Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Sinh học Giải SGK Sinh học 8 Chương 5: Tiêu hóa

Giải SGK Sinh học 8 Chương 5: Tiêu hóa

Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

  • 2187 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

- Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày.

- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hoá nào?

Xem đáp án

Trả lời:

- Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:

   + Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)

   + Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

- Dạ dày: + Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị.

   + Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HCl để biến đổi prôtêin thành các axit amin.


Câu 2:

Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào ?

Xem đáp án

Lời giải:

  Ở dạ dày diễn ra các hoạt động tiêu hóa sau :

    - Biến đổi lí học của thức ăn (dạ dày co bóp làm nhuyễn, đảo trộn thức ăn và đẩy thức ăn xuống ruột).

    - Biến đổi hóa học của thức ăn (dạ dày tiết dịch vị biến đổi hóa học thức ăn).


Câu 3:

Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như thế nào ?

Xem đáp án

Lời giải:

  Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như sau :

   - Thức ăn chạm vào lưỡi hay niêm mạc dạ dày kích thích tiết dịch vị (sau 3 giờ có tới 1 lít dịch vị).

   - Khi đói dạ dày co bóp nhẹ và thưa. Khi có thức ăn, dạ dày co bóp mạnh và nhanh hơn, lúc đầu để nhào trộn thức ăn với dịch vị, giai đoạn sau để đẩy thức ăn xuống ruột. Sự đẩy thức ăn xuống ruột còn có sự phối hợp co của cơ vòng ở môn vị.

   - Thức ăn được giữ ở dạ dày từ 3 – 6 giờ.


Câu 4:

Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào ?

Xem đáp án

Lời giải:

  Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn ra như sau :

    - Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.

    - Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3 – 10 axit amin).


Câu 5:

Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn nào cần tiêu hóa tiếp ?

Xem đáp án

Lời giải:

  Với khẩu phần thức ăn đầy đủ nhất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày thì vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp tục ở ruột là : lipit, gluxit, prôtêin.


Câu 6:

Thành dạ dày được cấu tạo gồm mấy lớp cơ bản?

Xem đáp án

Chọn đáp án: C

Giải thích: Thành dạ dày có cấu tạo 4 lớp cơ bản gồm màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.


Câu 8:

Tuyến dịch vị có nhiều ở đâu?

Xem đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị


Câu 9:

Quá trình biến đổi lí học của thức ăn xảy ra do:

Xem đáp án

Chọn đáp án: B

Giải thích: Biến đổi lí học của thức ăn là do sự co bóp của dạ dày


Câu 10:

Chất tiết chủ yếu ở dạ dày là:

Xem đáp án

Chọn đáp án: A

Giải thích: tuyến vị ở lớp niêm mạc dạ dày có các tế bào tiết Hcl và các tế bào tiết pesinogen


Câu 11:

Kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dày:

Xem đáp án

Chọn đáp án: C

Giải thích: Phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin


Câu 12:

Biến đổi lí học có sự tham gia của:

Xem đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: enzyme pepsin là do quá trình biến đổi hóa học


Câu 13:

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ợ chua là:

Xem đáp án

Chọn đáp án: B

Giải thích: Hiện tượng chướng hơi ở vùng thượng vị thường là do nuốt hơi trong lúc ăn, đặc biệt là khi uống nước


Câu 14:

Tác nhân gây ra hiện tượng ợ chua là:

Xem đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: khi nhai kẹo cao su, hút thuốc lá, hoặc miệng bị kích thích tăng tiết nước bọt cũng làm nuốt hơi tăng lên. Hiện tượng ợ hơi còn gặp trong bệnh trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh phổi, viêm túi mật. Hiện tượng ợ hơi kéo dài nhiều ngày thường do giãn cơ thực quản dưới


Bắt đầu thi ngay