Giải SGK Ngữ văn 6 KNTT Thực hành tiếng Việt trang 30 có đáp án
-
1027 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, có thể dựa vào nghĩa của những yếu tố tạo nên từ ngữ đó để suy đoán nghĩa của nó. Chẳng hạn, nhờ biết được gia là nhà, tài là của cải, có thể suy đoán được gia tài là của cải đông của một người hay một gia đình.
Vận dụng cách trên để suy đoán nghĩa của các từ ngữ sau: gia tiên, gia truyền, gia cảnh, gia sản, gia súc.
STT | Từ Hán Việt | Yếu tố Hán Việt | Nghĩa của yếu tố Hán Việt | Nghĩa của từ Hán Việt |
1 | gia tiên | tiên | trước, sớm | những thế hệ trước trong gia đình (tổ tiên) |
2 | gia truyền | truyền | chuyển, giao, đưa | được truyền lại qua nhiều thế hệ trong gia đình |
3 | gia cảnh | cảnh | tình cảnh, hiện trạng | hoàn cảnh, tình trạng của gia đình |
4 | gia sản | sản | của cải, tài sản | tài sản, của cải của gia đình |
5 | gia súc | súc | vật nuôi (trâu, bò, dê...) | các vật nuôi trong gia đình |
Câu 2:
Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, có thể dựa vào những từ ngữ xung quanh để suy đoán nghĩa của nó. Chẳng hạn, khi đọc câu "Cô chị rất khéo léo, còn cô em thì rất hậu đậu." có thể có người không biết hậu đậu nghĩa là gì, nhưng khéo léo thì nhiều người biết. Nhờ biết nghĩa của khéo léo và sự xuất hiện trong câu có ý đối lập hậu đậu với khéo léo, có thể suy đoán được hậu đậu là "không khéo léo", nghĩa là vụng về.
Đọc những đoạn trích sau, vận dụng phương pháp đã được hướng dẫn để suy đoán nghĩa của các từ in đậm.
a. Thạch Sanh đã xả xác nó ra làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung tên bằng vàng.
Giải nghĩa các từ in đậm:
a. "hiện nguyên hình": hiện ra, để lộ ra hình dáng, bộ mặt, vẻ ngoài vốn có mà lâu nay được che đậy, dấu diếm
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Giải thích nghĩa của những từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau:
a. Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó, nghỉ ở gốc đa. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ trong bụng: "Người này khỏe như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi bao nhiêu." Lý Thông lân la gợi chuyện rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em.
Giải nghĩa các từ in đậm như sau:
a)
- khỏe như voi: sức khỏe phi thường, giống như voi
- lân la: tiếp cận, lại gần ai đó một cách chậm rãi, từ tốn
- gạ: mời, dụ dỗ, rủ rê ai đó làm việc gì
Câu 7:
b)
- hí hửng: vui mừng, phấn khởi thái quá
Câu 8:
c)
- khôi ngô tuấn tú: ngoại hình người con trai rất đẹp, sáng sủa, dễ gây thiện cảm
Câu 9:
d)
- bất hạnh: gặp phải những điều không may, rủi ro, khó khăn
- buồn rười rượi: nỗi buồn nặng nề, kéo dài
Câu 10:
- Nghĩa của thành ngữ "niêu cơm Thạch Sanh": là chỉ những thứ có rất nhiều, vô tận, không bao giờ dùng hết được (bởi vì trong truyện, niêu cơm thần bé tí nhưng lượng cơm dù cả đội quân của 18 nước chư hầu cũng không ăn hết được)
- Những thành ngữ được hình thành từ nội dung của các truyện kể là:
- Đẽo cày giữa đường (truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường)
- Ếch ngồi đáy giếng (truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng)
- Thầy bói xem voi (truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi)
- Hiền như cô Tấm (truyện cổ tích Tấm Cám)