Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Thực hành đọc trang 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65
-
472 lượt thi
-
38 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trả lời:
- Trái Đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời.
- Nước chiếm 3/4 bề mặt Trái đất. Nhờ có nước sự sống trên Trái đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú, từ vi sinh vật mang cấu tạo đơn giản đến động vật bậc cao có hệ thần kinh vô cùng phức tạp.
- Trái Đất là nơi cư ngụ của muôn loài. Tất cả mọi dạng tồn tại của sự sống đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học bí ẩn.
- Con người là đỉnh cao kỳ diệu của sự sống trên trái đất. Con người là động vật bậc cao có tình cảm, ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực. Tuy nhiên, cũng chính con người đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến Trái Đất bằng hành động khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi.
- Tình trạng của Trái Đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương. Câu hỏi Trái Đất có thể chịu đựng được đến bao giờ là câu hỏi nhân loại không thể làm ngơ.
Câu 2:
Trả lời:
Nội dung: Phần 2, tác giả nói về sự hiện diện của nước trên Trái Đất.
Chức năng: Làm nổi bật mạch thông tin chính của văn bản: Vừa làm sáng tỏ nhan đề văn bản, vừa xác định hướng triển khai các phần kế tiếp
Câu 3:
Theo văn bản, sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất có các biểu hiện:
Trả lời:
- Có loài nhỏ bé với kích thước hiển vi: vi sinh vật.
- Có loài khổng lồ: cây bao báp, cá voi xanh, khủng long.
- Muôn loài tồn tại ở khắp nơi, trên các cánh rừng nguyên sinh, các đại dương bao la.
Câu 4:
Trả lời:
+ Con người là động vật bậc cao, có não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực….
+ Bằng bàn tay lao động sáng tạo, con người đã cải tạo lại bộ mặt của Trái Đất, khiến cho nó “người” hơn, thân thiện hơn.
- Tuy nhiên sự sống trên Trái Đất sẽ kì diệu hơn nếu con người không khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng xấu.
Câu 5:
Trả lời:
- Nước chính là “vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất.
- Có vô số loài thực vật, động vật sinh sôi nảy nở,…
Câu 6:
Theo đoạn cuối của văn bản, Trái Đất hiện đang đối mặt với những thách thức:
Trả lời:
+ Trước hết, người viết nói tới một số thảm họa do hành động “vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người” gây ra cho hành tinh này.
+ Tiếp theo, câu hỏi “Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?” xoáy sâu vào tình trạng Trái Đất hầu như đã huy động hết khả năng chịu đựng của mình trước những gì đã và đang diễn ra. Rõ ràng, “sức khỏe” của Trái Đất đang “có vấn đề”. Điều đó cũng có nghĩa là “ngôi nhà chung” mà chúng ta cư ngụ đang đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi mọi người phải thể hiện tinh thần trách nhiệm, không được khoanh tay đứng nhìn.
Câu 7:
Trả lời:
Con người khai thác thiên nhiên Màu xanh của Trái Đất bị thu hẹp Trái Đất nóng dần lên Thủng tầng ô-dôn, không khí ô nhiễm.
Câu 8:
Trả lời:
Đây là một văn bản thông tin hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức. Văn bản có tính chặt chẽ, tập trung đưa tới những thông tin nhằm thuyết phục người đọc rằng Trái Đất hội đủ điều kiện để sự sống nảy sinh, phát triển và sự thực, sự sống đã nảy nở hết sức đa dạng.
Câu 9:
Trả lời:
Soi ngược vào những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ của đất nước trong thơ ca, chúng ta mới thấy mảnh đất chúng ta đang sinh sống hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi những hậu quả của ô nhiễm môi trường: mùa thu se se lạnh của Hà Nội bị thay thế bởi cái nóng oi bức mà dai dẳng của mùa hạ, mực nước biển dâng cao gây lũ lụt làm thiệt hại cả về người và của, một số sinh vật tuyệt chủng vì mất nơi sinh sống, không ít người tử vong vì ô nhiễm nguồn nước và không khí,… Thật đáng buồn khi người đầu độc nhân loại và các sinh vật khác trên hành tinh lại được coi là bộ phận sở hữu những phát minh vĩ đại làm thay đổi nền văn minh trên Trái đất. Vì vậy, để hành tinh xanh mãi xanh, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi công dân trên hành tinh xanh này. Chúng ta phải cùng nhau chung tay thì mới có thể tạo ra tác động đủ lớn giúp đẩy lùi và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân và các sinh vật khác.
Câu 10:
Trả lời:
- Nhan đề.
- Phần sa-pô
- Đề mục.
- Các đoạn văn.
- Tranh minh họa.
Câu 11:
Thông tin về một đoạn văn mà em chọn trong văn bản Trái đất – cái nôi của sự sống:
Thứ tự đoạn văn trong văn bản |
Điểm mở đầu và điểm kết thúc của đoạn văn |
Ý chính của đoạn văn |
Chức năng của đoạn văn trong văn bản |
|
|
|
|
Trả lời:
Thứ tự đoạn văn trong văn bản |
Điểm mở đầu và điểm kết thúc của đoạn văn |
Ý chính của đoạn văn |
Chức năng của đoạn văn trong văn bản |
Đoạn 3 (Trái Đất - nơi cư ngụ của muôn loài). |
Điểm mở đầu: Muôn loài tồn tại trên Trái Đất; Điểm kết thúc: Tất cả sự sống trên Trái Đất đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học bí ẩn, lạ lùng). |
Sự sống trên Trái Đất thật phong phú, muôn màu. |
Làm rõ nét thêm nội dung của văn bản: Trái Đất là cái nôi của sự sống đối với muôn loài. |
Câu 12:
Trả lời:
a. Nhiều loài động vật quý hiếm trước đây giờ đã tuyệt chủng.
b. Họ đã tuyệt giao với nhau sau nhiều xích mích.
c. Tôi không ngờ cô ấy lại tuyệt tình đến vậy.
Câu 13:
Trả lời:
Các loài chung sống với nhau như thế nào? được chia làm 3 phần, Trái Đất – cái nôi của sự sống được chia làm 2 phần.
Câu 14:
Trả lời:
Con người trở nên quá tự kiêu, thấy mình là chúa tể của cả thế giới, có thể tùy ý xếp đặt trật tự mà tạo hóa đã bền bỉ xây dựng.
Câu 15:
Trả lời:
- Trong quần xã luôn tồn tại một trật tự. Trật tự trong cuộc sống của muôn loài: loài ưu thế, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài chủ chốt, loài đặc trưng,…
+ Loài ưu thế (như cậy thông trong quần xã rừng thông) đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng nhiều và có khả năng hoạt động mạnh.
+ Loài chủ chốt (như sư tử ở các đồng cỏ hay cá sấu ở đầm nước châu Phi) đóng vai trò kiểm soát, khống chế hoạt động của các loài khác và duy trì sự phát triển ổn định của quần xã.
- Ngoài những điều kể trên, trật tự này còn được thể hiện ở sự phân bố các loài trong không gian sống chung, hoặc theo chiều thẳng đứng (như sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới), hoặc theo chiều ngang (trải ra theo bề rộng của địa hình), để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và giúp từng loài có thể sử dụng nguồn sống của môi trường một cách hiệu quả nhất.
Câu 16:
Trả lời:
- Theo em, việc thiên nhiên giữ gìn duy trì trật tự ấy có ý nghĩa tạo nên sự đa dạng, phát triển bền vững của các hệ sinh thái trên trái đất như một quy luật sinh thái tự nhiên của sự sống trên hành tinh.
Câu 17:
Trả lời:
- Những việc con người có thể làm để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật: Trồng cây gây rừng, bảo vệ các loài động vật quý hiếm và hoang dã, các loại sinh vật biển, cải thiện hồ chứa nước,...
Câu 18:
Trả lời:
- Các số liệu đưa ra Trái Đất có khoảng trên 10.000.000 loài sinh vật, bao gồm cả thực vật và động vật. Hiện nay, con người mới chỉ biết được khoảng trên 1.400.000 loài. Trong đó, có trên 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài động vật.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng, đặt vấn đề trong tương quan với bộ phim Vua sư tử.
Câu 19:
Trả lời:
“Tất cả chúng ta đều thuộc về vòng đời bất tận”, đây là một câu nói thông thái, cho thấy sự am hiểu bản chất cuộc sống và cách ứng xử khôn ngoan đối với đời sống của muôn loài.
Câu 20:
Điều em còn thắc mắc về văn bản đọc và những dự định bổ sung kiến thức liên quan đến vấn đề do văn bản gợi ra:
Điều thắc mắc |
Dự định xem, đọc |
|
|
Trả lời:
Điều thắc mắc |
Dự định xem, đọc |
- Sự đa dạng trong thế giới tồn tại trên Trái Đất |
- Tìm đọc thêm các văn bản thông tin, sách báo về thế giới động thực vật |
Câu 21:
Trả lời:
Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau. Vì thế, một trong những vấn đề nóng được quan tâm là cách để giúp trẻ có nhận thức của riêng mình về những thảm họa môi trường và việc bảo vệ các loài sinh vật mà Trái Đất đang phải đối diện. Hàng ngày, bố mẹ cùng trò chuyện và thực hành với trẻ các hoạt động nho nhỏ và ý nghĩa. Đối với trẻ nhỏ, tiếp cận bằng hình ảnh và câu chuyện luôn là một cách hiệu quả để giúp trẻ có ấn tượng và ghi nhớ sâu sắc về cuộc sống muôn màu muôn vẻ của các loài sinh vật trên Trái Đất. Vì thế, những bộ phim ngắn hay những cuốn sách về các loài sinh vật chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bố mẹ khi trò chuyện và thực hành cùng con.
Câu 22:
Một số từ mượn từ tiếng Hán và tiếng Anh trong hai văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống và Các loài chung sống với nhau như thế nào?
Từ mượn từ tiếng Hán |
|
Từ đơn |
Từ ghép |
Đầu, phòng, đơn, băng |
kế hoạch, phát triển, công nghiệp, không khí, ô nhiễm |
Từ mượn từ tiếng Anh |
Nguyên dạng |
Phiên âm |
|
|
|
|
|
Trả lời:
Từ mượn từ tiếng Hán |
|
Từ đơn |
Từ ghép |
|
|
Từ mượn từ tiếng Anh |
Nguyên dạng |
Phiên âm |
elip |
e-líp |
|
ozone |
ô-dôn |
Câu 23:
Trả lời:
- Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác
- Do có thời gian dài bị các nước đô hộ, áp bức
- Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới, phong phú hơn
Câu 24:
Trả lời:
- Tồn: tồn đọng, tồn vong, tồn tại
- Phát: Phát tài, phát lộc, tài phát
- Cá: cá nhân, cá biệt
Câu 25:
Trả lời:
- Vốn từ tiếng Việt giàu có và phức tạp, gồm nhiều từ được mượn ở những ngôn ngữ khác, nhất là tiếng Hán (trước đây), tiếng Pháp, tiếng Anh (sau này).
- Khi nhập vào tiếng Việt, các từ mượn đã được Việt hóa ở những mức độ khác nhau và quá trình này vẫn đang tiếp diễn.
- Nhờ việc chủ động vay mượn từ, tiếng Việt luôn phát triển, trong khi vẫn bảo lưu được những nét tinh túy vốn có của mình.
Câu 26:
Trả lời:
Từ cần thay |
Từ dùng để thay thế |
|
Từ mượn tiếng Anh |
Fan, idol |
Người hâm mộ, thần tượng |
Từ mượn tiếng Hán |
Phấn khích, hân hoan, xuất hiện, chuyên cơ, phi trường. |
Vui sướng, mừng rỡ, bước ra, máy bay riêng, sân bay. |
Câu 27:
Trả lời:
Chào shop X,
Em muốn mua một chiếc ti-vi màn hình LED 30 inch tại shop mình. Anh/chị có thể giao tới tận nhà em với địa chỉ: 32 phố Viên, phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Số điện thoại người nhận: 0123456789. Em xin cảm ơn.
Câu 28:
Dựa vào nội dung bài thơ Trái đất của Ra-xun Gam-da-tốp, điền vào bảng sau những thông tin phù hợp:
Trái Đất trong cách hình dung và thái độ ứng xử của các đối tượng khác nhau |
|||
Các đối tượng nhìn Trái Đất |
Biểu hiện cụ thể của cái nhìn và thái độ đối với Trái Đất |
Cụm từ thể hiện nhận xét khái quát của em về các thái độ ứng xử đã có |
|
Một số đối tượng khác ngoài “tôi” |
Cách hình dung về Trái Đất |
Hình dung như quả bóng, quả dưa. Trái Đất bị con người cắt xẻ thành nhiều phần, tranh giành nhau những mảnh đất màu mỡ, tươi tốt. |
Trái Đất được nhìn nhận như một vật sở hữu vô tri, vô giác – Trái Đất được hình dung như một con người có cảm xúc và là một số phận đau khổ. |
Thái độ ứng xử với Trái Đất |
Thể hiện sự căm ghét, mỉa mai (tác giả gọi là lũ, bọn) trước những hành vi vô đạo đức đó. |
Cách cư xử bạo ngược, ngu dốt |
|
“Tôi” – nhà thơ |
Cách hình dung về Trái Đất |
Nhà thơ hình dung về Trái Đất với khuôn mặt thân thương. |
Trái Đất được nhìn nhận như một vật sở hữu vô tri, vô giác – Trái Đất được hình dung như một con người có cảm xúc và là một số phận đau khổ. |
Thái độ ứng xử với Trái Đất |
An ủi, vỗ về. xoa dịu nỗi đau, sự tổn thương của Trái Đất. |
Cách cư xử nhân văn, hiểu biết. |
Trả lời:
Trái Đất trong cách hình dung và thái độ ứng xử của các đối tượng khác nhau |
|||
Các đối tượng nhìn Trái Đất |
Biểu hiện cụ thể của cái nhìn và thái độ đối với Trái Đất |
Cụm từ thể hiện nhận xét khái quát của em về các thái độ ứng xử đã có |
|
Một số đối tượng khác ngoài “tôi” |
Cách hình dung về Trái Đất |
Hình dung như quả bóng, quả dưa. Trái Đất bị con người cắt xẻ thành nhiều phần, tranh giành nhau những mảnh đất màu mỡ, tươi tốt. |
Trái Đất được nhìn nhận như một vật sở hữu vô tri, vô giác – Trái Đất được hình dung như một con người có cảm xúc và là một số phận đau khổ. |
Thái độ ứng xử với Trái Đất |
Thể hiện sự căm ghét, mỉa mai (tác giả gọi là lũ, bọn) trước những hành vi vô đạo đức đó. |
Cách cư xử bạo ngược, ngu dốt |
|
“Tôi” – nhà thơ |
Cách hình dung về Trái Đất |
Nhà thơ hình dung về Trái Đất với khuôn mặt thân thương. |
Trái Đất được nhìn nhận như một vật sở hữu vô tri, vô giác – Trái Đất được hình dung như một con người có cảm xúc và là một số phận đau khổ. |
Thái độ ứng xử với Trái Đất |
An ủi, vỗ về. xoa dịu nỗi đau, sự tổn thương của Trái Đất. |
Cách cư xử nhân văn, hiểu biết. |
Câu 29:
Trả lời:
Hình dung Trái Đất như “quả bóng xanh bay giữa trời xanh” trong bài thơ Bài ca về trái đất là hình dung của trẻ em về Trái Đất nhưng cũng rất thân thương, gần gũi và đầy tình yêu.
Câu 30:
Trả lời:
- Nhắc đến nước mắt và máu nhà thơ muốn nói lên tình trạng Trái Đất đang ở trong mức báo động, Trái Đất như đang kêu cứu con người dừng ngay những hành động phá hoại môi trường sống, phá hoại tài nguyên thiên nhiên. Trái Đất đang mang trong mình những tổn thương của mình, bài thơ cũng là lời cảnh tỉnh cho những kẻ có những hành động hủy hoại môi trường sống của mình trước khi quá muộn.
Câu 31:
Bài thơ như lời chuyện trò trực tiếp cùng Trái Đất. Việc triển khai nội dung trữ tình theo cách đó có ý nghĩa
Trả lời:
- Tác giả trò chuyện với Trái Đất như với một con người thân thiết, cụ thể, đang đứng đối diện, vì giọng điệu cảm thông, thương xót, vì cách nói giản dị mà thấm thía,…
Câu 32:
Trả lời:
- Đều bày tỏ tình yêu thương với Trái Đất
- Tuyên truyền, kêu gọi giữ cho Trái Đất mãi màu xanh, bảo vệ tài nguyên, môi trường cho Trái Đất
- Lên án những người có những hành động hủy hoại môi trường sống.
Câu 33:
Trả lời:
- Trồng và bảo vệ cây xanh.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
- Rút các loại phích cắm điện khỏi ổ cắm, tránh lãng phí điện năng.
- Sử dụng sản phẩm tái chế, giảm sử dụng túi ni lông.
- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện cho gia đình.
Câu 34:
Trả lời:
- Tác giả sử dụng thể loại thơ dễ dàng bộc bạch thái độ, cảm xúc của mình.
- Tác giả so sánh, miêu tả sinh động hình ảnh Trái Đất với quả dưa, quả bóng, khuôn mặt thân thương.
- Cách hình dung về Trái Đất và cách thể hiện tình cảm đối với Trái Đất được bày tỏ qua hai thái độ khác nhau.
- Hình ảnh thơ có sức gợi tả, lay động mạnh mẽ "lau nước mắt'', "rửa sạch máu".
- Tác giả trò chuyện với Trái Đất như với một con người thân thiết, cụ thể, đang đứng đối diện, vì giọng điệu cảm thông, thương xót, vì cách nói giản dị mà thấm thía,…
Câu 35:
Trả lời:
- Bài ca về trái đất (Định Hải)
- Trái đất còn quay (Huy Cận)
- Em nghĩ về Trái Đất (Nguyễn Lãm Thắng)
Câu 36:
Điều em được biết thêm về sự sống trên Trái Đất nhờ văn bản Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào?:
Trả lời:
- Khí quyển và nguồn gốc sự sống Trái Đất: Khí quyển khi Trái Đất vừa được hình thành (cách đây 4,6 tỉ năm) bao gồm H2, NH3, CH4, H20 (hơi nước).
- Quy trình tạo ra sự sống trên Trái Đất: Nước là dung môi hòa tan những phân tử, dẫn đến sự nảy nở của sự sống.
Câu 37:
Bảng phân loại những từ mượn được sử dụng trong văn bản:
|
Chỉ các chất khí và hợp chất hóa học |
Chỉ các chất sống tồn tại trên Trái Đất |
Chỉ các hiện tượng thiên văn, địa lí |
Chỉ hoạt động của con người |
Chỉ những đối tượng khác |
Từ mượn từ tiếng Hán |
|
|
|
|
|
Từ mượn từ các ngôn ngữ phương Tây |
|
|
|
|
|
Trả lời:
|
Chỉ các chất khí và hợp chất hóa học |
Chỉ các chất sống tồn tại trên Trái Đất |
Chỉ các hiện tượng thiên văn, địa lí |
Chỉ hoạt động của con người |
Chỉ những đối tượng khác |
Từ mượn từ tiếng Hán |
|
nguyên thủy, hữu cơ |
thiên thạch, khí quyển |
hô hấp, sinh sản, phân vân, xuất phát, cộng sinh |
hành tinh, sinh vật |
Từ mượn từ các ngôn ngữ phương Tây |
hi-đrô, a-mô-ni-ắc, mê-tan |
ô-xi, a-xít-a-min, các-bô-níc, glu-cô |
|
|
Câu 38:
Trả lời:
- Lo lắng cho sự sống của Trái Đất có thể bị đe dọa nghiêm trọng.
- Thấy mình cần phải có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.