Giải SGK Ngữ văn 6 KNTT Củng cố, mở rộng trang 47 có đáp án
-
1031 lượt thi
-
3 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về các đặc điểm của truyện cổ tích:
STT | Các yếu tố | Đặc điểm |
1 | Chủ đề | |
2 | Nhân vật | |
3 | Cốt truyện | |
4 | Lời kể | |
5 | Yếu tố kì ảo |
Điền các thông tin như sau:
STT | Các yếu tố | Đặc điểm |
1 | Chủ đề | - Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ thay đổi số phận của chính họ. |
2 | Nhân vật |
- Nhân vật trong truyện cổ tích thường đại diện choc ác kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến: Nhân vật chính diện (tốt, thiện) Nhân vật phản diện (xấu, ác) |
3 | Cốt truyện |
- Thường là các câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người - Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện |
4 | Lời kể | - Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tùy thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau trên cùng 1 cốt truyện |
5 | Yếu tố kì ảo | - Các yếu tố kì ảo không được sử dụng quá nhiều, mà xuất hiện khá ít và xâm nhập vào cuộc sống trần tụt, qua hình ảnh những ông bụt, bà tiên, những con vật kì lạ có phép thuật, nhằm tạo ra tình huống hoặc giúp con người vượt qua tình huống khó khăn |
Câu 2:
- Truyện cổ tích Thạch Sanh
- Bản truyện (theo Bùi Mạnh Nhị chủ biên)
- Bản thơ (theo Dương Thanh Bạch)
→ Điểm giống: cả hai bản kể đều xoay quanh nhân vật Thạch Sanh với cốt truyện chính gồm các sự kiện gốc (sinh ra, bị Lý Thông lừa, giết trăn tinh, giết đại bàng tinh cứu công chúa, đánh đuổi đội quân mười tám nước chư hầu)
→ Điểm khác:
- Bản truyện: chủ yếu là trần thuật lại các sự kiện được diễn ra, kể lại một cách khách quan, không đan xen nhiều yếu tố biểu cảm
- Bản thơ: miêu tả chi tiết hoàn cảnh, không gian xảy ra sự kiện, các hành động nhỏ xoay quanh sự kiện chính cũng được miêu tả, đồng thời bộc lộ các suy nghĩ, tình cảm, đánh giá của tác giả cũng như các nhân vật trong câu chuyện
Câu 3: