Giải SGK Lịch sử 8 KNTT Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc Triều và Trịnh - Nguyễn
Giải SGK Lịch sử 8 KNTT Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc Triều và Trịnh - Nguyễn
-
147 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Di tích thành nhà Mạc (Cao Bằng, Lạng Sơn), Lũy Thầy (Quảng Bình).... gợi cho em nhớ đến những cuộc xung đột nào trong các thế kỉ XVI - XVII? Những cuộc xung đột đó đã để lại hệ quả như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
- Di tích thành nhà Mạc (Cao Bằng, Lạng Sơn) ngợi cho em nhớ đến cuộc xung đột Nam - Bắc triều.
- Di tích Lũy Thầy (Quảng Bình) ngợi cho em nhớ đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.
- Hệ quả của các cuộc xung đột đó:
+ Hệ quả tiêu cực: sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm nghiêm trọng; hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn); kinh tế đất nước bị tàn phá; hàng vạn dân thường bị xô đẩy vào vòng khói lửa.
+ Hệ quả tích cực: lãnh thổ đất nước được mở rộng dần về phía Nam. Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Câu 2:
Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, hãy trình bày những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng:
+ Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.
+ Sản xuất đình đốn, nạn mất mùa thường xuyên diễn ra.
+ Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.
- Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.
Câu 3:
Hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam - Bắc triều.
- Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều:
+ Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, nhưng một bộ phận quan lại trung thành với nhà Lê lại ra sức chống đối, nhằm khôi phục lại vương triều Lê.
+ Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc" đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, thiết lập lại vương triều, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía bắc).
=> Từ năm 1533 - 1592, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, chiến trường chính là vùng Thanh Hóa - Nghệ An.
Câu 4:
Hãy tóm tắt nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều.
- Hệ quả của xung đột Nam - Bắc triều:
+ Đất nước bị chia cắt trong một thời gian dài (từ năm 1533 đến năm 1592 là khoảng thời gian diễn ra xung đột. Tuy nhiên, năm 1592, sau khi rút khỏi Thăng Long, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng và tiếp tục chiếm cứ, xây dựng lực lượng của mình tại vùng đất này. Phải đến năm 1677, chính quyền Lê - Trịnh mới có thể tiêu diệt được hoàn toàn tàn dư của nhà Mạc).
+ Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
+ Đời sống nhân dân khốn cùng vì: nạn đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình li tán.
Câu 5:
Khai thác tư liệu 2 và thông tin trong mục, hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.
- Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn:
+ Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, hai con trai của ông (là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng) còn nhỏ tuổi, nên vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt.
+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng, được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Kể từ đó, họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam.
+ Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.
=> Đến năm 1627, xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ và kéo dài đến năm 1672 mới chấm dứt.
Câu 6:
Hãy nêu hệ quả của cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.
* Hệ quả của cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn:
- Hệ quả tiêu cực:
- Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến:
+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc, do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.
+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam, do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.
- Hình thành nên cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (do cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).
+ Ở Đàng Ngoài: trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng thực tế, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị.
+ Ở Đàng Trong: con cháu họ Nguyễn cũng nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn".
- Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.
- Hệ quả tích cực: để củng cố thế lực, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã từng bước khai phá, mở rộng lãnh thổ về phía Nam; đồng thời triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Câu 7:
Hãy lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.
Nội dung |
Xung đột Nam - Bắc Triều |
Xung đột Trịnh - Nguyễn |
Người đứng đầu |
|
|
Nguyên nhân |
|
|
Thời gian |
|
|
Hệ quả |
|
|
Nội dung |
Xung đột Nam - Bắc Triều |
Xung đột Trịnh - Nguyễn |
Người đứng đầu |
- Họ Mạc (Bắc triều) - Họ Trịnh (Nam triều) |
- Họ Trịnh - Họ Nguyễn |
Nguyên nhân |
- Không chấp nhận nhà Mạc, một bộ phận quan lại trung thành với nhà Lê đã tìm cách khôi phục lại vương triều. |
- Mâu thuẫn, tranh chấp quyền lực giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn. |
Thời gian |
- Từ năm 1533 đến năm 1592 |
- Từ năm 1627 đến năm 1672 |
Hệ quả |
- Đất nước bị chia cắt. - Kinh tế bị tàn phá. - Đời sống nhân dân cực khổ. |
- Tiêu cực: + Đất nước bị chia cắt. + Hình thành cục diện “một cung vua, hai phủ chúa”. + Kinh tế bị tàn phá. + Đời sống nhân dân cực khổ. - Tích cực: + Mở rộng lãnh thổ về phía Nam + Thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. |
Câu 8:
Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra ít nhất một lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.
(*) Tham khảo lý do phản đối: xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến sẽ làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.
Vận dụng 2 trang 26 SGK Lịch sử 8 KNTT: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet về di tích Luỹ Thầy và sông Gianh (Quảng Bình), hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 10 dòng) về cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.
Lời giải:
(*) Đoạn văn tham khảo:
Năm 1545, giữa lúc cuộc chiến Nam - Bắc triều đang diễn ra quyết liệt, Nguyễn Kim qua đời, vua Lê đã trao lại toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt. Năm 1558, Nguyễn Hoàng (người con thứ của Nguyễn Kim) được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam. Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.
Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ vào năm 1627. Sau hơn 50 năm giao tranh, trải qua 7 lần giao chiến không phân thắng bại, năm 1672, hai bên tạm giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới phân chia đất nước. Đàng Trong (vùng đất từ sông Gianh trở vào Nam, hay còn gọi là Nam Hà) do con cháu họ Nguyễn nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn” và Đàng Ngoài (vùng đất từ sông Gianh trở ra Bắc, hay còn gọi là Bắc Hà) do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.
Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.