Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO

Chương 4: Bảo vệ môi trường

  • 7834 lượt thi

  • 64 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tài nguyên thiên nhiên là gì ? Có các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào ?

Xem đáp án

- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống.

Nguồn tài nguyên thiên không phải là vô tận, nếu sử dụng và khai thác không hợp lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ nhanh chóng cạn kiệt.

- Trong tự nhiên có các dạng tài nguyên thiên nhiên như sau :

+ Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên có khả năng phục hồi nếu sử dụng và khai thác hợp lí như tài nguyên đất, rừng, biển...

+ Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian khai thác và sử dụng sẽ bị cạn kiệt như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, than đá...

+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là những nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng biển...


Câu 2:

Hiện tại, dạng năng lượng nào đang được nghiên cứu và thay thế dần các nguồn năng lượng khác đang bị cạn kiệt dần ? Tại sao ?

Xem đáp án

- Hiện tại, năng lượng vĩnh cửu như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng sóng biển... đang được con người nghiên cứu và sử dụng để thay thế các dạng năng lượng khác đang bị cạn kiệt dần. Các nguồn năng lượng này được coi là vô hạn.

- Dạng năng lượng vĩnh cửu là năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiẻm môi trường. Cho nên, dạng năng lượng này đang được khuyến khích sử dụng.


Câu 3:

Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là như thế nào ?

Xem đáp án

Sử dụng tài nguyên thiên nhiên được cho là hợp lí khi :

- Vừa đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội hiện tại vừa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho các thế hệ mai sau.

- Không gây suy thoái môi trường, đảm bảo sự phát triển bển vững.


Câu 4:

Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã có ý nghĩa như thế nào đối với con người ?

Xem đáp án

- Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã có ý nghĩa đặc biệt đối với con người vì đó là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.

- Mỗi quốc gia cần có các biện pháp thích hợp trong việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã để phát triển bền vững.


Câu 5:

Cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật ?

Xem đáp án

Để bảo vệ tài nguyên sinh vật cần :

- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn...

- Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã.

- Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

- Không săn bắt động vật hoang dã và khai thác quá mức tài nguyên sinh vật.

- Bảo tồn các nguồn gen quý hiếm bằng công nghệ sinh học và lai tạo các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao và phẩm chất tốt.

- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên sinh vật cho mọi người.


Câu 6:

Hãy nêu hiệu quả của một số biện pháp chủ yếu cải tạo hệ sinh thái bị thoái hoá :

- Biện pháp trồng cây gây rừng.

- Biện pháp thuỷ lợi.

- Biện pháp bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.

- Biện pháp thay đổi cây trồng hợp lí.

- Biện pháp chọn giống vật nuôi, cây trồng thích hợp và năng suất cao.

Xem đáp án

Hiệu quả của một số biện pháp chủ yếu cải tạo hệ sinh thái bị thoái hoá là

- Trồng cây, gây rừng trên vùng đất trống, đồi trọc để hạn chế xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, sạt lở đất, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật, tăng cường đa dạng sinh học và cải tạo khí hậu...

- Làm tốt công tác thuỷ lợi để tưới tiêu hợp lí, góp phần điều hoà lượng nước, hạn chế lũ lụt, chù động chống hạn hán. Nhờ đó có thể mở rộng diện tích trồng trọt, tăng năng suất cây trồng...

- Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh để tăng độ màu mỡ cho đất, không gây ô nhiễm môi trường và tăng năng suất cây trồng.

- Thay đổi các giống cây trồng hợp lí (như trồng luân canh, trồng xen kẽ...) là tăng hiệu suất sử dụng đất, làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng cho cây và tăng năng suất cây trồng...

- Chọn giống vật nuôi, cây trồng thích hợp và cho năng suất cao sẽ đem lại lợi ích kinh tế cao và có điều kiện để cải tạo đất.


Câu 7:

Hãy liệt kê các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất.

Xem đáp án

Trên Trái Đất của chúng ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau về tính chất vật lí, hoá học và sinh vật. Chính sự khác nhau này là cơ sở cho sự đa dạng của các loài sinh vật trên Trái Đất.

Các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất:

- Các hệ sinh thái trên cạn :

+ Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá kim, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới...)

+ Các hệ sinh thái thảo nguyên

+ Các hệ sinh thái hoang mạc

+ Các hệ sinh thái nông nghiệp...

- Các hệ sinh thái nước mặn :

+ Hệ sinh thái vùng biển khơi

+ Hệ sinh thái vùng ven bờ...

- Các hệ sinh thái nước ngọt:

+ Hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ...)

+ Hệ sinh thái nước chảy (sông, suối)...


Câu 8:

Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái rừng ? Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng ?

Xem đáp án

* Trong tự nhiên, hệ sinh thái rừng có vai trò quan trọng đối với hành tinh của chúng ta :

- Điều hoà khí hậu và lượng mưa, làm trong sạch không khí, điều hoà lượng ôxi trong khí quyển.

- Chống xói mòn, sụt lở đất, duy trì nước ngầm, chống hạn hán và lũ lụt.

- Cung cấp thức ăn, chỗ ở cho động vật.

- Duy trì đa dạng sinh học và là yếu tố quan trọng đảm bảo cân bằng sinh thái.

Khi hệ sinh thái rừng bị phá huỷ sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng : hạn hán, lũ lụt, mất nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của sinh vật, xói mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái...

Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ hệ sinh thái rừng.

* Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng :

- Xây dựng kế hoạch khai thác tài nguyên rừng hợp lí, tránh khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng.

- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm...

- Trồng cây, gây rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc ; phục hồi các khu rừng bị thoái hoá, chống xói mòn, duy trì nguồn nước ngầm...

- Phòng cháy rừng để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, chống ô nhiễm môi trường...

- Vận động đồng bào dân tộc ít người sống định canh, định cư để không chặt phá rừng bừa bãi, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn.

- Phát triển dân số hợp lí để giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng.

- Giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho mọi người : tất cả mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ rừng.


Câu 9:

Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển và hệ sinh thái nông nghiệp ? Biện pháp chủ yếu để bảo vệ các hệ sinh thái này là gì ?

Xem đáp án

- Biển là hệ sinh thái khổng lồ trên Trái Đất (chiếm 3/4 diện tích bề mặt trái đất), có các loài động thực vật rất phong phú. Đây là nguồn thức ăn rất quan trọng cho con người nhưng không phải là vô tận. Nếu đánh bắt quá nhiều và không hợp lí thì nguồn lơi này sẽ bị cạn kiệt. Vì vậy, cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển với các biện pháp sau đây :

+ Khai thác các nguồn lợi biển với kế hoạch hợp lí. Không săn bắt các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm.

+ Chống ô nhiễm môi trường biển.

+ Bảo vệ rừng ngập mặn và trồng lại rừng đã bị chặt phá...

- Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp cho con người lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp. Mỗi quốc gia đều cần phải đảm bảo an ninh lương thực cho mình.

Ở nước ta có nhiều hệ sinh thái nông nghiệp như hệ sinh thái nông nghiệp vùng núi phía bắc, vùng trung du, vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên...

Nếu các hệ sinh thái này bị suy kiệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày của người dân. Vì vậy, cần bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp với biện pháp là duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu đồng thời với việc cải tạo các hệ sinh thái để đạt hiệu quả kinh tế cao.


Câu 10:

Ý nghĩa và nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường là gì ?

Xem đáp án

- Ý nghĩa : Luật Bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn và khắc phục những hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên, gây ra cho môi trường tự nhiên. Đồng thời cũng điều chỉnh việc khai thác và sử dựng các thành phần của môi trường một cách hợp lí để phát triển bền vững.

- Nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường :

+ Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (chương II) liên quan tới việc khai thác và sử dụng các thành phần của môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật... đồng thời cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.

+ Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (chương III) liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc xử lí các chất thải công nghiệp và sinh hoạt, xử lí các sự cố môi trường.


Câu 11:

Tài nguyên rừng thuộc loại tài nguyên tái sinh hay không tái sinh ? Tại sao ?

Xem đáp án

- Trong tự nhiên có các dạng tài nguyên thiên nhiên như sau :

+ Tài nguyên tái sinh.

+ Tài nguyên không tái sinh.

- Tài nguyên rừng gồm đất, nước, không khí, thực vật, động vật... Các tài nguyên này được con người khai thác và sử dụng phục vụ cho mình. Nếu được khai thác và sử dụng hợp lí, nguồn tài nguyên rừng sẽ không bị cạn kiệt và sẽ được phục hồi. Vì vậy, tài nguyên rừng thuộc dạng tài nguyên tái sinh. Ví dụ, chúng ta vừa bảo vệ các khu rừng cấm khai thác, vừa khai thác cây rừng, vừa trồng cây rừng mới... Như vậy, rừng sẽ phục hồi sau mỗi lần khai thác.


Câu 12:

Rừng có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ tài nguyên đất và nước ?

Xem đáp án

Trong tự nhiên, hệ sinh thái rừng là một trong những hệ sính thái có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống của con người và các sinh vật khác trên hành tinh của chúng ta.

Rừng cây có vai trò quan trọng đối với việc hình thành đất và bảo vệ đất. Để tồn tại và phát triển cây rừng cần hấp thụ nước và muối khoáng trong đất nhưng đất rừng không bị bạc màu, khô cằn vì xác sinh vật chết bị phân huỷ và cung cấp trở lại một lượng chất khoáng cho đất rừng, đồng thời nhờ có cây rừng mà đất không bị rửa trôi, không bị xói mòn và không bị mất nước, duy trì nước ngầm, chống hạn hán và lũ lụt. Ngoài ra, rừng còn là một điều kiện thuận lợi cho tuần hoàn nước trên Trái Đất.


Câu 13:

Nguồn năng lượng nào được gọi là nguồn năng lượng sạch ? Vì sao ?

Xem đáp án

- Các nguồn năng lượng sạch : năng lượng ánh sáng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều, năng lượng nhiệt trong lòng đất...

- Các nguồn năng lượng trên được gọi là năng lượng sạch vì khi sử dụng chúng không gây ô nhiễm môi trường.


Câu 14:

Nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Chúng ta khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như thế nào để phát triển bền vững ?

Xem đáp án

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận : than đá khai thác rồi sẽ hết, dầu mỏ khai thác rồi cũng hết, khí đốt tự nhiên cũng vậy... Hiện nay, việc khai thác cây rừng, săn bắt động vật đang diễn ra khá phức tạp. Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng là rất lớn... Tất cả những hiện tượng nêu trên sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ hiện tại và các thế hệ mai sau.

- Đế phát triển bền vững, chúng ta cần phải khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí và tiết kiệm, vừa đáp ứng nhu cầu củi xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên thién nhiên cho các thế hệ mai sau.


Câu 15:

Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là như thế nào và vai trò của nó trong việc duy trì cân bằng sinh thái là gì ?

Xem đáp án

Hiện nay, môi trường tự nhiên ở nhiều vùng trên Trái Đất có nguy cơ ngày càng suy thoái. Nguy cơ này đã gây ra biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt ... Các hiện tượng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Vấn đẽ đặt ra cấp bách hiện nay là phải bảo vệ môi trường tự nhiên - môi trường sống của con người, trong đó việc quan trọng là giữ gìn thiên nhiên hoang dã.

Giữ gìn thiện nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. Để bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng, mái người cần có ý thức và trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường, tham gia trồng cây, gây rừng... Kết quả của công việc này là tránh được ở nhiễm môi trường, tránh được sự cạn kiệt tài nguyên... Đây là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái.


Câu 16:

Hiệu quả của biện pháp trồng cây, gây rừng đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc là gì ?

Xem đáp án

Trồng cây, gây rừng trên những vùng đất trống, đồi núi trọc có hiệu quả hạn chế xói mòn đất, giữ ẩm cho đất, hạn chế hạn hán, lũ lụt... tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật và tăng mức độ đa dạng sinh học. Đồng thời, góp phần cải tạo khí hậu, làm trong sạch không khí, giữ bằng sinh thái...


Câu 17:

Hoàn thành bảng về sự phân chia các nhóm thực vật và động vật dựa vào giới hạn sinh thái.

Nhân tố sinh thái Các nhóm thực vật Các nhóm động vật
Ánh sáng    
Nhiệt độ    
Độ ẩm  
Xem đáp án
Nhân tố sinh thái Các nhóm thực vật Các nhóm động vật
Ánh sáng

- Nhóm cây ưa sáng

- Nhóm cây ưa bóng

- Nhóm động vật ưa sáng

- Nhóm động vật ưa tối

Nhiệt độ - Thực vật biến nhiệt

- Nhóm động vật biến nhiệt

- Nhóm động vật hằng nhiệt

Độ ẩm

- Nhóm cây ưa ẩm

- Nhóm cây chịu hạn

- Nhóm động vật ưa ẩm

- Nhóm động vật ưa khô


Câu 18:

Theo Luật Bảo vệ môi trường, khi vi phạm các điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường, gây ra sự cố môi trường thì tổ chức và cá nhân có trách nhiệm như thế nào ?

Xem đáp án

Theo Luật Bảo vệ môi trường, khi vi phạm các điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường, gây ra sự cố môi trường thì tổ chức và cá nhân bị xử phạt và phải chi phí hoặc đền bù cho việc gây ra sự cố môi trường.


Câu 19:

Luật Bảo vệ môi trường có quy định gì đối với việc săn bắt động vật hoang dã ?

Xem đáp án

Luật Bảo vệ môi trường có quy định : nghiêm cấm săn bắt động vật hoang dã. Vì vậy, mọi hành vi săn bắt, vận chuyển và buôn bán động vật hoang dã (còn sống hay đã chết) đều là những hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.


Câu 20:

Trách nhiệm của mỗi người trong việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường là gì?

Xem đáp án

- Thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và quyền lợi của mọi người, trong đó có học sinh.

- Để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường, mỗi người cần :

+ Tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của Luật.

+ Có ý thức tự giác thực hiện các điều của Luật để phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật.

+ Có ý thức vận động mọi người cùng tham gia.


Câu 21:

Có các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào ?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 22:

Tài nguyên đất, nước và tài nguyên sinh vật thuộc dạng tài nguyên nào ?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 23:

Khí đốt thiên nhiên, than đá, dầu mỏ thuộc dạng tài nguyên nào ?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 24:

Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều thuộc dạng tài nguyên nào ?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 25:

Để bảo vệ đất, cần

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 26:

Để bảo vệ tài nguỵên nước, cần làm gì ?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 27:

Ý nào sau đây nói về tài nguyên không tái sinh ?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 28:

Khi có thực vật bao phủ, đất sẽ

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 29:

Trồng cây, gây rừng có tác dụng gì trong việc bảo vệ tài nguyên nước ?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 30:

Tài nguyên thiên nhiên là

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 31:

Rừng thuộc dạng tài nguyên nào ?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 32:

Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 33:

Câu nào không có liên quan khi nói về tài nguyên sinh vật ?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 35:

Nguyên nhân nào là chủ yếu gây nên hạn hán và lũ lụt ?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 36:

Các biện pháp bảổ vệ tài nguyên sinh vật là

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 37:

Thảm thực vật có tác dụng

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 38:

Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là cơ sở để

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 39:

Bảo vệ rừng đồng nghĩa với việc bảo vệ

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 40:

Việc khai thác, vận chuyển và sử dụng không hợp lí các khoáng sản sẽ

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 41:

Những tài nguyên nào sau đây có nguồn gốc từ thực vật ?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 42:

Việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã là mối quan tâm của

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 43:

Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh có tác dụng gì ?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 45:

Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên là như thế nào ?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 46:

Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước khác biệt nhau bởi

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 47:

Các hệ sinh thái trên cạn gồm

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 48:

Hệ sinh thái nào cung cấp lương thực, thực phẩm và nhiều loại nguyên liệu cho công nghiệp ?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 49:

Ao, hồ, sông, suối là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 50:

Bảo vệ các hệ sinh thái rừng là góp phần

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 51:

Để bảo vệ các hộ sinh thái biển, cần

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 52:

Để bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp, cần

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 53:

Trái Đất của chúng ta được chia ra nhiều vùng với các kiểu hệ sinh thái khác nhau là

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 54:

Ngày nay, việc bảo vệ môi trường là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 55:

Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 56:

Luật Bảo vệ môi trường nghiêm cấm

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 57:

Việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường ở nước ta là góp phần

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 58:

Chương II của Luật Bảo vệ môi trường có nội dung nào sau đây ?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 59:

Chương III của Luật Bảo vệ môi trường có nội dung nào sau đây ?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 60:

Câu nào sai trong các câu sau :

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 62:

Câu nào sai trong các câu sau ?

Xem đáp án

Đáp án D


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan