Đề thi Giữa kì 1 Vật lí 9 có đáp án (Đề 6)
-
3074 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nội dung định luật Ôm là:
Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây: \(I = \frac{U}{R}\)
Chọn đáp án C.
Câu 2:
Công suất điện của một đoạn mạch có ý nghĩa gì?
Công suất điện của một đoạn mạch là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.
Chọn đáp án B.
Câu 3:
Cho hai điện trở R1= 12Ω và R2= 18Ω được mắc nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương R12của đoạn mạch đó là :
Tóm tắt:
R1nối tiếp R2
R1= 12Ω
R2= 18Ω
R12= ?
Lời giải:
Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
\({R_{12}} = {R_1} + {R_2} = 12 + 18 = 30(\Omega )\)
Chọn đáp án D.
Câu 4:
Hệ thức của định luật Jun – Len-xơ là:
Hệ thức của định luật Jun – Len-xơ là: Q = I.R².t
Chọn đáp án B.
Câu 5:
Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?
Người ta dùng kim nam châm có trục quay để nhận biết từ trường.
Chọn đáp án D.
Câu 6:
Đường sức từ ở bên ngoài thanh nam châm là những đường cong :
Ta có:
+ Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.
+ Nơi nào từ trường càng mạnh thì đường sức từ càng dày, nơi nào từ trường càng yếu thì đường sức từ càng thưa.
Chọn đáp án C.
Câu 7:
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó R1= 5Ω, R2= 10Ω, ampe kế A1chỉ 0,6A.
a) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch.
b) Xác định số chỉ của ampe kế A.
Tóm tắt:
\({R_1}\parallel {R_2}\)
R1= 5Ω, R2= 10Ω
\({I_1} = 0,6A\)
a) \({U_{AB}} = ?\)
b) I = ?
Lời giải:
a) Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1là:
\({U_1} = {I_1}.{R_1} = 0,6.5 = 3(V)\)
Từ hình vẽ ta có \({R_1}\parallel {R_2}\)
\( \Rightarrow \) Hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch là:
\({U_{AB}} = {U_1} = 3(V)\)
b)
Điện trở tương đương của mạch điện là: \(\frac{1}{{{R_{td}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} \Rightarrow {R_{td}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{5.10}}{{5 + 10}} = \frac{{10}}{3}(\Omega )\)
Cường độ dòng điện ở mạch chính là: \(I = \frac{{{U_{AB}}}}{{{R_{td}}}} = \frac{3}{{\frac{{10}}{3}}} = 0,9(A)\)
Vậy ampe kế A chỉ 0,9A.
Câu 8:
Một nồi cơm điện có số ghi trên vỏ là 220V- 400W được sử dụng với hiệu điện thế 220V, trung bình mỗi ngày trong thời gian 2 giờ.
a) Tính điện trở dây đốt nóng của nồi cơm điện và cường độ dòng điện chạy qua nó khi đó.
b) Tính điện năng mà nồi cơm điện tiêu thụ trong 30 ngày.
Tóm tắt:
\({U_D} = 220V\)
PD= 400W
\(U = 220V\)
t = 2 h = 2.3600 = 7200 s
a) R = ? ; I = ?
b) A = ? (trong 30 ngày)
Lời giải:
Từ các số chỉ có trên nồi cơm, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{U_D} = 220V\\{{\rm{P}}_D} = 400W\end{array} \right.\)
Vì \(U = {U_D} = 220V\) nên công suất tiêu thụ của nồi bằng công suất định mức:
P = P D= 400W
Từ biểu thức của công suất ta suy ra điện trở dây nung của nồi cơm là:
\({\rm{P}} = \frac{{{U^2}}}{R} \Rightarrow R = \frac{{{U^2}}}{{\rm{P}}} = \frac{{{{220}^2}}}{{400}} = 121(\Omega )\)
Lại có: P = U.I
\( \Rightarrow \)Cường độ dòng điện chạy qua dây nung nồi cơm là:
\(I = \frac{{\rm{P}}}{U} = \frac{{400}}{{220}} = 1,82(A)\)
Điện năng mà nồi tiêu thụ trong 30 ngày là:
A = P.t = 400.30.7200 = 86400000 (J) = 24 (kW.h)
Câu 9:
a) Phát biểu quy tắc nắm tay phải?
b) Hãy xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây và tên các từ cực của ống dây được lắp vào mạch điện như hình vẽ bên.
a) Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.
b)