Chương 4: Biến dị
-
8154 lượt thi
-
47 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Gen B có 3000 nuclêôtit. Gen B đột biến thành gen b. Khi 2 gen này cùng nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường tế bào 5998 nuclêôtit.
1. Xác định chiều dài của gen b.
2. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.
1. Khi gen B tự nhân đôi đã lấy từ môi trường tế bào là 3000 nuclêôtit.
Vậy, số nuclêôtit của gen b là :
5998 nuclêôtit - 3000 nuclêôtit = 2998 nuclêôtit
Chiều dài của gen b là : (2998 : 2) X 3,4 = 5096,6 (Ả)
2. Số nuclêôtit của gen b kém gen B là :
3000 nuclêôtit - 2998 nuclêôtit = 2 nuclêôtit
Vậy, dạng đột biến từ gen B thành gen b là dạng mất 1 cặp nuclêôtit.
Câu 2:
Chiều dài của gen B là 4080 Ả. Khi sự nhân đôi liên tiếp 2 lần từ gen B đã tạo ra gen b có 2402 nuclêôtit.
1. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.
2. Gen B đột biến thành gen b vẫn có chiều dài như gen B thì đó là dạng đột biến nào ?
1. Số nuclêôtit của gen B là :
(4080 : 3,4) X 2 = 2400 (nuclêôtit)
Số nuclêôtit của gen b lớn hơn gen B là :
2402 nuclêôtit - 2400 nuclêôtit = 2 nuclêôtit
Vậy, dạng đột biến từ gen B thành gen b là dạng thêm 1 cặp nuclêôtit.
2. Nếu gen B đột biến thành gen b' vẫn có chiều dài như gen B thì đó là dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit.
Câu 3:
Ở một loài thực vật, bộ lưỡng bội là 24 NST.
Xác định số lượng NST trong mỗi tế bào của một số cá thể trong loài sau đây khi biết rằng :
Quá trình nguyên phân liên tiếp 3 đợt từ 1 tế bào của cá thể B đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tạo ra với 175 NST đơn.
Quá trình nguyên phân liên tiếp 3 đợt từ 1 tế bào của cá thể c tạo ra số tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng có 184 NST ở trạng thái chưa nhân đôi.
1. Gọi y là số NST trong mỗi tế bào của cá thể B, ta có phương trình :
(23 - 1)y= 175 (NST)
Suy ra số NST trong mỗi tế bào của cá thể B là :
y = 175 : 7 = 25 (NST)
Vậy, tế bào có bộ NST là thể ba : 2n + 1
2. Gọi z là số NST trong mỗi tế bào của cá thể C, ta có phương trình :
23. z = 184 (NST)
Suy ra số NST trong mỗi tế bào của cá thể C là :
z= 184:8 = 23 (NST)
Vậy, tế bào có bộ NST là thể một: 2n - 1
Câu 4:
Giả sử có một cặp NST tương đồng mang các đoạn phân bố theo trật tự sau :
- NST thứ nhất: ABCDEF
- NST thứ hai : abcdef
1. Khi giảm phân cho các tế bào sinh dục chứa một NST trong các trường hợp sau :
a) Xuất hiện các giao tử : ABCD, abcdefef
b) Xuất hiện các giao tử : ABABCDEF, abdcef
Hãy xác định dạng đột biến trong các trường hợp nêu trên.
2. Khi giảm phân cho các tế bào sinh dục chứa một cặp NST trong các trường hợp sau:
a) Xuất hiện các giao tử : ABCDEF, abcdef
b) Xuất hiện các giao tử : ABCDEF, ABCDEF
1. Trường hợp chứa một NST :
a) Đây là các dạng đột biến mất đoạn (mất đoạn EF) và lặp đoạn (lặp đoạn ef).
b) Đây là các dạng đột biến lặp đoạn (lặp đoạn AB) và đảo đoạn (đảo đoạn cd).
2. Trường hợp chứa một cặp NST :
a) Đây là dạng đột biến dị bội (n +1) được tạo thành do cặp NST tương đồng không phân li ở lần giảm phân I.
b) Đây là dạng đột biến dị bội (n +1) được tạo thành do cặp NST tương đồng không phân li ở lần giảm phân II.
Câu 5:
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. Khi lai các cây cà chua tứ bội lai với nhau người ta thu được những kết quả sau :
1. Trường hợp 1 : F1 có tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng
2. Trường hợp 2 : F1 có tỉ lệ 11 quả đỏ : 1 quả vàng. Biện luận và viết sơ đồ lai từng trường hợp.
1. Trường hợp 1 :
F1 có tỉ lệ phân li 3 quả đỏ : 1 quả vàng. Quả vàng có kiểu gen aaaa chứng tỏ những cây P đem lại ở đây ít nhất có 2 gen lặn aa. Mặt khác, với 3 + 1 = 4 tổ hợp là kết quả thụ phấn giữa 2 loại giao tử cái. Để cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau trong đó có giao tử mang aa thì kiểu gen của cây P phải là Aaaa.
Từ biện luận trên ta có sơ đồ lai như sau :
2. Trường hợp 2 :
F1 có tỉ lệ phân li 11 quả đỏ : 1 quả vàng, trong đó cây quả vàng có kiểu gen aaaa, do đó ở cây p ít nhất có 2 gen a. Mặt khác với 11 + 1 = 12 tổ hợp có thể giải thích là một bên P cho ra 3 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 4 : 1, còn một bên cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1. Từ đó suy ra một bên P có kiểu gen AAaa còn bên P còn lại có kiểu gen Aaaa.
Vậy sơ đồ lai như sau :
Câu 6:
Gen B dài 4080 oA, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Gen B đột biến thành gen b. Khi 2 gen cùng tự nhân đôi 1 lần thì môi trường nội bào cung cấp cho gen b kém gen B là 5A và 4G.
Xác định số nuclêôtit từng loại của gen b.
A = T = 955 nuclêôtit.
G = X = 236 nuclêôtit
Câu 7:
Gen B có 3000 nuclêôtit, trong đó có A = 1/2 G. Gen B đột biến thành gen b, nhưng số lượng nuclêôtit của 2 gen vẫn bằng nhau. Gen b có tỉ lệ A/G = 50,15%. Xác định kiểu đột biến từ gen B thành gen b.
Thay thế cặp G - X bằng cặp A - T.
Câu 8:
Một mạch của gen B mạch kép có 120T, 240A, 360X và 480G. Gen B đột biến thành gen b. Khi gen b nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 2398 nuclêôtit. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.
Mất 1 cặp nuclêôtit.
Câu 9:
Gen S đột biến thành gen s. Gen S và s tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit. Xác định dạng đột biến xảy ra với gen S.
Mất 2 cặp nuclêôtit.
Câu 10:
Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau :
Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen màu sôcôla ở lá bì. Người ta phát hiện ở một số dòng ngô đột biến có trật tự như sau :
Gen bẹ lá màu nhạt - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì!
Dạng đột biến nào đã xảy ra ?
Đảo đoạn
Câu 11:
Một loài có gen A quy định hoa đỏ, gen a quy định hoa trắng. Khi cho lai hai cá thể mang thể ba AAa giao phấn với nhau, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 như thế nào ?
17 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
Câu 12:
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Cây 4n quả đỏ AAAA giao phấn với cây 4n quả vàng aaaa được F1 . F1 giao phấn với nhau cho F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào ?
35 quả đỏ : 1 quả vàng.
Câu 13:
Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo thuyết thì tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con như thế nào ?
1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa
Câu 14:
Ở một loài thực vật, bộ lưỡng bội là 24 NST. Xác định số lượng NST trong mỗi tế bào của một số cá thể trong loài sau đây khi biết rằng :
1. 1 tế bào của cá thể D nguyên phân liên tiếp 3 đợt tạo ra số tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng đang ở kì sau có 352 NST.
2. 1 tế bào của cá thể E nguyên phân liên tiếp 3 đợt tạo ra số tế bào ở thế hệ cuối cùng đang ở kì giữa có 416 crômatit.
1. Số lượng NST trong tế bào cá thể D bằng 22.
2. Số lượng NST trong tế bào cá thể E bằng 26.
Câu 17:
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen thường liên quan tới
Đáp án A
Câu 21:
Dạng đột biến nào làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng ?
Đáp án B
Câu 25:
Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau :
Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen xác định màu sôcôla ở lá bì. Dòng ngô đột biến nào có lặp đoạn ?
Đáp án B
Câu 26:
Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau :
Gen bẹ lá màu nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen xác định màu sôcôla ở lá bì. Dòng ngô đột biến nào có mất đoạn?
Đáp án C
Câu 30:
Một cặp NST tương đồng được quy ước là Aa. Nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của giảm phân I thì sẽ tạo ra các loại giao tử nào?
Đáp án B