Giải SGK Lịch sử 8 CTST Bài 3: Tình hình Đông Nam Á Từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Giải SGK Lịch sử 8 CTST Bài 3: Tình hình Đông Nam Á Từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
-
137 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vào thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái và phải đối mặt với sự xâm lược, chiếm đóng của thực dân phương Tây. Quá trình này đã diễn ra như thế nào? Dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của các nước Đông Nam Á có những điểm gì nổi bật? Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trong khu vực chống lại ách đô hộ đã diễn ra như thế nào?
- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.
- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi.
Câu 2:
- Dựa vào thông tin trong bài em hãy trình bày những nét chính trong quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
- Tại sao Ma-lắc-ca (Malacca) lại trở thành mục tiêu đầu tiên của chủ nghĩa thực dân phương Tây?
* Yêu cầu số 1: Nét chính về quá trình thực dân phương Tây xâm lược Đông Nam Á
- Do Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, lại giàu tài nguyên khoáng sản nên sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
- Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca. Sự kiện này đã mở đầu quá trình xâm chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia trong khu vực:
+ Hà Lan cai trị In-đô-nê-xi-a (Indonesia);
+ Anh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a (Malaya), phía Bắc đảo Booc-nê-ô (Borneo) và Mi-an-ma (Myanmar)
+ Pháp đặt ách đô hộ lên ba nước Đông Dương.
+ Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ chiếm Phi-líp-pin (Philippines).
- Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập, do tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao khôn khéo.
* Yêu cầu số 2: Ma-lắc-ca trở thành mục tiêu đầu tiên của chủ nghĩa thực dân phương Tây, vì: Ma-lắc-ca có vị trí địa lí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ đi từ Ấn Độ Dương vào vùng Biển Đông; án ngữ ở vị trí giao lưu của nhiều tuyến đường thương mại quốc tế
Câu 3:
Nêu những nét chính về tình hình chính trị Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
- Trong quá trình đô hộ Đông Nam Á. Các nước thực dân phương Tây đã thi hành nhiều chính sách cai trị thâm độc trên lĩnh vực chính trị, như:
+ “Chia để trị” (chia một nước hoặc một vùng thuộc địa thành các đơn vị hành chính với những chính sách cai trị khác nhau)
+ Mua chuộc, khống chế bộ phận phong kiến đầu hàng.
+ Cử quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương và người bản xứ chỉ nắm quyền cai quản ở địa phương.
- Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã đưa đến nhiều chuyển biến ở Đông Nam Á, như:
+ Ở các quốc gia, triều đình phong kiến đã đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân.
+ Sự chia rẽ dân tộc, tôn giáo trong nội bộ từng nước và tạo nên khoảng cách giữa các quốc gia trong khu vực.
Câu 4:
- Hình 3.5 và hình 3,6 cho em biết những ngành kinh tế nào được chính quyền thuộc địa chú trọng phát triển?
- Theo em, chính sách cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt” của chính quyền thực dân gây ra hậu quả gì cho người dân thuộc địa?
- Yêu cầu số 1: Hình 3.5 và 3.6 cho thấy, trong quá trình đô hộ Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây chú trọng đến các hoạt động: cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng cây công nghiệp và khai thác tài nguyên khoáng sản.
- Yêu cầu số 2: Chính sách cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt” của chính quyền thực dân đã khiến cho:
+ Nông dân ở các nước Đông Nam Á không có ruộng đất để trồng trọt, lâm vào cảnh đói khổ, bần cùng hóa.
+ Mặt khác, do bị mất ruộng đất, bị tước đoạt tư liệu sản xuất, nên người nông dân buộc phải bán sức lao động của mình, tới làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ hay nhà máy, xí nghiệp,… từ đó, dần hình thành nên đội ngũ công nhân.
Câu 5:
- Trình bày những nét chính về tình hình xã hội Đông Nam Á thời thực dân đô hộ.
- Những chi tiết nào trong hình 3.8 thể hiện những tầng lớp khác nhau trong xã hội và sự hiện diện của văn hóa phương Tây ở thành thị?
- Yêu cầu số 1: Nét chính về tình hình xã hội
+ Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á đã phá vỡ trật tự xã hội truyền thống. Một nền thống trị mới, mang đậm màu sắc kì thị chủng tộc và “ngu dân” được áp đặt.
+ Kết cấu xã hội ở các nước Đông Nam Á có sự thay đổi. Các giai cấp, tầng lớp cũ bị phân hóa; một số lực lượng xã hội mới đã xuất hiện, như: tư sản dân tộc; trí thức, tiểu tư sản; công nhân,…
- Yêu cầu số 2: Những chi tiết trong hình 3.8 thể hiện sự khác biệt giữa các tầng lớp xã hội và sự hiện diện của văn hóa phương Tây là:
+ Các công trình theo phong cách kiến trúc phương Tây.
+ Tàu hỏa
+ Xe đạp.
+ Người đàn ông ăn mặc sang trọng, đeo trang sức ngồi trên xe ngựa có phu xe.
Câu 6:
- Cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây đã diễn ra như thế nào ở Đông Nam Á?
- Dựa vào tư liệu 3.9 và 3.10, em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh của người dân In-đô-nê-xi-a chống lại ách đô hộ của thực dân Hà Lan?
* Yêu cầu số 1: Nét chính về cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á
- Nguyên nhân bùng nổ: mâu thuẫn dân tộc sâu sắc giữa nhân dân Đông Nam Á với thực dân phương Tây.
- Mục đích: chống lại ách cai trị bất công của chế độ thực dân, giành lại nền độc lập
- Thời điểm và hình thức đấu tranh không giống nhau giữa các nước.
- Cuộc đấu tranh tiêu biểu:
+ Cuộc đấu tranh của nhân dân trên quần đảo Ban-da (In-đô-nê-xi-a, thế kỉ XVII)
+ Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô ở Gia-va (In-đô-nê-xi-a, thế kỉ XIX)
+ Các cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)
+ Các cuộc đấu tranh chống Anh của nhân dân Mi-an-ma (1824 - 1885).
- Kết quả: thất bại, bị thực dân phương Tây đàn áp.
* Yêu cầu số 2: Nhận xét: nhân dân In-đô-nê-xi-a đã thể hiện tinh thần yêu nước, dũng cảm, kiên cường và bất khuất trong cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân Hà Lan.
Câu 7:
Hoàn thành bảng thống kê các thuộc địa của thực dưới phương Tây ở khu vực Đông Nam Á đền cuối thế kỉ XIX theo mẫu dưới đây:
Thực dân cai trị |
Hà Lan |
Anh |
Pháp |
Tây Ban Nha |
Các thuộc địa |
? |
? |
? |
? |
Thực dân cai trị |
Hà Lan |
Anh |
Pháp |
Tây Ban Nha |
Các thuộc địa |
In-đô-nê-xi-a |
Miến Điện; Mã Lai |
Việt Nam; Lào; Campuchia |
Phi-líp-pin |
Câu 8:
Hoàn thành bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây theo mẫu dưới đây:
Tình hình chính trị |
Tình hình kinh tế |
Tình hình xã hội |
Tình hình văn hóa |
|
|
|
|
Tình hình chính trị |
Tình hình kinh tế |
Tình hình xã hội |
Tình hình văn hóa |
- Triều đình phong kiến đã đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân. - Sự chia rẽ dân tộc, tôn giáo trong nội bộ từng nước và tạo nên khoảng cách giữa các quốc gia trong khu vực.
|
- Chính quyền thực dân thực hiện “cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền”; đẩy mạnh khai thác khoáng sản; mở mang giao thông vận tải. - Kinh tế Đông Nam Á chuyển biến cục bộ, thiếu cân đối… |
- Trật tự xã hội truyền thống bị phá vỡ. - Kết cấu xã hội có sự thay đổi: gc cũ phân hóa; xuất hiện những lực lượng xã hội mới. |
- Văn hóa phương Tây du nhập vào Đông Nam Á. |
Câu 9:
Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh và lực lượng tham gia trong phong trào của tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á?
- Nhận xét:
+ Trong các thế kỉ XVI - XIX, phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, trong đó, đông đảo nhất là nông dân.
+ Hình thức đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á rất phong phú, đa dạng, nhưng đấu tranh vũ trang là hình thức phổ biến nhất.
Câu 10:
Tìm hiểu thêm về một người anh hùng dân tộc của các nước Đông Nam Á trong thời kì chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây: Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ giới thiệu về người anh hùng đó.
(*) Tham khảo: Giới thiệu về anh hùng Trương Định (Việt Nam)
Trương Định (Trương Công Định) sinh năm 1820, người xã Tư Cung, huyện Bình Sơn, nay thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định là con của quan Thủy Vệ Uý Trương Cầm, tỉnh Gia Định. Năm 1854, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình Huế do Nguyễn Tri Phương thi hành, ông đem hết tài sản đi chiêu mộ dân nghèo vùng Quảng Nam - Quảng Ngãi vào khai hoang lập đồn điền ở Gia Thuận, thuộc huyện Gò Công Đông ngày nay và được bổ chức Phó Quản Cơ của đồn điền.
Khi thực dân Pháp đưa quân đánh chiếm các tỉnh Đông Nam Kì của Việt Nam, Trương Định đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy kháng chiến ở Tân Hòa. Sau khi Hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết (1862), triều đình nhà Nguyễn hạ lệnh cho Trương Định bãi binh, mặt khác lại điều ông nhận chức Lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên. Nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ông đã chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân kháng chiến “bảo vệ non sông, xóm làng”.
Nghĩa quân do Trương Định chỉ huy đã anh dũng chiến đấu, tổ chức vây đánh địch tại các vùng như: Mỹ Tho, Tân An, Chợ Lớn,… Sau khi căn cứ Tân Hòa (Gò Công) rơi vào tay Pháp, trước hỏa lực mạnh của địch, Trương Định đã buộc phải cho quân rút lui về căn cứ Tân Phước để bảo toàn lực lượng. Tại căn cứ Tân Phước, Trương Định cùng quân sĩ ráo riết chuẩn bị để tổ chức phản công, thu phục lại căn cứ Tân Hòa. Giữa lúc đó, giặc Pháp có tay sai là Huỳnh Công Tấn (tên này trước theo nghĩa quân, nhưng sau đó đã đầu hàng Pháp) dẫn đường bí mật lọt vào căn cứ, bao vây Trương Định và các tùy tướng. Trong cuộc đấu súng quyết liệt vào hửng sáng ngày 20/8/1864, Trương Định không may bị trúng đạn, gãy xương sống. Không muốn để giặc bắt, Trương Định đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết.