IMG-LOGO

Bài 19: Quyền tự do ngôn luận - SBT GDCD 8

  • 9049 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận?

Xem đáp án

Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc,

thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của xã hội, đất nước.


Câu 2:

Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyên tự do ngôn luận của công dân?

Xem đáp án

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông

tin theo quy định của pháp luật. (Điều 69 – Hiến pháp năm 1992 )

Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở, trên các

phương diện thông tin đại chúng. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Góp ý vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản pháp luật, bộ luật quan trọng,...


Câu 3:

Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân?

Xem đáp án

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi dể công dân thực hiện quyền tự

do ngôn luận, tự do báo chí và phát huy đúng vai trò của mình.


Câu 4:

Ý kiến nào sau đây là đúng về quyền tự do ngôn luận?

Xem đáp án

Ý đúng là: C.


Câu 8:

Hãy nêu cách thực hiện quyền tự do ngôn luận của học sinh trung học nói chung và của bản thân em nói riêng.

Xem đáp án

Em sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ dân phố, trường lớp,...);

trên các phương tiện thông tin đại chúng (qua quyền tự do báo chí); kiến nghị

với Đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc với cử tri;

hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng,...


Câu 9:

Việc nhân dân tích cực góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp là biểu hiện quyền gì của công dân? Vì sao?

Xem đáp án

Việc nhân dân tích cực góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp vừa thể hiện quyền

tham gia quản lí Nhà nước và xã hội vừa thể hiện quyền tự do ngôn luận. Bởi

vì, nhân dân được tham gia đánh giá tính hợp lí của các điều luật

trong Hiến pháp để điều chỉnh cho phù hợp.


Bắt đầu thi ngay