Giải SGK Công nghệ 6 CTST Bài: Ôn tập chương 2 có đáp án
-
157 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vai trò của các nhóm thực phẩm là:
- Nhóm thực phẩm giàu chất đạm (protein): có vai trò xây dựng, tạo ra các tế bảo mới để thay thể những tế bảo giả chết đi, giúp cơ thế sinh trưởng và phát triển.
- Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột (glucid): nguồn cung cắp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.
- Nhóm thực phẩm giàu chất béo (lipid): góp phần cung cấp năng lượng, giúp bảo vệ cơ thể và chuyên hoá một số vitamin cần thiết.
- Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin: tăng sức đề kháng của cơ thẻ, giúp cơ thể khoẻ mạnh để chống lại bệnh tật.
Chúng ta cần sử dụng đây đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm chính để cơ thể phát triển vả khoẻ mạnh.
Câu 2:
Cho biết những thực phẩm sau thuộc nhóm thực phẩm nào.
a. Đỗ xanh (đậu xanh), cua, mực, thịt vịt, trứng cút.
b. Xoài, rau muống, nho, bí đỏ, đu đủ.
c. Bún, khoai lang, ngô (bắp), bột gạo.
a. Đỗ xanh (đậu xanh), cua, mực, thịt vịt, trứng cút: Nhóm thực phẩm chất đạm
b. Xoài, rau muống, nho, bí đỏ, đu đủ: Chất khoáng, vitamin
c. Bún, khoai lang, ngô (bắp), bột gạo: Bột, đường
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Các phương pháp bảo quản thực phẩm mà gia đình em đã sử dụng là:
- Ướp lạnh
- Ngâm đường
- Hút chân không
- Muối chua
Câu 7:
Các phương pháp chế biến không sử dụng nhiệt mà gia đỉnh em đã thực hiện là:
- Ướp muối
- Ngâm chua
- Phơi khô
Câu 8:
Cách tính chi phí cho một bữa ăn:
TT |
Các bước thực hiện
|
Chi tiết minh họa |
1 |
Ước tính các loại thực phẩm cần dùng |
- Thịt lợn: 400 gam - Rau muống: 300 gam - Trứng: 4 quả - Gạo: 400 gam |
2 |
Tính chi phí cho các loại thực phẩm cần dùng |
- Tiền mua thịt lợn: 15 000 đồng/100g x 400g = 60 000 đồng - Tiền mua rau muống: 4 000 đồng/100g x 300g = 12 000 đồng - Tiền mua trứng: 3 000 đồng /quả x 4 quả = 12 000 đồng - Tiền mua gạo: 2 000 đồng/100g x 400g = 8 000 đồng |
3. |
Tính chi phí cho mỗi bữa ăn |
60 000 đồng + 12 000 đồng + 12 000 đồng + 8 000 đồng = 92 000 đồng |
Câu 9:
Em hãy cho biết yêu cầu dinh dưỡng sau đây phù hợp với nhóm người nào? “Đang trong giai đoạn phát triển nên cần được cung cấp nhiều chất đạm hơn so với người lớn”
A. Người cao tuổi
B. Trẻ em đang lớn
C. Trẻ sơ sinh
D. Người lao động nặng nhọc
Đáp án: B
Vì:
+ Người cao tuổi: Các cơ quan trong cơ thể hoạt động suy yếu dần nên nhu cầu dinh dưỡng giảm so với lúc còn trẻ. Vì vậy cần giảm bớt lượng thức ăn để tránh tăng gánh nặng cho các cơ quan tiêu hóa.
+ Trẻ sơ sinh: Còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên chưa thể tiêu hóa được những thức ăn cứng. Vì vậy cần sử dụng sữa cho toàn bộ các bữa ăn trong ngày.
+ Người lao động nặng nhọc: Phải làm việc nhiều và nặng nhọc nên cần nhiều năng lượng hơn người lao động nhẹ.
Câu 10:
Trong các bữa ăn dưới đây, em hãy cho biết bữa ăn nào có thành phần các nhóm thực phẩm hợp lí:
A. Bữa ăn số 1
B. Bữa ăn số 2
C. Bữa ăn số 3
D. Cả 3 bữa ăn
Đáp án: C
Vì:
+ Có đầy đủ 3 loại món ăn chính: món canh, món mặn, món xào
+ Các món ăn có đủ thực phẩm trong 4 nhóm chính.
Câu 11:
Quan sát thời gian phân chia các bữa ăn của 3 bạn dưới đây. Theo em, bạn nào có thời gian phân chia các bữa ăn hợp lí nhất:
A. Bạn thứ nhất
B. Bạn thứ hai
C. Bạn thứ ba
D. Cả 3 bạn đều hợp lí
Đáp án: C
Vì: khoảng cách giữa các bữa ăn không quá gần nhau, cũng không quá xa nhau.
Câu 12:
Em hãy cho biết yêu cầu dinh dưỡng sau đây phù hợp với nhóm người nào? “Các cơ quan trong cơ thể hoạt động suy yếu dần nên nhu cầu dinh dưỡng giảm so với lúc còn trẻ. Vì vậy cần giảm bớt lượng thức ăn để tránh tăng gánh nặng cho các cơ quan tiêu hóa”
A. Người cao tuổi
B. Trẻ em đang lớn
C. Trẻ sơ sinh
D. Người lao động nặng nhọc
Đáp án: A
Vì:
+ Trẻ em đang lớn: Đang trong giai đoạn phát triển nên cần được cung cấp nhiều chất đạm hơn so với người lớn
+ Trẻ sơ sinh: Còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên chưa thể tiêu hóa được những thức ăn cứng. Vì vậy cần sử dụng sữa cho toàn bộ các bữa ăn trong ngày.
+ Người lao động nặng nhọc: Phải làm việc nhiều và nặng nhọc nên cần nhiều năng lượng hơn người lao động nhẹ.
Câu 13:
Theo em, thực phẩm có thể bị hư hỏng do những nguyên nhân nào?
A. Để thực phẩm lâu ngày
B. Không bảo quản thực phẩm kĩ.
C. Thực phẩm hết hạn sử dụng
D. cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Vì: thực phẩm để quá lâu, không bảo quản đúng cách hoặc đã hết thời gian sử dụng đều sẽ bị hư hỏng.
Câu 14:
Bước sơ chế nguyên liệu của phương pháp trộn thực phẩm là:
A. Làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp. Đối với nguyên liệu động vật phải làm chín trước khi cắt, thái.
B. Pha hỗn hợp nước trộn. Sau đó trộn đều các nguyên liệu với hỗn hợp nước trộn.
C. Sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: A
Vì:
+ Chế biến món ăn: pha hỗn hợp nước trộn. Sau đó trộn đều các nguyên liệu với
hỗn hợp nước trộn.
+Trình bảy món ăn: sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt.
Câu 15:
Bước chế biến món ăn của phương pháp ngâm chua là:
A. Làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp. Đối với nguyên liệu động vật phải làm chín trước khi cắt, thái.
B. Pha hỗn hợp nước ngâm. Sau đó ngâm các nguyên liệu trong hỗn hợp nước ngâm.
C. Sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt.
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: B
Vì:
+ Sơ chế nguyên liệu: làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp. Đối
với nguyên liệu động vật phải làm chín trước khi cắt, thái.
+ Trình bảy món ăn: sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt
Câu 16:
Nhóm thực phẩm nào dưới đây bao gồm những thực phẩm giàu chất đạm?
A. Mực, cá quả (cá lóc, cá chuối). dầu ăn, gạo.
B. Thịt bò, trứng gà, sữa bò, cua.
C. Tôm tươi, mì gói, khoai lang, mỡ lợn.
D. Bún tươi, cá trê, trứng cút, dầu dừa.
Đáp án: B
Vì:
+ A: dầu ăn thuộc nhóm chất béo, gạo thuộc nhóm chất bột.
+ C: mì gói, khoai lang thuộc nhóm chất bột; mỡ lợn thuộc nhóm chất béo.
+ D: Bún tươi thuộc nhóm chất bột, dầu dừa thuộc nhóm chất béo.