Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Thực hành đọc trang 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41
-
373 lượt thi
-
32 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Điền từ ngữ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành sơ đồ sau:
a. Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm như thế nào?
|
c. Cảm nhận của em về nhân vật: |
b. Ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm:
|
Trả lời:
a. Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm như thế nào? Một đêm gió rét dữ dội, lại là đêm giao thừa. |
c. Cảm nhận của em về nhân vật:
Cô bé phải sống cuộc sống nghèo khổ, đói rét; thiếu tình yêu thương, không có ai quan tâm, chăm sóc,… |
b. Ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm: Đầu trần, chân đất giữa ngày giá rét dữ dội; tạp dề cũ kĩ,… |
Câu 2:
Ghi lại những hình ảnh xuất hiện sau mỗi lần cô bé quẹt diêm:
a. Em quẹt que diêm thứ nhất:
|
b. Em quẹt que diêm thứ hai:
|
c. Em quẹt que diêm thứ ba:
|
d. Em quẹt một que diêm nữa vào tường:
|
e. Hình ảnh trong mỗi lần quẹt diêm thể hiện ước mong gì của cô bé?
|
Trả lời:
a. Em quẹt que diêm thứ nhất: lò sưởi |
b. Em quẹt que diêm thứ hai: bàn ăn thịnh soạn với những món ăn ngon: trên bàn có con ngỗng quay, … |
c. Em quẹt que diêm thứ ba: cây thông Nô-en. |
d. Em quẹt một que diêm nữa vào tường: bà nội hiền hậu. |
e. Hình ảnh trong mỗi lần quẹt diêm thể hiện ước mong gì của cô bé? + Hình ảnh lò sưởi xuất hiện lần đầu tiên vì cô bé đang phải chịu đựng cái rét dữ dội. + Hình ảnh bàn ăn, con ngỗng quay lần thứ 2 vì em đang rất đói. + Em bé cô đơn khao khát tổ ấm, tình yêu thương, niềm vui, … nên mơ về cây thông Nô-en và người bà yêu quý. |
Câu 3:
- Nhận xét cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của cô bé bán diêm:
- Cảm nhận của em về thái độ của người kể chuyện đối với cô bé bán diêm:
Trả lời:
- Nhận xét cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của cô bé bán diêm:
Chẳng ai đoái hoài …, chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh …, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm…
- Cảm nhận của em về thái độ của người kể chuyện đối với cô bé bán diêm:
Đây là thái độ và sự ứng xử thờ ơ, vô cảm và không có tình yêu thương giữa con người đối với con người.
Câu 4:
Phân tích ý nghĩa, tác dụng của một chi tiết, hình ảnh tương phản trong truyện:
Chi tiết, hình ảnh tương phản |
Ý nghĩa, tác dụng |
|
|
Trả lời:
Chi tiết, hình ảnh tương phản |
Ý nghĩa, tác dụng |
Sự tương phản giữa thời tiết giá lạnh, gió rét dữ dội; giữa đêm giao thừa khi bao nhiêu gia đình đang quây quần, sum họp với hình ảnh “em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối” |
Nhấn mạnh tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé bán diêm, hiện tại đau khổ, bất hạnh của cô bé không ai chăm sóc, yêu thương. |
Câu 5:
Trả lời:
Truyện kết thúc “có hậu” vì cô bé bán diêm đã ra đi như một thiên thần; được đoàn tụ với người bà yêu quý ở nơi “chẳng còn đói rét, đau khổ nào đe dọa họ nữa”
Câu 6:
Trả lời:
Thân gửi nhà văn An-đéc-xen. Đã hơn một thế kỉ trôi qua kể từ ngày ông viết truyện ngắn “Cô bé bán diêm”, nhưng người đọc trên khắp hành tinh này, nhất là những bạn nhỏ vẫn luôn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu tội nghiệp của cô bé. Ước mơ của cô bé trong câu chuyện là được sống mãi bên bà trong tình yêu thương, muốn thoát khỏi cảnh đói rét, đau khổ. Thực tế, cô bé đã chết rét, chết đói trong đêm giao thừa giữa khu phố với những ngôi nhà ngập tràn ánh sáng. Nhưng dưới ngòi bút yêu thương, chứa chan sự đồng cảm của ông, người đọc vẫn cảm giác rằng cô bé tội nghiệp ấy không chết. Em đang đi vào một thế giới khác, hạnh phúc và yêu thương hơn.
Câu 7:
Gạch chân cụm danh từ trong những câu sau:
a. Nhưng trời giá rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng có ai đoái hoài đến lời chào hàng của em.
b. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.
Trả lời:
a. Nhưng trời giá rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng có ai đoái hoài đến lời chào hàng của em.
b. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.
Câu 8:
Tìm và ghi lại một cụm danh từ trong truyện Cô bé bán diêm:
Tìm danh từ trung tâm trong cụm từ đó, có thể tạo ra ba cụm danh từ khác:
1.
2.
3.
Trả lời:
- Cụm danh từ: những que diêm còn lại trong bao
- Danh từ trung tâm: que diêm
- Ba cụm danh từ khác:
1. tất cả que diêm dưới đất
2. những que diêm cháy hết
3. vài que diêm nhỏ bé
Câu 9:
So sánh những câu sau đây và rút ra tác dụng của việc dùng cụm danh từ làm thành phần chính của câu.
|
(1) |
(2) |
Tác dụng của việc dùng cụm danh từ làm thành phần chính của câu |
a |
|
|
|
b |
|
|
|
Trả lời:
|
(1) |
(2) |
Tác dụng của việc dùng cụm danh từ làm thành phần chính của câu |
a |
Em bé vẫn lang thang trên đường. |
Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn đang lang thang trên đường. |
Chủ ngữ trong câu thứ nhất là một từ, trong câu thứ hai là một cụm danh từ. Cụm danh từ: em bé đáng thương, bụng đói rét đã cho thấy cảnh ngộ tội nghiệp, bất hạnh của cô bé bán diêm. |
b |
Em gái đang dò dẫm trong đêm tối. |
Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. |
Chủ ngữ trong câu thứ nhất là một từ, trong câu thứ hai là một cụm danh từ. Cụm danh từ: “một em gái nhỏ đầu chân, chân đi đất” cho thấy rõ hơn những nét ngoại hình của em bé, làm nổi bật tình cảnh nghèo khổ. |
Câu 10:
Mở rộng danh từ làm chủ ngữ trong các câu sau thành cụm danh từ.
a. Gió vẫn thổi rít vào trong nhà.
b. Lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng.
Trả lời:
a. Những cơn gió mùa đông bắc vẫn thổi rít vào trong nhà.
b. Ngọn lửa đỏ rực tỏa ra hơi nóng dịu dàng.
Câu 11:
Tìm hiểu về nhân vật Sơn theo gợi dẫn dưới đây:
a. Cảm nhận của Sơn khi thời tiết chuyển mùa:
|
b. Ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú già nói chuyện về chiếc áo bông cũ của Duyên:
|
c. Thái độ của hai chị em Sơn với những bạn nhỏ nghèo khổ:
|
d. Suy nghĩ và hành động của Sơn trước hoàn cảnh của Hiên: |
Trả lời:
a. Cảm nhận của Sơn khi thời tiết chuyển mùa: - Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. - Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. - Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét. - Sơn thấy lạnh. |
b. Ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú già nói chuyện về chiếc áo bông cũ của Duyên: - Mẹ Sơn nhắc đến làm Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá. Sơn thấy mẹ rơm rớm nước mắt. - Một ý nghĩ thoáng qua, Sơn lại gần chị thì thầm: Hãy là chúng ta mang cho nó cái áo bông cũ chị ạ. - Sơn đứng lặng yên, tự dưng trong lòng thấy ấm áp, vui vui.
|
c. Thái độ của hai chị em Sơn với những bạn nhỏ nghèo khổ: Vẫn thân mật chơi đùa cùng, không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn. |
d. Suy nghĩ và hành động của Sơn trước hoàn cảnh của Hiên: Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, Sơn cảm thấy vui vẻ, ấm áp: “Sơn đứng lặng yên chờ đợi, trong lòng tự nhiên ấm áp vui vui”. |
Câu 12:
Trả lời:
Sơn là cậu bé có tấm lòng nhân hậu, nhạy cảm. Ở Sơn có tình cảm trong sáng của trẻ thơ và lòng trắc ẩn, biết quan tâm và yêu thương người thân, bạn bè.
Câu 13:
- Câu văn miêu tả cảm xúc của Sơn khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên:
- Cảm nhận của em về ý nghĩa của sự chia sẻ:
Trả lời:
- Câu văn miêu tả cảm xúc của Sơn khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên:
Sơn cảm thấy vui vẻ, ấm áp: “Sơn đứng lặng yên chờ đợi, trong lòng tự nhiên ấm áp vui vui”.
- Cảm nhận của em về ý nghĩa của sự chia sẻ:
Niềm vui khi chia sẻ, giúp đỡ người khác và hạnh phúc ngọt ngào, ấm áp của sự trao tặng yêu thương.
Câu 14:
- Suy nghĩ của em về cách ứng xử của mẹ Hiên trong đoạn kết của truyện:
- Suy nghĩ của em về cách ứng xử của mẹ Sơn trong đoạn kết của truyện:
Trả lời:
- Suy nghĩ của em về cách ứng xử của mẹ Hiên trong đoạn kết của truyện:
Mẹ Hiên mang trả mẹ Sơn chiếc áo bông → Cách cư xử đúng đắn, tự trọng của một người mẹ nghèo khổ.
- Suy nghĩ của em về cách ứng xử của mẹ Sơn trong đoạn kết của truyện:
Mẹ Sơn không cho bé Hiên chiếc áo bông cũ mà lại cho mẹ Hiên vay tiền để may áo mới cho con. → Cách cư xử nhân hậu, tế nhị của một người mẹ có điều kiện, sống khá giả hơn.
Câu 15:
So sánh hai nhân vật cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm) và bé Hiên (Gió lạnh đầu mùa):
- Một vài điểm giống nhau:
- Một vài điểm khác nhau:
Cô bé bán diêm |
Bé Hiên |
|
|
Trả lời:
- Một vài điểm giống nhau:
Cả hai đều là những em nhỏ cùng lứa tuổi. Hoàn cảnh sống khó khăn, nhà nghèo, đều phải mặc những manh áo rách tả tơi, không có đủ áo ấm để mặc trong mùa đông giá rét.
- Một vài điểm khác nhau:
Cô bé bán diêm |
Bé Hiên |
Cô bé bán diêm phải sống trong sự thiếu thốn tình thương của người cha, không được chăm sóc, yêu thương; sống giữa sự thờ ơ, vô cảm của những người xung quanh, kết cục em phải chịu cảnh chết đói, chết rét ngay trong đêm giao thừa. |
Cô bé Hiên mặc dù nhà nghèo, không có đủ áo ấm để mặc trong mùa đông nhưng vẫn được bạn bè sẻ chia, yêu thương, giúp đỡ. Cuối truyện, mẹ Sơn còn cho mẹ bé Hiên mượn tiền để may áo cho em. |
Câu 16:
Trả lời:
Truyện “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam có rất nhiều nhân vật trẻ em, trong đó để lại ấn tượng sâu sắc nhất có lẽ là nhân vật Sơn. Sơn ở nhà với mẹ, với chị Lan, với vú già và cả em nhỏ… Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn “kéo chăn lên đắp cho em” đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – “Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá”. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Em rất yêu mẹ, vâng lời mẹ, lễ phép với vú già, biết tôn trọng chị. Không chỉ vậy em còn sống với bạn bè rất có tình người. Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì “kiêu kì và khinh khỉnh” với các bạn, trái lại Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế khi mới thấy chị em Sơn đến cùng chơi đánh khăng, đánh đáo, chúng nó “lộ vẻ vui mừng”. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cảm thông với cảnh nghèo của bạn. Tình thương và sự quan tâm của Sơn đối với bạn còn được thể hiện bằng những cử chỉ, hành động cụ thể. Thấy cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên vì nhà quá nghèo, không có đủ áo ấm để mặc. Sơn đã “động lòng thương”, nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về. Sơn thấy lòng mình “ấm áp vui vui” khi đứng lặng yên chờ chị Lan chạy về lấy áo. Tấm lòng của Sơn đối với bạn nhỏ rất chân thành. Tinh cảm nhường cơm sẻ áo cho bạn rất mãnh liệt! Mặc dù đó là chiếc áo bông của em Duyên, kỉ vật thiêng liêng của mẹ, mặc dù sau đó mẹ cái Hiên đã đem áo đến trả cho mẹ Sơn, nhưng nhờ thế mà mẹ em đã biết cảnh ngộ mẹ cái Hiên, cho mẹ cái Hiên vay năm hào đem về mua áo cho con. Sơn và chị Lan đã “cúi đầu lặng im” nhận lỗi. Hai chị em Lan và Sơn đã được dạy bảo, được sống trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương nên Sơn và chị mới biết thương bạn như vậy. Sơn là một trong những gương mặt tuổi thơ trong truyện Thạch Lam rất đáng yêu, đáng mến. Thạch Lam đôn hậu, tinh tế nên văn ông mới đậm đà và cho ta nhiều nhã thú như vậy. Trong gió lạnh đầu mùa mà lòng Sơn và mỗi bạn đọc chúng ta sao thấy ấm áp đến lạ kì !
Câu 17:
- Tìm và ghi lại một cụm động từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa:
- Từ động từ trung tâm của cụm từ đó, có thể tạo ra ba cụm động từ khác:
1.
2.
3.
Trả lời:
- Cụm động từ: đã mặc áo rét cả rồi (Sơn nhận thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi).
- Động từ trung tâm: mặc
- Ba cụm động từ khác:
1. đang mặc chiếc áo len màu đỏ.
2. vẫn mặc cái áo sơ mi trắng hôm qua
3. đã mặc quần áo chỉnh tề
Câu 18:
Tìm cụm động từ trong những câu ở bảng dưới đây. Xác định động từ trung tâm và những ý nghĩa mà động từ đó được bổ sung.
Câu |
Cụm động từ |
Động từ trung tâm |
Những ý nghĩa mà động từ trung tâm được bổ sung |
a. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng. |
|
|
|
b. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. |
|
|
|
c. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. |
|
|
|
Trả lời:
Câu |
Cụm động từ |
Động từ trung tâm |
Những ý nghĩa mà động từ trung tâm được bổ sung |
a. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng. |
nhìn ra ngoài sân |
nhìn |
địa điểm |
b. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. |
lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét |
lật, lục |
đối tượng |
c. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. |
hăm hở chạy về nhà lấy áo |
chạy |
địa điểm |
Câu 19:
- Viết lại hai câu trong truyện Gió lạnh đầu mùa có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ:
- Tác dụng của cách diễn đạt đó:
Trả lời:
- Viết lại hai câu trong truyện Gió lạnh đầu mùa có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ:
(1) Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống.
(2) Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét.
(3) Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van.
- Tác dụng của cách diễn đạt này là: Câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ thường thông báo một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau (câu 1,2) hoặc nguyên nhân – kết quả (câu 3: trạng thái “lo quá” ở nhân vật Sơn dẫn đến kết quả “sắp ăn, bỏ đũa đứng dạy, van”)
Câu 20:
- Tìm và ghi lại một cụm tính từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa:
- Từ tính từ trung tâm của cụm từ đó, có thể tạo thành ba cụm tính từ khác:
1.
2.
3.
Trả lời:
- Tìm và ghi lại một cụm tính từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa:”đã cũ”
- Từ tính từ trung tâm của cụm từ đó, có thể tạo thành ba cụm tính từ khác:
1. chưa cũ
2. cũ lắm
3. rất cũ
Câu 21:
Tìm cụm tính từ trong những câu sau. Xác định tính từ trung tâm và những ý nghĩa mà tính từ đó được bổ sung:
Câu |
Cụm tính từ |
Tính từ trung tâm |
Những ý nghĩa mà tính từ trung tâm được bổ sung |
a. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, Sơn thấy rõ như gần. |
|
|
|
b. Sơn bây giờ mới nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. |
|
|
|
Trả lời:
Câu |
Cụm tính từ |
Tính từ trung tâm |
Những ý nghĩa mà tính từ trung tâm được bổ sung |
a. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, Sơn thấy rõ như gần. |
trong hơn mọi hôm |
trong |
thời gian |
b. Sơn bây giờ mới nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. |
rất nghèo |
nghèo |
mức độ |
Câu 22:
Mở rộng tính từ làm vị ngữ trong các câu sau thành cụm tính từ:
Câu |
Vị ngữ |
Cụm tính từ được mở rộng từ vị ngữ |
a. Trời rét |
|
|
b. Tòa nhà cao |
|
|
c. Cô ấy đẹp |
|
|
Trả lời:
Câu |
Vị ngữ |
Cụm tính từ được mở rộng từ vị ngữ |
a. Trời rét |
Rét |
Ngoài đường, trời vẫn rét quá. |
b. Tòa nhà cao |
Cao |
Tòa nhà kia rất cao. |
c. Cô ấy đẹp |
Đẹp |
Đối với tôi, cô ấy vẫn đẹp như trước đây. |
Câu 23:
Khi đọc ba dòng thơ đầu, em có thể hình dung, tưởng tượng về:
- Khung cảnh thiên nhiên:
- Hình ảnh con chim chào mào:
Trả lời:
- Khung cảnh thiên nhiên: tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, bình yên được gợi ra từ hình ảnh “cây cao chót vót”…
- Hình ảnh con chim chào mào: hình dung về màu sắc, tiếng hót của con chim chào mào;
Câu 24:
Trả lời:
Khi “vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”, nhân vật “tôi” đã muốn “giam cầm” con chim chào mào – muốn “độc chiếm” cái đẹp của thiên nhiên.
Câu 25:
Trả lời:
- Sự khẳng định của nhân vật “tôi” ở hai dòng thơ cuối thể hiện những đổi thay trong ý nghĩ, cảm xúc; trong tình yêu dành cho thiên nhiên. Chẳng cần con chim chào mào lại bay về, tiếng hót du dương vẫn vang lên trong tâm trí. Bởi vì, nhân vật “tôi” đã biết ứng xử với thiên nhiên bằng sự tôn trọng và tình yêu chứ không phải bằng mong muốn “độc chiếm” hẹp hòi, ích kỉ. Tình yêu thương ấy khiến cho tâm hồn con người rộng mở, phong phú, tràn đầy niềm vui và sức sống.
Câu 26:
Dòng thơ được lặp lại trong bài thơ:
Tác dụng của việc lặp lại dòng thơ đó:
Trả lời:
- Dòng thơ được lặp lại trong bài thơ là: “triu…uýt…huýt…tu hìu…” (2 lần)
→ Tác dụng: Nhấn mạnh âm thanh của tiếng chim chào mào hót. Tiếng chim ấy không chỉ vang lên từ trên cành cây cao chót vót mà còn vang lên ngay trong chính tâm hồn nhà thơ.
Câu 27:
Trả lời:
Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp in đậm trong kí ức em là cánh đồng lúa ngày thu hoạch. Đồng lúa chín vàng. Sắc vàng của lúa, sắc vàng của nắng, tất cả làm lòng em thấy náo nức, vui tươi. Hương lúa chín đặc biệt vô cùng. Vì hương sắc ấy là hương của bội thu, hương của lao động nhọc nhằn. Một cơn gió nhẹ thoảng qua làm những bông lúa rung rinh tạo thành sóng lượn. Chúng nghiêng mình, thầm thì như trò chuyện, tâm sự râm ran. Chẳng mấy chốc, những bông lúa ấy sẽ đi theo các bác nông dân, những bông lúa sẽ làm đẹp cho đời và đẹp mãi trong lòng người. Tuổi thơ em đã sống, đã lớn lên cùng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy!
Câu 28:
Nhan đề Chuyện con mèo dạy hải âu bay có gây được sự tò mò, hấp dẫn với người đọc hay không?
Chọn: Có Không
Vì:
Trả lời:
- Nhan đề Chuyện con mèo dạy hải âu bay có gây được sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.
- Vì: Điều phi lí: Mèo là loài vật không biết bay lại có thể dạy chim hải âu bay.
Câu 29:
Trả lời:
- Cuộc trò chuyện của giáo sư mèo Anh-xtanh với Lắc-ki.
- Lắc-ki đến một tiệm tạp hóa và gặp, trò chuyện đười ươi.
- Lắc-ki buồn bã không muốn ăn sau khi trở về.
- Gióc-ba giải thích cho Lắc-ki về mọi thứ.
Câu 30:
Trả lời:
Lắc-ki lớn nhanh như thổi, được sống trong sự yêu thương của bầy mèo. chẳng mấy chốc đã ra dáng một con hải âu tuổi thiếu niên.
Câu 31:
Đọc đoạn trích (từ Nước mắt lưng tròng, Lắc-ki thuật lại tất cả mọi thứ mà Mét-thiu đã nói với nó đến hết) trong SGK (tr. 86 – 87) và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Các chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động của Gióc-ba:
b. Những điều Gióc-ba đã giảng giải cho Lắc-ki:
c. Đặc điểm của nhân vật Gióc-ba được thể hiện qua đoạn trích:
Trả lời:
a. Các chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động của Gióc-ba:
Tình yêu thương:
- Xe-crét-ta-ri-ô chôm món yêu thích cho Lắc-ki.
- Lo lắng vì không thấy Lắc-ki, đi tìm hỏi chuyện.
b. Những điều Gióc-ba đã giảng giải cho Lắc-ki:
- Khẳng định điểm đúng của con đười ươi: Con là một con hải âu.
- Phân tích điểm sai, khẳng định tình cảm: “Nhưng chúng ta yêu con...điều đó”.
- Giải thích tại sao cần phải học bay: “Con là chim hải âu… khác nhau”.
c. Đặc điểm của nhân vật Gióc-ba được thể hiện qua đoạn trích:
Mèo:
+ có 4 chân
+ có lông mao
+ không biết bay
Câu 32:
Trả lời:
- Học cách yêu thương một người khác mình.
- Mỗi người đều phải sống cuộc đời của chính mình.