Giải SGK Ngữ văn 6 KNTT Thạch Sanh có đáp án
-
1024 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong thế giới tưởng tượng, những con vật kì ảo thường được hình dung là có nhiều đặc điểm kì lạ, biết nói tiếng người, có nhiều phép thần thông, biến hóa, có thể hại người hoặc giúp ích cho người.
Việc sáng tạo ra những con vật kì ảo thường đem lại sự hấp dẫn, thú vị cho câu chuyện. hãy tưởng tượng, vẽ một con vật kì ảo và giới thiệu về con vật đó.
Học sinh có thể lựa chọn bất kì con vật nào để vẽ và giới thiệu. Chú ý lựa chọn các con vật có nhiều lợi ích để làm con vật có phép thần thông biết giúp ích cho người, và chọn con vật có hại để làm con vật có phép thần thông phá hoại, gây hại cho con người.
Gợi ý:
- Động vật có ích: trâu, chó, mèo, chim sâu...
- Động vật có hại: rắn, sâu bọ...
Câu 2:
Câu 3:
- Thời gian: ngày xưa - cách đây rất lâu và không xác định được mốc thời gian cụ thể
- Không gian: trong một típ lều cũ dựng dưới gốc đa
Câu 4:
Câu 5:
Sau khi Thạch Sanh bị Lý Thông lừa:
- Thạch sanh: thật thà tin ngay, vỗi vã từ già mẹ con Lý Thông ra đi, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân
- Lý Thông: hí hửng đem đầu yêu quái vào kinh lĩnh thưởng
→ Hành động thể hiện tính cách, bản chất đối lập của hai con người.
Câu 6:
Câu 7:
Câu 8:
Câu 9:
Câu 10:
Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo:
- Trăn tinh: to lớn khổng lồ, có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người, khi bị giết nhả ra bộ cung tên bằng vàng,
- Đại bàng tinh: to lớn khổng lồ, sức mạnh phi thường
Câu 11:
Câu 12:
Các đồ vật kì ảo trong truyện Thạch Sanh là:-
- Cây đàn thần → Tác dụng:
- giúp Thạch Sanh giãi bày nỗi lòng với công chúa, giúp công chúa khỏi bệnh và minh oan cho Thạch Sanh
- giúp Thạch Sanh cảm hóa kẻ thù, gợi lên những tình cảm chân thành nhất, khiến quân lính 18 nước chư hầu bỏ cuộc không đánh nữa
- Niêu cơm thần → Tác dụng: giúp Thạch Sanh chiến thắng thử thách vì ăn mãi không hết được, từ đó thể hiện khát vọng về cuộc sống ấm êm, đủ đầy
→ Tác dụng của 2 đồ vật kì ảo: giúp Thạch Sanh chiến thắng thử thách của kẻ thù mà không ai phải hi sinh, đổ máu - thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân ta
Câu 13:
Lý Thông | Thạch Sanh |
- Lừa Thạch Sanh kết nghĩa huynh đệ để bóc lột sức lao động của chàng | - Xem Lý Thông là huynh đệ, hết lòng giúp đỡ công việc |
- Lừa Thạch Sanh đi nộp mạng cho chằn tinh | - Hăng hái giúp anh và nhân dân tiêu diệt chằn tinh |
- Lừa Thạch Sanh để cướp công tiêu diệt chằn tinh | - Cả tin, thật thà quay về sống tiếp dưới túp lều cũ |
- Lừa Thạch Sanh cướp công cứu công chúa, hại anh bị nhốt dưới hang sâu | - Liều mình cứu công chúa, bị hãm hại nhốt dưới vực sâu |
- Lừa dối nhà vua, hưởng công lao của Thạch Sanh trở thành phò mã |
- Cứu con trai vua Thủy Tề, nhưng chỉ nhận 1 cây đàn chứ không lấy vàng bạc - Thoát thân rồi nhưng không căm hận hay báo thù Lý Thông |
⇒ Lý Thông là kẻ xảo trá, lừa lọc, nham hiểm, xấu xa, ích kỉ | ⇒ Thạch Sanh là người lương thiện, hiền lành, dũng cảm |
⇒ Kết cục: bị sét đánh chết | ⇒ Kết cục: cưới công chúa, làm phò mã, sau này được nối ngôi vua |
⇒ Nhận xét đặc điểm hai nhân vật: Thạch Sanh và Lý Thông là hai nhân vật hoàn toàn đối lập nhau về tính cách, thuộc hai kiểu nhân vật chức năng tiêu biểu trong thế giới truyện cổ tích là người tốt (Thạch Sanh) và kẻ xấu (Lý Thông). Qua cùng các sự kiện, tác giả dân gian làm bật lên được phẩm chất của nhân vật, từ đó đưa đến kết cục cuối cùng nhằm tạo ra bài học dành cho mọi người.
Câu 14:
Qua kết thúc, tác giả dân gian muốn thể hiện ước mơ cao đẹp của nhân dân ta về cuộc sống hạnh phúc dành cho người tốt, thật thà, lương thiện. Được cưới công chúa và trở thành vua chính là ước mơ và phần thưởng cao quý nhất đối với người dân lúc bấy giờ.
→ Vì vậy, đó đã trở thành kết thúc mà nhân vật Thạch Sanh được nhận sau khi đã làm rất nhiều việc tốt, cứu giúp được nhiều người.
→ Đó cũng là kết thúc có hậu mà rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam luôn hướng tới.
Câu 15:
Những kết thúc này có:
- Điểm chung: kẻ ác là mẹ con Lý Thông đều bị trừng phạt là bị sét đánh chết, bị hóa thành những con vật có ngoại hình xấu xí, sống ở nơi ẩm thấp, bẩn thỉu
- Điểm riêng: mỗi phiên bản mẹ con Lý Thông hóa thành mỗi con vật khác nhau (bọ hung, ễnh ương)
→ Thể hiện được sự khác biệt trong văn hóa của mỗi vùng miền mà tác giả sinh sống (miền Bắc và miền Nam) - thể hiện sự đa dạng văn hóa
⇒ Gắn liền với cách giải thích của nhân dân về những hiện tượng đặc biệt trong thiên nhiên (con bọ hung phải ăn phân do từng làm điều độc ác; con ễnh ương kêu to khi trời mưa do sợ bị sét đánh chết...)
Câu 16:
Bài làm tham khảo
Vị dũng sĩ mà em muốn nhắc đến chính là người bạn cùng lớp - Nguyễn Tuấn Anh. Đó là một người bạn rất hay giúp đỡ mọi người xung quanh. Cậu đã được chúng em đặt cho biệt danh là “dũng sĩ tí hon”. Lý do của biệt danh đó xuất phát từ câu chuyện xảy ra vào chủ nhật tuần trước. Trên đường đi học về, chúng em tình cờ nhìn thấy một bạn nhỏ bị ba anh học sinh cấp hai bắt nạt. Cả nhóm dù cảm thấy rất bất bình nhưng không ai dám ra ngăn vì họ trông rất cao to, hung dữ. Khi cả nhóm còn đang bàn tán xem nên làm gì, thì Tuấn Anh đã bước đến. Cậu đã yêu cầu các anh học sinh dừng lại hành động của mình. Nhưng các anh ấy đã cười, rồi chửi mắng Tuấn Anh là thật to gan và định ra tay đánh cậu. Nhưng Tuấn Anh đã hạ gục họ chỉ bằng vài động tác võ rất mạnh mẽ. Cuối cùng, cả ba anh đó đã phải xin lỗi, trả lại món đồ cho bạn nhỏ. Sau đó, chúng em chạy đến dành cho người bạn của mình những lời ca ngợi. Biệt danh “dũng sĩ tí hon” bắt đầu từ đó. Nhưng dù vậy, điều khiến em cảm thấy ngưỡng mộ chính là tấm lòng dũng cảm của cậu.