Đề thi Vật Lí lớp 9 Giữa học kì 2 (Đề 3)
-
6821 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng? Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín
Lời giải
Chọn đáp án C.
Trường hợp số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Câu 2:
Trong các cách sau đây dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng (hình vẽ), cách nào đúng?
Lời giải
Chọn đáp án D.
Cả ba cách trên đều dùng nam châm điện để tạo ra được dòng điện cảm ứng.
Câu 3:
Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì
Lời giải
Chọn đáp án D.
Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
Câu 4:
Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở 5Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,5kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là
Lời giải
Chọn đáp án B.
Từ công thức Php = R. P2/U2
Câu 5:
Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 4000 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là
Lời giải
Chọn đáp án B.
Theo công thức biến thế U1/U2 = N1/N2 ta có U2 = U1, N2/N1 = 12.4000/200 = 240V
Câu 6:
Một tia sáng truyền từ ngoài không khí vào thủy tinh cso góc khúc xạ r
Lời giải
Chọn đáp án B.
Một tia sáng truyền từ ngoài không khí vào thủy tinh sẽ có góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i.
Câu 7:
Trong hình vẽ, biết PQ là mặt phân cách giũa không khí và nước. I là điểm tới, IN là pháp tuyến. Hỏi cách vẽ nào biểu hiện đúng hiện tượng khúc xạ của tia sáng khi đi từ nước ra không khí.
Lời giải
Chọn đáp án B.
Khi tia sáng truyền từ nước qua mặt phân cách giữa hai môi trường vào không khí và bị khúc xạ thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
- Trường hợp (A) tia sáng truyền thẳng nên không đúng.
- Trường hợp (C) góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới nên không đúng.
- Trường hợp (D) tia khúc xạ không nằm bên kia pháp tuyến so với tia tới nên không đúng.
- Trường hợp (B) đúng.
Câu 8:
Tia sáng chiếu từ không khí vào nước, quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ nào là đúng?
Lời giải
Chọn đáp án A.
Chiếu tia sáng từ không khí vào nước thì góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
Câu 9:
Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló.
Lời giải
Chọn đáp án D.
Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 10:
Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 10(cm). Cho một ảnh thật cách thấu kính 20(cm). Vật sáng đặt cách thấu kính là
Lời giải
Chọn đáp án B.
Theo hình vẽ và lập luận ta có: d/d' = f/(f-d') ⇔ d/20 = 10/(20-10) = 1
d = 20 (cm). Vậy vật đặt cách thấu kính d = 20 (cm)
Câu 11:
Máy phát điện gắn trên xe đạp (gọi là đinamô) có cấu tạo như thế nào? Nó là máy phát điện một chiều hay xoay chiều?
Lời giải
Cấu tạo: Gồm một nam châm vĩnh cửu quay quanh một trục cố định đặt trong lòng một lõi sắt chữ U. Trên lõi sắt chữ U có một dây dẫn quấn rất nhiều vòng.
Đinamô là một máy phát điện xoay chiều.
Câu 12:
Người ta truyền tải một công suất điện 440000W bằng một đường dây dẫn có điện trở 50Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 220000V. Công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là bao nhiêu?
Lời giải
Từ công thức Php = R. P2/U2 = 50.440.0002/(220.0002 ) = 200W
Câu 13:
Vật sáng AB có độ cao h được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f, điểm A cách thấu kính một khoảng d = 2f (hình vẽ)
a) Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính hội tụ.
b) Vận dụng kiến thức hình học tinh chiều cao h’ cảu ảnh và khoảng cách từ ảnh tới quang tâm.
Lời giải
) Sử dụng hai trong ba tia đặc biệt để vẽ ảnh.
b) Dựa vào tam giác đồng dạng, suy ra h’ = h; d’ = d = 2f. (Hình 13b)