IMG-LOGO

Bài 1: Sống giản dị

  • 6361 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em có nhận xét gì về trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc trên ?

Xem đáp án

Bác mặc bộ quần áo Ka-ki, đội mũ vải đã bạc màu, chân đi dép cao

su Bác ăn mặc giản dị không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh lúc đó.

+ Bác cười đôn hậu, vẫy tay chào đồng bào.

+ Thái độ thân mật như người cha hiền về với đàn con.

- Nhận xét: Thái độ chân tình, cởi mở của Bác đã xua tan tất cả những

gì còn xa cách giữa Bác Hồ - Chủ tịch nước với nhân dân.

- Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người.


Câu 2:

Theo em, trang phục, tác phong và lời nói của Bác đã có tác động như thế nào tới tình cảm của nhân dân ta ? Em hãy tìm thêm những ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác Hồ.

 

Xem đáp án

- Sau khi giành được độc lập, Bác về sống với Thủ

đô Hà Nội trong một ngôi nhà sàn làm bằng gỗ.

- Trong những bài viết, những lời kêu gọi Bác Hồ luôn dùng

những từ ngữ dễ hiểu, dễ đọc để ai cũng có thể hiểu được.

- Vật dụng trong nhà Bác hết sức đơn sơ: giường mây, chiếu cói, chăn đơn...

- Bữa ãn cùa Bác đạm bạc, lúc nào cũng có rau, tương, cà (món ăn quê hương).

- Bác gần gùi với mọi người, kính trọng cụ già, thương đàn cháu nhỏ...


Câu 3:

Tính giản dị còn biểu hiện ở những khía cạnh nào khác trong cuộc sống ? Lấy ví dụ minh hoạ.

Xem đáp án

- Không xa hoa lãng phí, phô trương.

- Không cầu kì kiểu cách.

- Không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.

- Thẳng thắn, chân thật, chan hoà, vui vẻ, gần gũi, hoà hợp

với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.


Câu 4:

Sống giản dị có tác dụng gì trong cuộc sống của chúng ta ?

Xem đáp án

Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có của mỗi người. Người sống giản

dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.


Câu 5:

a) Trong các tranh sau đây, theo em, bức tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường ? Vì sao ?

Giải bài tập Giáo dục công dân 7 | Để học tốt Giáo dục công dân 7

Xem đáp án

Bức tranh (3) thể hiện đức tính giản dị. Bởi vì: Bức tranh (3) thể

hiện đúng tác phong của người học sinh, trang phục nghiêm túc,

phù hợp với lứa tuổi học sinh, tác phong nhanh nhẹn, vui tươi.

Hai bức tranh còn lại không phù hợp với lứa tuổi của học sinh:

trang điểm son phấn, loè loẹt, mang giày cao gót, đeo kính râm, mặc áo phông, khi đến trường.


Câu 7:

Tìm thêm những biểu hiện khác của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết.

Xem đáp án

- Biểu hiện của tính giản dị:

+ Mặc dù nhà rất khá giả nhưng lúc nào Hạnh cũng ăn mặc

giản dị, gần gũi, vui vẻ, chan hòa với các bạn.

+ Sinh nhật lần thứ 12, Đức tổ chức rất đơn giản song thật là vui vẻ, đầm ấm.

- Biểu hiện của tính không giản dị:

+ Gia đình Lộc cuộc sống khó khăn: bố về hưu, mẹ làm công

nhân, song Lộc lúc nào cũng đua đòi chưng diện.

+ Nhi đòi mẹ tổ chức sinh nhật thật linh đình để mời bạn bè.

+ Phúc học giỏi nhưng rất ít khi Phúc gần gũi giúp đỡ những bạn học còn yếu.


Câu 8:

Tìm tấm gương sống giản dị của những người xung quanh em.

Xem đáp án

Những tấm gương sống giản dị xung quanh em như những bạn

lớp, bạn hàng xóm hay người bạn cũ mà em biết

có lối sống giản dị và được mọi người yêu quý.


Câu 9:

Theo em, học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị ?

Xem đáp án

- Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người.

- Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách.

- Nói năng lịch sự, có văn hoá, diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu.

- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người, vì thế ngày từ

khi còn là học sinh chúng ta phải biết rèn luyện mình trong học tập,

trong hành vi cư xử, trong quan hệ giao tiếp với cha mẹ, thầy cô giáo, với bạn bè.

- Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường

sẽ, tươm tất, lịch sử, bảo vệ của Công’, không xa hoa lãng phí.

- Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình mình.


Câu 10:

Em hãy sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị.

Xem đáp án

Tục ngữ:

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền

- Ăn cần ở kiệm

Danh ngôn:

- Lời nói giản dị mà ý sâu xa là lời nói hay (Mạnh Tử).

- Phải luôn dùng lời lẽ, những thí dụ đơn giản thiết thực và dễ hiểu.

Khi viết, khi nói phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được... (Hồ Chí Minh)

“Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ

Tự kiêu một chút cũng là thừa”


Bắt đầu thi ngay