Thứ bảy, 11/05/2024
IMG-LOGO

Bộ 15 đề thi học kì 1 Lịch sử 11 có đáp án (đề 6)

  • 2134 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách trong hoàn cảnh
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 5.

Giải chi tiết:

Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc Phủ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, trong xã hội xuất hiện nhiều mâu thuẫn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Trước tình hình đó, Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi (1-1868) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị.


Câu 2:

Nội dung nào sau đây không phải của Chính sách kinh tế mới ở Liên Xô?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 53, suy luận.

Giải chi tiết:

Nội dung của chinh sách kinh tế mới quy định: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng các xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân), có sự kiểm soát của nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh; nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.

=> Như vậy, theo nội dung của chính sách kinh tế mới (NEP) nhà nước không kiểm soát toàn bộ công nghiệp nặng.

Câu 3:

Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu với sự kiện nào?
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 33.

Giải chi tiết:

Ngày 28/7/1914, Áo-Hung tấn công Xéc-bi. Ngày 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga. Ngày 4/8 /1914, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh đế quốc bùng nổ và và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

=> Sự kiện ngày 28/7/1914, Áo-Hung tấn công Xéc-bi là sự kiện bắt đầu chiến tranh thế giới thứ nhất.


Câu 4:

Học thuyết Tam dân ở Trung Quốc do ai khởi xướng?
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk trang 15.

Giải chi tiết:

Tôn Trung Sơn là người khởi xướng học thuyết Tam dân ở Trung Quốc. Cương lĩnh của Trung Quốc đồng minh hội đã nêu rõ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.


Câu 5:

Cách mạng tháng Hai (1917) đã giải quyết được nhiệm vụ gì ở Nga?
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 50.

Giải chi tiết:

Trong cách mạng tháng Hai (1917), quân khởi nghĩa đã chiếm các công sở, bắt giam các bộ trưởng và tướng tá của Nga hoàng. Chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ.

=> Cách mạng tháng Hai (1917) đã giải quyết được nhiệm vụ là: lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.

Câu 6:

Hiến pháp năm 1889 đã xác lập thể chế chính trị Nhật Bản là
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 6.

Giải chi tiết:

Năm 1889, Hiến pháp mới ở Nhật Bản được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

Chú ý khi giải:

Chế độ quân chủ lập hiến là:

+ Quân chủ: còn ngôi vua những mang tính tượng trưng.

+ Lập hiến: Quốc hội đóng vai trò quan trọng, đại diện cho quyền lợi của nhân dân.


Câu 7:

Ngày 11/11/1918 gắn với sự kiện gì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:  sgk trang 35.

Giải chi tiết:

Ngày 11-11-1918, Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo – Hung.


Câu 8:

Nhiệm vụ lịch sử gì đặt ra đối với các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của thực dân phương Tây?
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk trang 18, suy luận.

Giải chi tiết:

Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước tư bản Âu, Mĩ phát triển nên đua nhau xâm chiêm thuộc địa. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á đang lâm vào khủng hoảng kinh tế - chính trị, nhân dân mâu thuẫn với bộ phận cầm quyền => Các nước Đông Nam Á trở thành miếng mồi ngon béo bở cho các nước tư bản phương Tây.

=> Yêu cầu đặt ra lúc này cho các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của các nước phương Tây là cần cải cách kinh tế, chính trị - xã hội và đoàn kết dân tộc, đấu tranh bảo vệ độc lập.

Chú ý khi giải:

Tuy nhiên, sau đó các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, trừ Xiêm.

Câu 9:

Đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 31, suy luận.

Giải chi tiết:

Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc đìa rộng lớn là các nước đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa

=> Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.

=> Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thị trường, thuộc địa. Nhật và Mĩ cùng ráo riết hoạch định chiến lược bành trướng của mình.

=> Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chú ý khi giải:

Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa đến sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vẫn chưa được giải quyết triệt để. Các nước vẫn còn nuôi ý định phân chia lại thế giới, đặc biệt là các nước đế quốc trẻ. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai sau này (1939 – 1945)

Câu 10:

Đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước tình thế gì?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 48, suy luận.

Giải chi tiết:

Đầu thế kỉ XX, nước Nga vẫn tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế sau phong trào cách mạng 1905 – 1907.

*Về chính trị

- Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng

- Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế - xã hội nghiêm trọng.

*Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.

* Về xã hội:

- Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.

- Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.

=> Chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị như cũ được nữa. Nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng.


Câu 11:

Nước nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” trong cuộc giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Liên hệ.

Giải chi tiết:

Trong cuộc đua giành giật thuộc địa ở chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc nào được mệnh danh là “con hổ đến bàn tiệc muộn” là Đức. Đức là một trong những nước đế quốc “trẻ” vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng co quá ít thuộc địa. =>> Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoach tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất. Thái độ của Đức làm quan hệ quốc tế châu Âu ngày càng căng thẳng. đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau.


Câu 12:

Ý nghĩa nào là cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc ?
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: Phân tích, đánh giá.

Giải chi tiết:

Ý nghĩa cơ bản nhất của một cuộc cách mạng là cuộc cách mạng đó đáp áp được những mục tiêu đề ra từ trước đó.

Xét mục tiêu của cách mạng Tân Hợi lúc đầu là: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

=> Ý nghĩa cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi là đã lật đổ chế độ phong kiến, lật đổ chế độ cộng hòa.


Câu 13:

Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 55

Giải chi tiết:

Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Câu 14:

Tính chất của Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga là
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: đánh giá, nhận xét.

Giải chi tiết:

Cách mạng tháng Hai đã đưa đến sự thành lập hai chính quyền song song. Tháng 4-1917, Lê – nin có bản báo cáo quan trọng trước Trungu ương Đảng Bônsêvich (Luận cương tháng Tư) chi ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

=> Cách mạng tháng Mười có tính chất là cách mạng vô sản.


Câu 15:

Từ cải cách Minh Trị (1868), trong quá trình phát triển đất nước, lĩnh vực nào luôn được xem là quốc sách hàng đầu ở Nhật Bản?
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: Liên hệ.

Giải chi tiết:

Đường lối giáo dục mới quán triệt khẩu hiệu “khoa học phương Tây và đạo đức phương Đông”, được cụ thể hóa trong chỉ dụ của Thiên hoàng ban hành (năm 1890). Do đó chính phủ Nhật Bản tuyển dụng các giáo sư ngoại quốc, cùng với đó là gửi sinh viên đi du học ở mỗi nước phương tây ngành nào mà nước đó giỏi giang hơn hết. Đồng thời, nhà nước chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy……Đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Như vậy, trong quá trình phát triển đất nước, lĩnh vực được xem là quốc sách hàng đầu của Nhật Bản là giáo dục.

Câu 16:

Thành tích lớn nhất của Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925-1941 là gì?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk 56, suy luận.

Giải chi tiết:

Qua hai kế hoạch 5 năm, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Đây là thành tích lớn nhất của Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1925 đến năm 1941.

Câu 17:

Mĩ có thái độ như thế nào trước và trong những năm đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk trang 35, suy luận.

Giải chi tiết:

Trong những năm đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ giữ thái độ trung lập, không tham gia phe nào. Đến năm 1918, Mĩ tham gia chiến tranh khi thắng – thua đã có sự phân định để mong kiến được quyền lợi từ cuộc chiến tranh này.


Câu 18:

Những nước nào ở Đông Nam Á bị thực dân Pháp xâm lược?
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:  sgk trang 19.

Giải chi tiết:

Ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

Câu 19:

Vì sao cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX? Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
Xem đáp án

Phương pháp giải: Phân tích, liên hệ

Giải chi tiết:

*Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX:

      CM tháng Mười Nga đưa đến sự thành lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, có ý nghĩa to lớn đối với nước Nga và thế giới.

- Với nước Nga:

  + Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga.

  + Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga:  giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

- Với thế giới:

     + Làm thay đổi cục diện thế giới, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất….

     + Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới….

* Ảnh hưởng với Việt Nam:

     Nhờ ánh sáng cách mạng tháng Mười đã giúp Bác Hồ đã tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam…

Câu 20:

Nêu và giải thích tính chất cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
Xem đáp án

Phương pháp giải: Đánh giá, nhận xét.

Giải chi tiết:

* Tính chất: chiến tranh đế quốc, phi nghĩa.

* Giải thích: Xuất phát lợi ích các bên tham chiến nhằm giành giật thuộc địa, thị trường, bành trướng lãnh thổ; để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương