Bài 28 (có đáp án): Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam (phần 2)
-
464 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là
Giữa thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng xâm lược Nam Kì thì nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần lên triều đình nhà Nguyễn trong những năm 1862 - 1971?
Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp, tài chính, chính đốn võ bị, mở rộng ngoại giao...
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
Vào năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã dâng lên vua Tự Đức bản điều trần có tên là
Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “thời vụ sách” lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:
Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là
Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
Các quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời ở Việt Nam đưa ra những cải cách, canh tân đất nước không xuất phát từ cơ sở nào dưới đây?
Những cơ sở dẫn tới sự ra đời của trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX bao gồm:
- Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế- chính trị- xã hội
- Thực dân Pháp đang ráo riết mở rộng quá trình xâm lược Việt Nam
- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh của các văn thân, sĩ phu
=> Một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa...của nhà nước phong kiến
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
Cho các nhận định sau:
1. Vào nửa cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam đã ra đời các trào lưu cải cách duy tân, nhưng các đề nghị cải cách duy tân cuối cùng không thực hiện được.
2. Các đề nghị cải cách, canh tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX còn nhiều hạn chế, như: mang tính lẻ tẻ, rời rạc; chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong; chưa động chạm tới các vấn đề cơ bản của thời đại
3. Tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
4. Cuối thế kỉ XIX, do không được coi trọng, chưa có được vị trí xứng đáng trong triều đình, nên nhiều sĩ phu yêu nước thức thời đã đề xướng cải cách, canh tân đất nước.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?
Đáp án C
Giải thích: các nhận định đúng là nhận định số: 1, 2, 3
Câu 7:
Các tư tưởng cải cách canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX đã có ý nghĩa quan trọng trong việc
Đáp án đúng: B
Câu 8:
Những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang hạn chế nào sau đây?
Hạn chế của các đề nghị cải cách ở Việt Nam trong nửa cuối thế kỉ XIX:
- Mang tính rời rạc, lẻ tẻ, rời rạc, thiếu tính hệ thống (mỗi người lại đề ra một
giải pháp trên một lĩnh vực mà không có tính đồng bộ)
- Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong nên đưa ra những giải pháp thiếu tính khả thi
- Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
- Các đề nghị cải cách duy tân đều xuất phất từ yêu cầu sống còn của đất nước nhằm cải thiện tình hình để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp => đều chú trọng học tập làm theo cái mới, đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu.
- Tuy nhiên những đề nghị cải cách này vẫn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến; rời rạc, lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống và chỉ dừng lại ở các bản điều trần chứ không có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng như phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX
Đáp án cần chọn là: D