Giải SGK Hoạt động trải nghiệm 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo có đáp án
Chủ đề 2: Chăm sóc cuộc sống cá nhân có đáp án
-
1302 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
- Chế độ sinh hoạt của em có điểm khác là
+ Em chưa tập thể dục, thể thao nhiều.
+ Chế độ ăn uống của em chưa hợp lí.
+ Em chưa uống đủ nước
…
Câu 2:
Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày mang lại cho cá nhân những thay đổi gì?
Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày mang lại cho em nhiều thay đổi tích cực:
- Khoẻ mạnh hơn
- Tinh thần sảng khoái hơn
- Vui vẻ hơn
- Tự tin hơn
- Cơ thể đẹp hơn
- Học tập tốt hơn
Câu 3:
Học sinh ghi lại những thay đổi tích cực của cá nhân.
Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày mang lại cho em nhiều thay đổi tích cực:
- Trước đây em không tập trung, bị phân tâm trong giờ học nhưng giờ em đã có thể học tập chú ý và hiệu quả hơn.
- Sau khi ăn uống đầy đủ, uống nước nhiều hơn và chăm tập thể dục, thể thao, em thấy cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Câu 4:
Quan sát các tư thế đi, đứng, ngồi dưới đây và xác định tư thế đúng.
Những tư thế đi, đứng, ngồi đúng là:
- (1): Đi thẳng lưng
- (3): Đứng thẳng lưng, chụm chân
- (5): Ngồi học ngay ngắn, thẳng lưng
Câu 5:
Nếu không giữ cho tư thế đi, đứng, ngồi đúng thì sức khoẻ cá nhân sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, đặc biệt ở độ tuổi của em là:
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là hệ xương khớp, gây thoái hoá sớm.
- Ảnh hưởng đến ngoại hình: gù lưng,…
Câu 6:
Sắp xếp không gian sinh hoạt, học tập của em gọn gàng, sạch sẽ.
Học sinh sắp xếp không gian sinh hoạt, học tập cá nhân gọn gàng, sạch sẽ.
Học sinh có thể sắp xếp bằng cách: bút cất gọn vào hộp hút. Sách giáo khoa và vở bài tập để một giá riêng. Truyện tranh và sách để một ngăn riêng.
Câu 7:
Học sinh vẽ hoặc chụp lại góc học tập nơi sinh hoạt của em và chia sẻ với bạn bè, thầy cô.
Câu 8:
Nhận diện các biểu hiện nóng giận và luyện tập kiểm soát cảm xúc bản thân theo hướng dẫn sau:
- Khi bắt đầu nóng giận, em sẽ nhận thấy: người nóng lên, tim đập nhanh hơn, thở bắt đầy gấp hơn,…
- Vào lúc này, em cần hít thở sâu, nghĩ đến điều tích cực của người khác để giảm cơn nóng giận.
Câu 9:
Luyện tập kiểm soát nóng giận khi đặt mình trong các tình huống sau:
Trong các tình huống trên, chúng ta cần
- (1): Em hít thở sâu và hỏi bạn nguyên nhân tại sao bạn cao giọng với mình như vậy.
- (2): Em hít thở sâu, suy nghĩ và xem xét lại về thực tế mình đã dọn dẹp nhà cửa chưa.
- (3): Em hít thở sâu, nhắc nhở em trai không được xáo trộn sách vở của em.
Câu 10:
Tạo niềm vui và thư giãn cho bản thân theo hướng dẫn sau:
Chia sẻ với bạn kết quả em đã đạt được khi tự tạo niềm vui và sự thư giãn cho mình theo hướng dẫn trên.
Học sinh luyện tập tạo niềm vui và thư giãn cho bản thân theo hướng dẫn trên và chia sẻ với bạn bè kết quả.
- Em đã đi học đàn để tạo sự thư dãn của bản thân cũng như điều hoà cảm xúc được tốt hơn. Bên cạnh đó em cũng đi trồng cây và chăm bón hàng ngày. Em cảm thấy đang dần thay đổi, em điều hoà được cảm xúc, không còn những cơn nóng giận không kiềm chế được nữa.
Câu 11:
Thực hành giải trí, thư giãn khi em bị căng thẳng theo những gợi ý sau. Chia sẻ những cách nghỉ ngơi, thư giãn khác mà em đã thực hiện.
- Học sinh thực hành giải trí, thư giãn khi bị căng thẳng theo những gợi ý.
- Em cũng đã thư giãn, nghỉ ngơi bằng những cách như: nấu ăn cho gia đình, thử làm những món đồ sáng tạo,…
Câu 12:
Tìm hiểu hướng dẫn cách kiểm soát lo lắng.
Học sinh thực hiện cách kiểm soát theo hướng dẫn:
- Bước 1: Xác định vấn đề mà em lo lắng.
- Bước 2: Xác định nguyên nhân dẫn đến lo lắng.
- Bước 3: Đề xuất và thực hiện biện pháp giải quyết vấn đề lo lắng.
- Bước 4: Đánh giá hiệu quả của biện pháp đã sử dụng.
Câu 13:
Luyện tập kiểm soát lo lắng của bản thân để xử lí các tình huống mà em gặp. Chia sẻ với bạn cách em giải quyết tình huống sau:
- Em lo lắng vì đến lớp không có bạn thân.
- Em lo sợ bị bắt nạt ở lớp.
Với những tình huống trên, em sẽ:
- (1) Em lo lắng vì đến lớp không có bạn thân: Em sẽ cố gắng đối xử tốt với các bạn bè, chăm chỉ học tập và tham gia các hoạt động tập thể để kết bạn.
- (2) Em lo sợ bị bắt nạt ở lớp: Em sẽ hoà đồng, vui vẻ chia sẻ với các bạn. Nếu bị bắt nạt, em sẽ chia sẻ với người lớn (bố mẹ, thầy cô) để tìm cách giải quyết.
Câu 14:
Suy nghĩ tích cực để kiểm soát cảm xúc của bản thân theo gợi ý sau:
Học sinh suy nghĩ tích cực để kiểm soát cảm xúc của bản thân theo gợi ý:
- Tìm ra những điểm tốt của bạn và nghĩ về những điểm tốt khi em gặp vấn đề với bạn: Khi em xích mích với bạn Minh, em đã ngồi lại và suy nghĩ thật ra Minh vẫn là người bạn tốt, đáng quý của em.
- Nghĩ về những kỉ niệm đẹp của bạn với mình khi em gặp vấn đề với bạn: Em nghĩ về những ngày cùng Minh đi chơi, cùng nhau đi học, cùng nhau học bài; đặc biệt là những lúc Minh giúp đỡ em khi em gặp khó khăn (như bạn giảng lại bài cho em.
- Nghĩ đến những bức tranh tươi đẹp của thiên nhiên, của tình người, của lòng tốt trong cuộc sống,… khi em thấy buồn, thấy chán nản: Mỗi lần em buồn chán là em nghĩ đến những người làng chài ở quê hương em. Những người dày sương dạn gió những trên mặt vẫn giữ nét cười, niềm hy vọng vào cuộc sống.
Câu 16:
Đọc và giải quyết các tình huống sau:
Tình huống 1: Em có thể ngủ sớm hơn vào hôm trước để có thể dậy sớm hơn. Em có thể đặt chuông cách nhau vài phút liên tiếp để có thể dậy được. Em có thể nhờ mẹ gọi dậy vào những ngày đầu để tạo thói quen.
Tình huống 2: Em sẽ đi uống nước bình thường và lên mạng đọc những tác hại của việc uống nước đá.
Tình huống 3: Em có thể đặt chuông nhắc thời gian biểu và ghi lại những hậu nếu mình mải xem tivi mà không làm việc sẽ bị muộn mất. Em có thể động viên bản thân bằng cách tự thưởng sau khi đã thực hiện đúng thời gian biểu.
Câu 17:
Hãy mô tả một tình huống giả định mà em có thể nóng giận hoặc lo lắng theo gợi ý sau:
- Tình huống nóng giận: Em bị người khác đổ lỗi trong khi em không làm sai chuyện đó. Biểu hiện khi em tức giận là sẽ nói nặng lời.
- Tình huống lo lắng: Em sắp phải tham gia cuộc thi quan trọng, ngày thi sắp đến gần. Biểu hiện là em khó tập trung và suy nghĩ nhiều về cuộc thi.
Câu 18:
Sắm vai xử lí các tình huống trên.
- Tình huống nóng giận: Em sẽ hít thở sâu, bình tĩnh và giải thích nhẹ nhàng với người ta và cùng nhau giải quyết vấn đề.
- Tình huống lo lắng: Em sẽ sắp xếp lại thời gian biểu để luyện tập, bổ sung kiến thức và nghỉ ngơi điều độ, chuẩn bị tốt cho cuộc thi. Em sẽ nghe nhạc, chơi thể thao để giảm bớt lo lắng.
Câu 19:
- Thuận lợi: Em học được cách để điều hoà cảm xúc tức giận, lo lắng.
- Khó khăn: Em chưa thực sự điều hoà được cảm xúc tức giận, lo lắng, phải cần thời gian để điều chỉnh.
Câu 20:
Với mỗi nội dung đánh giá dưới đây, hãy xác định một mức độ phù hợp nhất với em.
Học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí.
TT |
Nội dung đánh giá |
Hoàn toàn đồng ý |
Đồng ý |
Không đồng ý |
1 |
Em đi ngủ và thức dậy theo lịch đề ra. |
x |
|
|
2 |
Em ăn đủ bữa và hợp lí về dinh dưỡng. |
|
x |
|
3 |
Em không uống các loại nước có chất gây nghiện. |
|
x |
|
4 |
Em tập thể dục đều đặn. |
|
x |
|
5 |
Em tắm rửa, vệ sinh cá nhân hàng ngày và thay giặt quần áo thường xuyên. |
x |
|
|
6 |
Em bước đầu biết kiểm soát nóng giận. |
|
x |
|
7 |
Em bước đầu biết kiểm soát lo lắng. |
|
|
|
8 |
Em biết tự tạo niềm vui và thư giãn cần thiết. |
|
|
x |
9 |
Em biết cách suy nghĩ tích cực. |
x |
|
|
10 |
Em bắt đầu biết điều chỉnh bản thân phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. |
|
|
x |
11 |
Em sắp xếp nơi học tập và sinh hoạt gọn gàng, sạch sẽ và thoải mái. |
|
x |
|