Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
-
6366 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo em, vì sao Thái có những hành vi vi phạm pháp luật ?
- Bố mẹ Thái li hôn khi em vừa 4 tuổi.
- Bố mẹ bỏ Thái đi tìm hạnh phúc riêng.
- Ở với bà ngoại, khi bà già yếu không đủ sức nuôi cháu nữa, Thái phải rửa bát thuê kiếm sống.
- Tuổi thơ của Thái: đầy bất hạnh, tủi hờn và cả tội lỗi.
Câu 2:
Thái đã không được hưởng những quyền gì so với các bạn cùng lứa tuổi ?
Thái không được hưởng những quyền:
- Quyền chung sống với bố mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
- Quyền được giáo dục: quyền được học tập, được dạy dỗ vui chơi, giải trí...
- Quyền được có nhà ở.
Câu 3:
Theo em, Thái phải làm gì để trở thành người tốt ?
- Học tập rèn luyện tốt.
- Biết vâng lời các cô, các chú tại trường giáo dưỡng.
- Thực hiện tốt nội quy, kỉ luật của nhà trường.
Câu 4:
Nêu các quyền của trẻ em được thể hiện trong tranh 1, 2, 3, 4, 5.
Ảnh (1): Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục.
Ảnh (2): Quyền được chung sống với cha mẹ, được hưởng
sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
Ảnh (3): Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
Ảnh (4), (5): Quyền được học tập, vui chơi, giải trí,
được tham gia hoạt động văn hoá, thể thao.
Câu 5:
Trong các hành vi sau, theo em, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em ?
(1) Làm khai sinh chậm, khi trẻ đến tuổi đi học mới ỉàm khai sinh ;
(2) Đánh đập, hành hạ trẻ ;
(3) Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng ;
(4) Bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống ;
(5) Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện ;
(6) Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc.
Hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em: (1); (2); (3); (6)
Câu 6:
Kể những việc làm của Nhà nước và nhân dân góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Tổ chức tiêm phòng văcxin cho trẻ.
- Lập quỹ khuyến học giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ ở những vùng thiên tai, lũ lụt.
- Tể chức lớp học tình thương cho trẻ em nghèo khó, cơ nhỡ.
- Tổ chức việc làm cho trẻ em nghèo, không nơi nương tựa.
- Lập trường, lớp học dành riêng cho trẻ khuyết tật.
Câu 7:
Hãy nêu bổn phận của học sinh đối với gia đình và nhà trường.
* Trong gia đình:
- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
- Yêu thương đùm bọc, chăm sóc giúp đỡ anh chị em
* Ở nhà trường:
- Yêu trường, yêu lớp, có yêu quê hương đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tôn trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè.
- Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức.
Câu 8:
Trong trường hợp bị kẻ xấu đe doạ, lôi kéo vào con đường phạm tội (ví dụ : Trộm cắp), em sẽ làm gì ?
(1) Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương ;
(2) Im lặng, bỏ qua ;
(3) Nói với bố mẹ hoặc các thầy cô giáo trong trường và đề nghị giúp đỡ ;
(4) Biết là sai nhưng vì bị đe doạ nên vẫn làm theo lời dụ dỗ
Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường tội phạm tội em sẽ: (1); (3).
Câu 9:
Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đổng để cho anh em Tú được đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi, Tú đã nhiều lần bỏ học để đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Tú bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, Tú không đủ điểm để lên lớp và phải học lại Hãy nêu nhận xét của em về việc làm sai của bạn Tú. Theo em, Tú đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em ?
- Tú là một người con hư, không hiếu thảo với cha mẹ, là một học
sinh lười biếng, trốn học đi chơi, vi phạm đạo đức của một học sinh.
- Không làm tròn bổn phận của một người con: yêu quý, kính trọng,
giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn.
- Không chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức, tôn trọng pháp
luật, thực hiện nếp sống văn minh.