Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại có đáp án(Phần 2)
-
317 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quốc gia nào ở châu Á đã tiến hành cải cách thành công và gia nhập hàng ngũ đế quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
Đáp án cần chọn là: C
Nhật Bản là quốc gia ở khu vực châu Á tiến hành cải cách thành công thông qua cuộc Duy tân Minh Trị từ năm 1868. Đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp, gia nhập hàng ngũ các nước đế quốc
Câu 2:
Cuộc cách mạng tư sản trong thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức nội chiến là
Đáp án cần chọn là: B
Cuộc cách mạng tư sản trong thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức nội chiến là cuộc cách mạng tư sản Anh giữa liên minh quý tộc mới và giai cấp tư sản với triều đình phong kiến Anh
Câu 3:
Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới?
Đáp án cần chọn là: A
Anh là nước có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới. Diện tích thuộc địa của Anh rộng tới 33 triệu km2 với 400 triệu người, bằng ¼ diện tích và dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp. Vì vậy Anh thường được gọi là đế quốc thực dân hoặc đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn”
Câu 4:
Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp vô sản chống lại giới chủ là gì?
Đáp án cần chọn là: A
Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giới chủ là đập phá máy móc. Do trình độ nhận thức còn hạn chế nên công nhân lầm tưởng nguyên nhân gây ra nỗi khổ cho họ là máy móc
Câu 5:
Chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản thế giới là tổ chức nào?
Đáp án cần chọn là: A
Trong thời gian ở Anh, Mác và Ăng-ghen đã liên hệ với một số tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu là “Đồng minh những người chính nghĩa” và cải tổ thành “Đồng minh những người cộng sản”. Đây chính là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.
Câu 6:
Sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã dẫn đến sự chuyển biến gì?
Đáp án cần chọn là: C
Sự phát triển kinh tế những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền- chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc có những đặc trưng riêng, nhưng không thay đổi bản chất, mà làm cho các mâu thuẫn nảy sinh trầm trọng
Câu 7:
Vì sao có thể nói: Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược các nước phương Đông ở nửa sau thế kỉ XIX là hành động tất yếu?
Đáp án cần chọn là: C
Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thi trường, nhân công ngày càng tăng trong khi những nguồn lực trong nước không thể đáp ứng đủ => Xâm lược thuộc địa để biến thuộc địa thành nơi cung cấp nguyên liệu, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thu hàng hóa cho chính quốc là hành động tất yếu.
Câu 8:
Đâu là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ở đầu thế kỉ XX?
Đáp án cần chọn là: C
Khi chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa đã khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nảy sinh và ngày càng phát triển. Biểu hiện rõ ràng nhất của mâu thuẫn đó chính là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) diễn ra giữa hai phe Liên minh và hiệp ước nhằm cướp đoạt, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới.
Câu 9:
Đâu không phải nội dung chính của lịch sử thế giới thời kì cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)?
Đáp án cần chọn là: C
Những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) bao gồm:
- Các cuộc cách mạng tư sản thời kì cận đại.
- Sự chuyển biến của các nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XVIII – XX và quá trình xâm lược thuộc địa
- Phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX – đầu TK XX
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
- Cách mạng công nghiệp trong thế kỉ XVIII-XIX
Câu 10:
Vì sao cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?
Đáp án cần chọn là: D
Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại vì nó đã thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách mạng tư sản:
- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thống nhất thị trường dân tộc, thiết lập nền cộng hòa
- Đánh thắng cuộc can thiệp của liên minh phong kiến châu Âu vào nước Pháp, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng
- Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền, hiến pháp 1791 và 1793 xác định những quyền và lợi ích cơ bản của con người
- Tấn công vào thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến là kinh tế, giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Pháp giai đoạn sau
Câu 11:
Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là
Đáp án cần chọn là: C
Mâu thuẫn giữa giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa là nguyên nhân sâu xa, đồng thời là mục tiêu chung mà tất cả các cuộc cách mạng tư sản hướng tới giải quyết. Thắng lợi của cách mạng tư sản ở mức độ khác nhau sẽ mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Câu 12:
Điểm giống nhau giữa cách mạng Nga 1905 – 1907 và cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII là
Đáp án cần chọn là: A
- Cách mạng Nga 1905 – 1907: chống lại chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
- Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII: chống lại chế độ phong kiến với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và Giáo hội Anh.
- Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII: chống lại chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lu-i XVI.
Câu 13:
Người khám phá ra bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật là ai?
Đáp án: A
Câu 14:
Phát minh của ai đã đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật?
Đáp án: A
Câu 16:
Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?
Đáp án: A
Giải thích: Thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến ở Ấn Độ gặp phải khủng hoảng và suy yếu. Lợi dụng tình hình đó, các nước phương Tây đã đua tranh xâm lược Ấn Độ.