suất không khí giảm ảnh hưởng thế nào đến quá trình rèn luyện và luyện tập thể dục thể thao?
Đáp án đúng là: D
Áp suất không khí có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thể lực của người tập. Áp suất không khí giảm dẫn đến lượng oxygen trong không khí giảm, cơ thể xuất hiện các rối loạn về hoạt động thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, làm suy giảm khả năng phối hợp vận động của cơ thể, gây khó thở, chóng mặt, buồn nôn và giảm khả năng hoạt động thể lực. Trong điều kiện đó, người tập nên sử dụng các bài tập vận động nhẹ nhàng, giảm thời gian vận động, tăng cường hít thở sâu và thả lỏng cơ thể sau mỗi lần thực hiện bài tập.
Câu 8:
Các yếu tố của ánh sáng mặt trời ảnh hưởng như thế nào đến quá trình rèn luyện, luyện tập thể dục thể thao của con người?
Đáp án đúng là: D
Ánh sáng mặt trời có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển của xương, tăng cường khả năng miễn dịch và chức năng hoạt động của não bộ, hệ tim mạch, ngăn ngừa một số bệnh tật…
Câu 9:
Khi rèn luyện, luyện tập thể dục thể thao, người tập cần:
Đáp án đúng là: D
Khi luyện tập trong môi trường nước, người tập phải có kiến thức về phòng chống đuối nước; nhận biết được mức độ sạch, an toàn của nước thông qua độ trong, màu, mùi, nhiệt độ; nhận biết được những yếu tố tiểm ẩn sự nguy hiểm đối với việc tập luyện.
Câu 10:
Trong hoạt động thể dục thể thao ngoài trời, để tránh tác hại của ánh sáng mặt trời cần làm gì?
Đáp án đúng là: D
Trong hoạt động thể dục thể thao ngoài trời, để tránh tác hại của ánh sáng mặt trời cần chọn thời điểm ánh sáng mặt trời có cường độ không cao để tập luyện; hạn chế thời gian tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời; tránh tác hại của ánh sáng mặt trời bằng các biện pháp: bôi kem chống nắng, đeo kính, đội mũ…
Câu 11:
Khi hoạt động trong môi trường nước, lực cản và sức ép của nước ảnh hưởng thế nào đến quá trình tập luyện?
Đáp án đúng là: B
Lực cản và sức ép của nước giúp cho hoạt động bơi, lặn có tác dụng phát triển toàn diện các tố chất thể lực, nâng cao khả năng hoạt động của cơ hô hấp và độ sâu hô hấp. Tác động của nước trên bề mặt da có tác dụng xoa bóp, thả lỏng cơ bắp và lưu thông các mạch máu dưới da.
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: C
Vai trò của chất đạm (protein) đối với hoạt động thể lực: phục hồi và tăng trưởng cơ bắp, cơ thể thiếu protein sẽ bị chậm phát triển, suy giảm khả năng miễn dịch. Cung cấp quá nhiều protein cho cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe, gây rối loạn hoạt động của gan, thận.
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây là đúng về chất bột đường?
Đáp án đúng là: D
- Chất bột đường có nhiều trong: gạo, ngô, khoai, sắn…
- Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Chất bột đường còn có thể chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây là sai về chất xơ?
Đáp án đúng là: B
B sai vì: Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
Câu 15:
Cho các phát biểu sau:
(1) Chất đạm được chia thành hai loại là đạm động vật và đạm thực vật.
(2) Chất bột đường có trong gạo, ngô, khoai, sắn, …
(3) Chất xơ là phần thực phẩm mà cơ thể có thể tiêu hóa được.
(4) Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.
(5) Chất béo là thành phần chủ yếu của cơ thể.
(6) Nước có ở tất cả các bộ phận trong cơ thể như não, cơ, xương, …
Số phát biểu không đúng là:
Đáp án đúng là: B
(3) sai vì: Chất xơ là phần thực phẩm mà cơ thể không tiêu hóa được.
(5) sai vì: Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể.