Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Văn Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Bài 10: Cuốn sách tôi yêu có đáp án

Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Bài 10: Cuốn sách tôi yêu có đáp án

Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Thực hành đọc trang 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79

  • 319 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hoàn thành danh mục sách cần đọc cho góc đọc sách hoặc thư viện mở (bao gồm ít nhất 2 chủ đề và 10 cuốn sách).

DANH MỤC SÁCH CẦN ĐỌC

Tổ:    Lớp:  

Trường:                          

Chủ đề

Tên sách

Tác giả

Nhà xuất bản

Năm xuất bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án

Trả lời:

DANH MỤC SÁCH CẦN ĐỌC

Tổ: 2 Lớp: 6A7    

Trường: 

Chủ đề

Tên sách

Tác giả

Nhà xuất bản

Năm xuất bản

Thế giới cổ tích

Thánh Gióng

Phạm Việt (Biên soạn)

NXB Mĩ Thuật

2018

Sự tích hồ Gươm

Nhiều tác giả

NXB Giáo dục

2018

Cây khế

Phạm Việt (Biên soạn)

NXB Mĩ Thuật

2020

Ai mua hành tôi

Nhiều tác giả

NXB Mĩ Thuật

2019

Sự tích trầu cau

Nhiều tác giả

NXB Hà Nội

2019

Gõ cửa trái tim

Bố con cá gai

Cho Chang-In

NXB Nhã Nam

2000

Chiếc lược ngà

Nguyễn Quang Sáng

NXB Thông tin

1990

Những ngày thơ ấu

Nguyên Hồng

NXB Văn học

1940

Cuộc chia tay của những con búp bê

Khánh Hoài

NXB Giáo dục

1992

Người thầy đầu tiên

Ai-ma-tốp

NXB Văn học

1962


Câu 2:

Trong khi đọc cuốn sách yêu thích, hoàn thành nội dung theo thẻ đọc sách sau:

THẺ ĐỌC SÁCH

Nhiệm vụ: Đọc một cuốn sách yêu thích theo chủ đề đã chọn và ghi chép lại những điều cần chú ý trong quá trình đọc và bài học, ý nghĩa rút ra từ cuốn sách.

Nội dung: Những điều thu hoạch được trong và sau khi đọc.

 

Tên sách – Tác giả

Nhân vật đáng nhớ

Hình dáng:

Hành động:

Chi tiết khó quên

 

Trích dẫn yêu thích

 

Bài học, ý nghĩa

Xem đáp án

Trả lời:

THẺ ĐỌC SÁCH

Nhiệm vụ: Đọc một cuốn sách yêu thích theo chủ đề đã chọn và ghi chép lại những điều cần chú ý trong quá trình đọc và bài học, ý nghĩa rút ra từ cuốn sách.

Nội dung: Những điều thu hoạch được trong và sau khi đọc.

 

Tên sách: Thánh Gióng – Nhiều tác giả

Nhân vật đáng nhớ

Hình dáng: Tráng sĩ oai phong lẫm liệt. 

Hành động: Dùng roi sắt quật giặc, roi gãy nhổ tre bên đường để đánh giặc

Chi tiết khó quên

Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời. 

Trích dẫn yêu thích

Đoạn Thánh Gióng đánh giặc Ân.

Bài học, ý nghĩa

Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta. 


Câu 3:

Để chuẩn bị thuyết phục các bạn cùng đọc cuốn sách em yêu thích, hoàn thành các nội dung sau:

- Điều đặc biệt nhất của cuốn sách:

- Lí do nên đọc cuốn sách này:

Xem đáp án

Trả lời:

- Điều đặc biệt nhất của cuốn sách: Kể về một người anh hùng của dân tộc ta.

- Lí do nên đọc cuốn sách này: Thấy được chiến công anh hùng của Thánh Gióng:

+ Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta. 

+ Là người anh hùng mang sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: tổ tiên thần thánh + tập thể cộng đồng bà con làng xã + thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật,… 


Câu 4:

Trong quá trình đọc cuốn sách yêu thích cùng các bạn. hoàn thành nhật kí đọc sách theo mẫu sau:

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH

Ngày

Tên sách, tác giả

Nội dung

Trích dẫn yêu thích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án

Trả lời:

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH

Ngày

Tên sách, tác giả

Nội dung

Trích dẫn yêu thích

10/04

Thánh Gióng – Nhiều tác giả

Câu chuyện “Thánh Gióng” kể về người anh hùng làng Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. 

Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời. 

11/04

Sự tích hồ Gươm

Truyện “Sự tích Hồ Gươm” ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc

Đoạn văn miêu tả cảnh Lê Lợi trả gươm thần cho thần Rùa.

12/04

Bố con cá gai

Câu chuyện về hai bố con kiên cường, dũng cảm chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo của đứa con, từ lúc em còn 3 tuổi cho đến giờ em đã lên 10. Chỉ cần bố vẫn còn niềm tin, sức sống thì sẽ truyền cảm hứng cho đứa con nhỏ tội nghiệp chiến thắng bệnh tật.

“Ngày hôm nay mà bạn vừa trải qua thật vô ích, là ngày mai mà một ai đó đã chết dần vào ngày hôm qua từng khao khát muốn được sống”


Câu 5:

Hoàn thành ghi chú về cuốn sách đã đọc theo mẫu sau:

a. Nhan đề:

- Theo em, cuốn sách có nhan đề như vậy vì:

- Nhan đề liên quan trực tiếp đến nhân vật, bối cảnh, nội dung sau trong cuốn sách:

b. Lời tựa, lời đề tặng (nếu có):

- Suy nghĩ của em được gợi ra từ lời tựa, lời đề tặng:

c. Đoạn đầu, chương đầu của cuốn sách: Có thu hút không?

- Lí do đánh giá như vậy:

d. Thế giới từ trong sách:

- Các nhân vật trong sách:

- Nhân vật đáng nhớ nhất:

- Chi tiết thú vị nhất về nhân vật:

- Bối cảnh gợi ấn tượng nhất:

- Sự vật, hiện tượng nổi bật trong bối cảnh đó:

e. Bài học từ trang sách:

- Bài học mà cuốn sách gợi cho em:

- Tác động của bài học đến suy nghĩ, tình cảm của em:

g. Trích dẫn từ trang sách (câu mà em cho là cần ghi nhớ trong cuốn sách đã đọc):

 
Xem đáp án

Trả lời:

a. Nhan đề: Bố con cá gai.

- Theo em, cuốn sách có nhan đề như vậy vì: Nhan đề nêu ra hai nhân vật chính trong câu chuyện: người bố - người con

- Nhan đề liên quan trực tiếp đến nhân vật, bối cảnh, nội dung sau trong cuốn sách: Nhan đề so sánh bố con nhà họ với cá gai. So sánh như vậy mang dụng ý của tác giả về những con người nhỏ bé nhưng kiên cường.

b. Lời tựa, lời đề tặng: không có

c. Đoạn đầu, chương đầu của cuốn sách: Có thu hút không?: 

- Lí do đánh giá như vậy: Phần mở đầu của cuốn sách ta thấy ngay lời trách yêu của người con với bố "Bố thật là một tên ngốc". Câu chuyện bắt ngay vào giọng kể của người con, xưng "tôi" mang tính chân thực cho câu chuyện. Mặc dù là lời trách nhưng người con ngay sau đó đã thể hiện rằng mình hiểu hết sự quan tâm và tình yêu của bố.

d. Thế giới từ trong sách: 

- Các nhân vật trong sách: Hai bố con

- Nhân vật đáng nhớ nhất: Người bố của Daum

- Chi tiết thú vị nhất về nhân vật: “Bố buồn bã và nhìn lên bầu trời xa thật xa kia, chịu ướt mưa như một tên ngốc.”

- Bối cảnh gợi ấn tượng nhất: Hình ảnh tuyết trắng xóa cuối cùng giống như một cái kết của tình yêu không màu không mùi vị nhưng thanh khiết và đáng trân quý vô cùng.

- Sự vật, hiện tượng nổi bật trong bối cảnh đó: Hai bố con

e. Bài học từ trang sách:

- Bài học mà cuốn sách gợi cho em: Một câu chuyện cảm động về tình cha.

- Tác động của bài học đến suy nghĩ, tình cảm của em: Yêu thương cha và gia đình mình nhiều hơn.

g. Trích dẫn từ trang sách (câu mà em cho là cần ghi nhớ trong cuốn sách đã đọc): “Ngày hôm nay mà bạn vừa trải qua thật vô ích, là ngày mai mà một ai đó đã chết dần vào ngày hôm qua từng khao khát muốn được sống”


Câu 6:

Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm qua bài nghị luận văn học:

- Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” là vì:

- Câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài có thể được viết lại như sau:

- Vai trò của những câu thơ được dẫn trong bài viết:

- Mối quan hệ giữa câu cuối cùng của bài viết với câu nêu vấn đề ở phần mở đầu:

Xem đáp án

Trả lời:

- Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” là vì: Nhà thơ sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và từ nhỏ đã đắm mình trong hơi thở của núi rừng. 

- Câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài có thể được viết lại như sau: “Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông?” 

- Vai trò của những câu thơ được dẫn trong bài viết: Những đoạn thơ được dẫn trong bài đóng vai trò làm bằng chứng để làm rõ vấn đề.

- Mối quan hệ giữa câu cuối cùng của bài viết với câu nêu vấn đề ở phần mở đầu: Tổng hợp và kết luận về vấn đề đã được nêu ra bàn luận. 


Câu 7:

Giới thiệu tác giả yêu thích:

Tiểu sử tác giả

(Tóm tắt theo cách của em, chú ý các thông tin quan trọng) 

 

Trích dẫn yêu thích

(Có thể trích dẫn từ tác phẩm hoặc dẫn những phát biểu của tác giả về vấn đề mà em quan tâm, yêu thích)

Xem đáp án

Trả lời:

Tiểu sử tác giả

(Tóm tắt theo cách của em, chú ý các thông tin quan trọng) 

 

- Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen quê ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ.

- Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

- Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp

- Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.

- Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Trích dẫn yêu thích

(Có thể trích dẫn từ tác phẩm hoặc dẫn những phát biểu của tác giả về vấn đề mà em quan tâm, yêu thích)

 

Trong tác phẩm Dế mèn phưu lưu kí (Tô Hoài), trước khi chết, nhân vật Dế Choắt đã nói với Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”


Câu 8:

Xác định những điểm tương đồng và khác biệt về nội dung và hình thức của cuốn sách và phim chuyển thể:

 

Sách (tác phẩm văn học)

Phim chuyển thể

Điểm khác biệt

 

 

Điểm tương đồng

 

Xem đáp án

Trả lời:

 

Sách (tác phẩm văn học)

Phim chuyển thể

Điểm khác biệt

Truyện: Sơn Tinh Thủy Tinh

Nội dung đầy đủ, các chi tiết rõ ràng.

Hình thức: Do tác phẩm sử dụng ngôn ngữ nên các chi tiết đều được miêu tả kĩ, rõ nét, dễ nhớ.

Phim hoạt hình: Sơn Tinh Thủy Tinh

Nội dung: Đề tài, cốt truyện đều được giữ nguyên.

Hình thức: Sử dụng hình ảnh, màu sắc thu hút, âm thanh sinh động. Tuy nhiên các chi tiết nhỏ chưa được chú ý miêu tả kĩ như trong tác phẩm văn học

Điểm tương đồng

Đều mang nội dung, bối cảnh, nhân vật trong câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.


Bắt đầu thi ngay