Bộ 15 đề thi học kì 1 Lịch sử 11 có đáp án (đề 7)
-
3069 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án D
Phương pháp giải: sgk trang 17.
Giải chi tiết:
Các nước thực dân phương Tây bắt đầu mở rộng xâm lược các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX và hoàn thành vào đầu thế kỉ XX. Tiêu biểu là đến đầu thế kỉ XX, Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh.Câu 2:
Đáp án C
Phương pháp giải: sgk trang 26, 27, suy luận.
Giải chi tiết:
Đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành. Chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi. => Mâu thuẫn xã hội chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa nhân dân châu Phi với thực dân, đây cũng là nguyên nhân quan trọng đưa đến bùng nổ phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân châu Phi chống thực dân xâm lược.
Câu 3:
Đáp án D
Phương pháp giải: sgk trang 28.
Giải chi tiết:
Khu vực Mĩ Latinh là một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ, gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.Câu 4:
Đáp án C
Phương pháp giải: sgk trang 19.
Giải chi tiết:
Ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.Câu 5:
Đáp án A
Phương pháp giải: sgk trang 25, suy luận.
Giải chi tiết:
Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao. Nhờ chinh sách đối ngoại mềm dèo, nước Xiêm vời lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào, Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước. Nhờ vậy, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực mà vẫn giữ được độc lập, mặc dù chịu nhiều lệ thuộc từ chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.
=> Cuối thế kỉ XIX, Xiêm trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị do chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của Rama V.Câu 6:
Đáp án B
Phương pháp giải: sgk trang 18, suy luận.
Giải chi tiết:
Những nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược từ giữa thế kỉ XIX bao gồm:
- Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì:
Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
- Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo. diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người; các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.
- Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX.
=> Các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 7:
Đáp án B
Phương pháp giải: sgk trang 30.
Giải chi tiết:
Năm 1823, vì muốn độc chiếm Mĩ Latinh, Mĩ đã đưa ra học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.
Câu 8:
Đáp án B
Phương pháp giải: sgk trang 5, suy luận.
Giải chi tiết:
Từ giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị, kinh tế - xã hội.
=> Đặt ra yêu cầu Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường: tiếp tục duy trì chế độ phong kiến bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hay tiến hành cải cách duy tân, đưa Nhật phát triển theo con đường các nước tư bản phương Tây.
=> Nhật Bản đã lựa chọn con đường thứ hai. Tháng 1-1968, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.
Câu 9:
Đáp án D
Phương pháp giải: sgk trang 14, suy luận.
Giải chi tiết:
Phong trào Duy tân Mậu Tuất (1898) do hai nhà nho yêu nước là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo, phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến mà không dựa vào lực lượng nhân dân. Đây là nguyên nhân then chốt dẫn đến cuộc Duy tân Mậu Tuất nhanh chóng thất bại trước sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến do thái hậu Từ Hi lãnh đạo.
Câu 10:
Đáp án D
Phương pháp giải: Phân tích, nhận xét.
Giải chi tiết:
- Đáp án A: cuộc Duy tân Minh Trị đã tạo nên sự biến đổi sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực bởi đây là cải cách được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Đặc biệt là sự biến đổi về kinh tế với các công ty độc quyền đã chứng tỏ Nhật đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và đi xâm chiếm và mở rộng thuộc địa.
- Đáp án B: cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như 1 cuộc cách mạng tư sản:
+ Cuộc Duy Tân Minh Trị tuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường TBCN.
- Đáp án C: cuộc Duy tân Minh Trị đưa Nhật Bản trở thành một nước tư bản hùng mạnh ở châu Á với sức mạnh lớn về chính trị, kinh tế và quân sự.
- Đáp án D: cuộc Duy tân Minh Trị không dẫn tới sự thành lập của Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản. Đảng này ra đời do sự phát triển của phong trào công nhân.Câu 11:
Đáp án B
Phương pháp giải: sgk trang 24, 25.
Giải chi tiết:
Từ thời vua Ra-ma IV, Xiêm đã chủ trương mở cửa buôn bán với bên ngoài, lợi dụng sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Đến thời vua Ra-ma V cũng đã tiếp nối chính sách này bằng cách khuyến khích tư nhân bỏ vốn ra kinh doanh công thương nghiệp, mở hiệu buôn bán và ngân hàng. Đồng thời thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo để gìn giữ độc lập trong bối cảnh các nước Đông Nam Á khác đã bị các nước thực dân phương Tây xâm lược và đô hộ.
Câu 12:
Đáp án C
Phương pháp giải: sgk trang 35.
Giải chi tiết:
Ngày 11-11-1918, Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo – Hung.Câu 13:
Đáp án A
Phương pháp giải: sgk trang 50.
Giải chi tiết:
Đêm 25-10 (7-11), quân khởi nghĩa tấn công Cung điện Mùa Đông. Toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời (trừ Thủ tướng Kê-ren-xki) bị bắt. Ngày này trở thành ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười.
Câu 14:
Đáp án C
Phương pháp giải: sgk trang 28.
Giải chi tiết:
Từ thế kỉ XVI, XVII, đa số các nước Mĩ Latinh lần lượt biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chủ nghĩa thực dân ở đây đã thiết lập một chế độ thống trị rất phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc.
Câu 15:
Đáp án A
Phương pháp giải: sgk trang 30.
Giải chi tiết:
Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ sử dụng chính sách Cái gậy lớn”, “Ngoại giao đồng đôla” nhằm khống chế khu vực Mĩ Latinh.
Câu 16:
Đáp án A
Phương pháp giải: sgk trang 15.
Giải chi tiết:
Cương lĩnh của Trung Quốc Đồng minh hội nêu rõ mục tiêu của Hội là: đảnh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.
Câu 17:
Phương pháp giải: Phân tích, nhận xét.
Giải chi tiết:
*Nguyên nhân:
- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.
- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt do sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ, Nhật Bản) ít thuộc địa.
=> Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi vào cuối thế kỷ XIX.
- Sự hình thành hai phe đối lập, ráo riết chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh
+ Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất, lại ít thuộc địa. Năm 1882, Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe Liên Minh”, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
+ Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành “phe Hiệp ước” (đầu thế kỉ XX).
=> Đầu thế kỉ XX ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau, âm mưu xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh, một cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thị trường thế giới không thể tránh khỏi.
*Nguyên cớ:
Ngày 28/6/1914, Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi).Câu 18:
Phương pháp giải: Nhận xét, đánh giá.
Giải chi tiết:
Lê – nin đóng vai trò quan trọng với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga:
- Lãnh đạo trực tiếp, quyết định thắng lợi cách mạng tháng Mười Nga
- Chuẩn bị kế hoạch làm cách mạng lật đổ chính phủ tư sản lâm thời
- Soạn luận cương tháng 4: Cách mạng dân chủ tư sản chuyển sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Petrograt, lập chính phủ Xô-viết.