IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Giải VBT Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 6: Hỗn hợp - Bộ Cánh diều

Giải VBT Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 6: Hỗn hợp - Bộ Cánh diều

Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

  • 231 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

- Khi nước bay hơi hết, trong bát sứ còn …………………………………………

- Tách muối ra khỏi nước muối dựa vào tính chất vật lí của muối là……………..

Xem đáp án

- Khi nước bay hơi hết, trong bát sứ còn muối ăn.

- Tách muối ra khỏi nước muối dựa vào tính chất vật lí của muối là dễ tan trong nước, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao.


Câu 2:

Để thu được muối ăn, những người làm muối (từ nước biển sạch) có thể làm nước bay hơi nhanh hơn bằng những cách sau:………………………………………..

Xem đáp án

Để thu được muối ăn, những người làm muối (từ nước biển sạch) có thể làm nước bay hơi nhanh hơn bằng những cách sau:

- Phơi nước biển trên các ruộng muối để ánh nắng chiếu trực tiếp, nước dễ dàng bay hơi và thu lấy muối ăn.

- Sử dụng phương pháp cô đặc nồi hở.


Câu 3:

Tách cát ra khỏi nước dựa vào tính chất vật lí của cát là: ………………………………………

Xem đáp án

Tách cát ra khỏi nước dựa vào tính chất vật lí của cát là: cát không tan trong nước và có kích thước lớn hơn so với các lỗ nhỏ li ti ở giấy lọc.


Câu 4:

Một số ví dụ trong cuộc sống có sử dụng cách lọc để tách chất ra khỏi hỗn hợp: ……………..

Xem đáp án

Một số ví dụ trong cuộc sống có sử dụng cách lọc để tách chất ra khỏi hỗn hợp:

- Pha cà phê phin phải lọc để tách nước cà phê ra khỏi bã cà phê.

- Hệ thống lọc nước trong máy lọc nước gia đình hoặc nhà máy sản xuất nước sạch.


Câu 5:

Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn với nước dựa vào tính chất vật lí của dầu ăn là: ……………………………

Xem đáp án

Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn với nước dựa vào tính chất vật lí của dầu ăn là: dầu ăn không tan trong nước và nhẹ hơn nước.


Câu 6:

a) Loại bỏ cát lẫn trong nước ngầm: …………………………

Vì: …………………………………………………………….
Xem đáp án

a) Loại bỏ cát lẫn trong nước ngầm: bằng phương pháp lọc.

Vì: cát không tan trong nước và có kích thước lớn hơn lỗ trống trong giấy lọc;


Câu 7:

b) Tách dầu vừng ra khỏi hỗn hợp của nó với nước: …………

Vì: ………………………………………………………………

Xem đáp án

b) Tách dầu vừng ra khỏi hỗn hợp của nó với nước: bằng phương pháp chiết.

Vì: dầu vừng không tan trong nước và nhẹ hơn nước, tách lớp với nước.


Câu 8:

c) Tách calcium carbonate từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước: ………..

Vì: ……………………………………………………………………………….
Xem đáp án

c) Tách calcium carbonate từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước: bằng phương pháp lọc.

Vì: calcium carbonate không tan trong nước.


Câu 9:

Trình bày cách tách từng chất ra khỏi mỗi hỗn hợp sau:

a) Hỗn hợp đường và bột mì.

Xem đáp án

a) Tách riêng đường và bột mì ra khỏi hỗn hợp:

- Hòa tan hỗn hợp vào nước sau đó lọc:

+ Phần rắn thu được là bột mì, sau đó đem sấy khô.

+ Phần dung dịch đem cô cạn ở nhiệt độ thích hợp được đường.


Câu 10:

b) Hỗn hợp bột sắt, bột đá vôi và muối ăn.

Xem đáp án

b) Hỗn hợp bột sắt, bột đá vôi và muối ăn:

- Dùng nam châm hút tách riêng bột sắt ra khỏi hỗn hợp.

- Phần còn lại (bột đá vôi, muối ăn) đem hòa tan vào nước sau đó lọc:

+ Phần rắn thu được là bột đá vôi sau đó sấy khô.

+ Phần dung dịch đem cô cạn được muối ăn.


Câu 11:

Bạn An điều chế tinh dầu bưởi như sau: Đun nóng vỏ bưởi trong nước, thu lấy hơi X. Làm lạnh hơi X (bằng cách dẫn hơi qua nước lạnh) thu được hỗn hợp tinh dầu bưởi và nước. Hãy đề xuất cách giúp An hoàn thiện nốt công đoạn còn lại: tách tinh dầu bưởi ra khỏi hỗn hợp dầu bưởi và nước. Biết tinh dầu bưởi không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

Xem đáp án

Sử dụng phương pháp chiết để tách tinh dầu bưởi ra khỏi hỗn hợp dầu bưởi và nước:

+ Đặt phễu chiết lên giá thí nghiệm và khóa phễu.

+ Lắc đều hỗn hợp dầu bưởi và nước rồi rót hỗn hợp vào phễu chiết.

+ Đậy nắp phễu chiết, sau đó để yên một thời gian cho hỗn hợp tách lớp.

+ Mở lắp phễu chiết, rồi mở khóa phễu từ từ để thu lớp nước dưới vào bình tam giác.

Có thể lặp lại quá trình vài lần để tách hoàn toàn nước và tinh dầu bưởi.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan