IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền ( thế kỉ XVI – XVIII)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền ( thế kỉ XVI – XVIII)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền ( thế kỉ XVI – XVIII) ( có đáp án)

  • 828 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật?

Xem đáp án

Lời giải:

Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng suy vong. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Các phe phái đánh nhau liên miên. Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là “quân ba chỏm”?

Xem đáp án

Lời giải:

Trong cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo (đầu năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh), nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc, gọi là “quân ba chỏm”.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

Năm 1527 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam?

Xem đáp án

Lời giải:

Sau khi tiêu diệt được các phe phái đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 4:

“Khôn ngoan qua được Thanh Hà/ Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”

Hai câu thơ trên cho thấy vai trò gì của Lũy Thầy trong lịch sử nước ta từ thế kỉ XVII đến XVIII?

Xem đáp án

Lời giải:

Chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc không phân thắng bại. Hai bên giảng hòa lấy sông Gianh, Lũy Thầy làm ranh giới chia cắt đất nước thành hai đàng:

- Đàng Trong đặt dưới sự kiểm soát của chúa Nguyễn.

- Đàng Ngoài đặt dưới sự kiểm soát của nhà Lê- Trịnh

Đáp án cần chọn là: A


Câu 5:

Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây?

Xem đáp án

Lời giải:

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh- Nguyễn đã khiến cho đất nước Đại Việt bị chia cắt, mỗi vùng đặt dưới sự kiểm soát của một dòng họ. Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt. Do đó sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm.

=> Đáp án D: chiến tranh liên miên gây nhiều thiệt hại cho đất nước, nền kinh tế suy sụp, tất yếu nền kinh tế hàng hóa cũng vì thế không có điều kiện phát triển.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 6:

Vì sao đầu thế kỉ XVI, các khởi nghĩa nông dân lại liên tiếp bùng nổ?

Xem đáp án

Lời giải:

Sự suy yếu của triều đình trung ương, sự áp bức của cường hào địa chủ ở làng xã khiến đời sống nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI

Đáp án cần chọn là: A


Câu 7:

Vì sao họ Trịnh lại chấp nhận chỉ xưng vương và làm bề tôi của vua Lê?

Xem đáp án

Lời giải:

Nhà Lê là vương triều thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ảnh hưởng của nhà Lê trong dân chúng rất lớn. Rút kinh nghiệm từ bài học nhà Mạc, họ Trịnh thay vì lật đổ nhà Lê lại mượn danh tiếng của nhà Lê để cai trị đất nước.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 8:

Đâu không phải là nguyên nhân khiến Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam?

Xem đáp án

Lời giải:

- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Con trai lớn của Nguyễn Kim bị Trịnh Kiểm sát hại. Nguyễn Hoàng cũng đứng trước nguy cơ đó.

- Đất Thuận Hóa, Quảng Nam là vùng đất rộng, dân thưa, thuận lợi phát triển cơ đồ. Dựa vào lời chỉ dạy của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàng đã xin anh rể vào trấn thủ vùng Thuận - Quảng. Vì nghĩ rằng Thuận - Quảng là miền biên viễn xa xôi, Nguyễn Hoàng không thể cạnh tranh quyền lực được với mình nên Trịnh Kiểm đã đồng ý.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 9:

Bản chất của chính quyền vua Lê - chúa Trịnh là gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Ở Đàng Ngoài, từ năm 1592, cuộc xung đột Nam- Bắc triều kết thúc. Trịnh Tùng xưng vương, lập phủ chúa bên cạnh triều đình vua Lê. Họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, vua Lê vẫn tồn tại trên danh nghĩa.

=> Về bản chất đây là chế độ phong kiến phân quyền

Đáp án cần chọn là: B

Chú ý

Mô hình vua Lê - chúa Trịnh còn được gọi là lưỡng đầu chế. Tức là tồn tại hai người đứng đầu. Mô hình này về bản chất giống với chế độ thượng hoàng - quan gia thời Trần và Mạc phủ ở Nhật Bản.


Câu 10:

Nhà Mạc có nên bị đánh giá là một ngụy triều trong lịch sử phong kiến Việt Nam hay không? Vì sao?

Xem đáp án

Lời giải:

- Ngụy triều tức là một vương triều không chính thống, được thành lập do sự thán đoạt quyền lực của triều đại trước. Tuy nhiên về bản chất, hầu hết các vương triều phong kiến Việt Nam đều được thành lập từ sự thán đoạt quyền lực từ các vương triều trước

- Hoàn cảnh thành lập của nhà Mạc:

Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ không còn ở giai đoạn thịnh trị mà đã bước vào thời kì khủng hoảng trầm trọng. Vua quan ăn chơi sa đọa không quan tâm đến đời sống nhân dân. Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.

=> Yêu cầu đặt ra phải có một ông vua anh minh để thay đổi cục diện. Trong bối cảnh đó, Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc. Rõ ràng sự thành lập của nhà Mạc là phù hợp với yêu cầu của lịch sử và những chính sách sau đó của nhà Mạc cũng thể hiện rõ điều này.

=> Không thể đánh giá nhà Mạc là một ngụy triều

Đáp án cần chọn là: D


Bắt đầu thi ngay