Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến (có đáp án)
-
463 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thời kì nào chứng kiến sự thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực?
Lời giải:
Thế kỉ III TCN, Ấn Độ bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ. Đến thế kỉ IV, Ấn Độ được thống nhất lại dưới Vương triều Gúp – ta. Đây chính là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ cả về mặt kinh tế - xã hội và văn hóa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:
Sau khi thôn tính miền Bắc Ấn Độ, người Thổ Nhĩ Kì đã lập ra vương triều nào?
Lời giải:
Thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII – XVI).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
Vị vua kiệt xuất của Vương triều Mô-gôn là ai?
Lời giải:
Vị vua kiệt xuất của triều Mô-gôn, đã thi hành nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa Ấn Độ. Những chính sách của nhà vua giúp cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. Do đó ông được coi như là một vị anh hùng dân tộc - Đấng chí tôn A-cơ-ba.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4:
Loại chữ nào xuất hiện sớm và phổ biến nhất ở Ấn Độ?
Lời giải:
Người Ấn Độ đã có chữ viết của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ, văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh, đồng thời là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5:
Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời cổ đại là gì?
Lời giải:
Hai bộ sử thi tiêu biểu của Ấn Độ thời cổ đại là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ nghề luyện kim thời Vương triều Gúp-ta đã phát triển đến trình độ cao?
Lời giải:
Dưới thời Vương triều Gúp-ta, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi. Nghề luyện kim thời kì này rất phát triển, người ta tìm thấy những cột sắt không gỉ, có khắc chữ Đê-li, hay những bức tượng Phật bằng đồng cao tới 2m được đúc vào khoảng thế kỉ V.
=> Đây chính là những biểu hiện chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới thời Vương triều Gúp-ta
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
Điểm nổi bật trong chính sách cai trị của vương triều Hồi giáo Đê-li là gì?
Lời giải:
Điểm nổi bật trong chính sách cai trị của vương triều Hồi giáo Đê-li là thực hiện chính sách áp bức dân tộc, phân biệt đối xử giữa người Ấn và người Hồi như các quý tộc Hồi giáo ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn; thi hành cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
Kiến trúc Phật giáo điển hình ở Ấn Độ là gì?
Lời giải:
Cùng với sự truyền bá Phật giáo, lòng tôn sùng đối với đạo Phật, người ta đã xây dựng nhiều ngôi chùa hang được đục đẽo trong các hang đá và những mái vòm như chiếc bát úp (stupa)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
Khu vực nào trên thế giới chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ?
Lời giải:
Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống của mình truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
Đâu là điểm giống nhau cơ bản giữa Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn?
Lời giải:
Điểm giống nhau cơ bản giữa Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn là đều là những vương triều Hồi giáo ngoại tộc (tức do người nước ngoài xâm chiếm, đặt ách cai trị ở Ấn Độ)
+ Vương triều Hồi giáo Đê-li do người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn và lập nên.
+ Vương triều Mô-gôn do người Mông cổ lật đổ vương triều Đê-li và lập nên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11:
Quần thể kiến trúc nào ở Việt Nam chịu ảnh hưởng đậm nét từ văn hóa Hin-đu của Ấn Độ?
Lời giải:
Khu đền tháp Mỹ Sơn là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa Ấn Độ ở Việt Nam. Tín ngưỡng thần Shiva – đấng Sáng tạo và Hủy diệt của Ấn độ giáo được hợp nhất với vua để thờ tự tại Mỹ Sơn. Tên ngôi đền đầu tiên là Bhadresvara, đây là sự kết hợp tên vua Bhadravarman và tên thần Shiva là Ishvara. Đền - tháp tại đây xây dựng theo từng cụm, mỗi cụm công trình thường có đền chính thờ thần Shiva. Thần được thể hiện dưới hình thức là Linga và tượng Shiva - nhân thần
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12:
Sự ra đời của chữ viết không mang lại ý nghĩa nào đối với sự phát triển của văn minh Ấn Độ?
Lời giải:
Người Ấn Độ đã sớm có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Sự ra đời của chữ viết có ý nghĩa lớn đối với nền văn minh Ấn Độ.
- Trước hết nó chứng tỏ trình độ phát triển cao của văn minh Ấn Độ vì chữ viết là một trong những thước đo để đánh giá trình độ phát triển của một nền văn minh
- Chữ viết vừa là ngôn ngữ văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh khổng lồ, vừa là công cụ để lưu giữ những giá trị của văn minh Ấn Độ
- Chữ viết là công cụ để văn minh Ấn Độ có thể truyền bá, ảnh hưởng rộng rãi ra bên ngoài.
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D