Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 27 (có đáp án): Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn ( Tình hình chính trị - kinh tế)
-
920 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Năm 1815, vua Gia Long đã ban hành bộ luật có tên là:
Lời giải:
Dưới triều vua Gia Long, một bộ luật mới được ban hành đó là Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Hoàng triều luật lệ hay Luật Gia Long) – gồm gần 400 điều, quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
Năm 1806 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử Việt Nam?
Lời giải:
Sau khi tiêu diệt được vương triều Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn. Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
Tổ chức hành chính của nhà Nguyễn từ năm 1831-1832 được phân chia như thế nào?
Lời giải:
Từ năm 1831-1832, vua Minh Mạng đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là tuần phủ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:
Ai là người đã tổ chức nhân dân khai hoang lập ra huyện Tiền Hải và Kim Sơn?
Lời giải:
Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được cử làm Doanh điền sứ. Ông chiêu mộ dân lưu vong khai phá miền ven biển, lập nên các huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
“Oai oái như phủ Khoái xin cơm”
Câu ca dao trên phản ánh thực trạng gì của xã hội đương thời?
Lời giải:
Do vấn đề sửa đắp đê không được chú trọng, lụt lội, hạn hán liên tiếp xảy ra. Ở Khoái Châu (Hưng Yên) đê vỡ 18 năm liền. Dân phiêu tán khắp nơi, trong dân gian có câu “Oai oái như phủ Khoái xin cơm”
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
Nhân tố nào tạo điều kiện để việc buôn bán ở nước ta diễn ra thuận lợi vào thế kỉ XIX?
Lời giải:
Sang thế kỉ XIX, đất nước đã thống nhất, đây là điều kiện để việc buôn bán có thể diễn ra thuận lợi
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Nhà Nguyễn ở đầu thế kỉ XIX có mối quan hệ như thế nào với nhà Thanh?
Lời giải:
Về quan hệ ngoại giao, các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục tiêu thiết lập lại chế độ tập quyền?
Lời giải:
Sau khi được thành lập, nhà Nguyễn đã cố gắng để khôi phục lại chế độ tập quyền:
- Tổ chức lại bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Hoàng đế đứng đầu trực tiếp điều hành mọi việc. Thời Gia Long cả nước được chia làm 3 vùng là Bắc thành, Gia Định và Trực Doanh. Đến thời Minh Mạng cả nước chia làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là tuần phủ
- Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ năm 1815
- Xây dựng một lực lượng quân đội mạnh gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây thành trì vững chắc. Một hệ thống trạm ngựa được thiết lập từ Nam Quan đến Cà Nam để kịp thời chuyển tin tức giữa triều đình với các địa phương
=> Đáp án D: nhà Nguyễn thi hành chính sách đóng cửa, khước từ mọi quan hệ với phương Tây
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
Chính sách đóng cửa của triều Nguyễn đối với phương Tây đã gây ra hậu quả gì?
Lời giải:
Trước âm mưu xâm lược của các nước phương Tây, nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đóng cửa với người phương Tây, thậm chí còn thi hành chính sách khủng bố những người theo Thiên chúa giáo. Điều này đã tạo ra cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
Tại sao thời Nguyễn diện tích canh tác được mở rộng nhưng vẫn còn tình trạng dân lưu vong?
Lời giải:
Việc khai hoang đã tăng thêm diện tích canh tác nhưng vẫn còn tình trạng dân phải lưu vong vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:
Chính sách nào về ruộng đất được đánh giá là thực hiện có hiệu quả nhất của nhà Nguyễn?
Lời giải:
- Chính sách về ruộng đất được đánh giá là thực hiện có hiệu quả nhất của nhà Nguyễn là chính sách khai hoang. Các vua Nguyễn rất chú trọng việc khai hoang. Các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền được tiến hành ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam. Nhờ vậy diện tích canh tác được mở rộng.
- Quân điền thời nhà Nguyễn được thực hiện không hiệu quả do phần lớn ruộng đất đã tập trung vào tay địa chủ
- Lộc điền và điền trang thái ấp không được thực hiện dưới thời Nguyễn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:
Vì sao dưới thời Nguyễn kinh tế công thương nghiệp không thể phát triển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa?
Lời giải:
- Thời Nguyễn, mặc dù thủ công nghiệp và thương nghiệp có bước phát triển nhưng không thế phát triển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa do chính sách trọng nông ức thương của nhà Nguyễn (chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo)
- Biện pháp:
+ Thủ công nghiệp: thực hiện chính sách công tượng, trưng thu thợ giỏi về xưởng thủ công của nhà nước, kìm hãm khả năng sáng tạo của họ và làm thiếu đi lực lượng lao động trong nhân dân. Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề
+ Thương nghiệp : hạn chế buôn bán với bên ngoài nhất là với thương nhân phương Tây. Từ giữa thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thi hành chính sách bế quan tỏa cảng khiến cho hoạt động buôn bán bị đình trệ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13:
Vì sao nhà Nguyễn lại hạn chế buôn bán với các nước phương Tây?
Lời giải:
Sở dĩ nhà Nguyễn hạn chế buôn bán với phương Tây là do nhà Nguyễn đã nhận thấy được dã tâm xâm lược của họ đặc biệt là người Pháp. Do đó mặc dù lật đổ vua Gia Long lên ngôi được là nhờ sự giúp đỡ của người Pháp nhưng nhà Nguyễn dẫn đi từ chỗ quan hệ nương nhờ đến cự tuyệt hoàn toàn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14:
Công lao to lớn đầu tiên của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XIX là gì?
Lời giải:
Công lao to lớn đầu tiên của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XIX là hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước trên cơ sở xây dựng một máy nhà nước thống nhất trên của nước đứng đầu là Hoàng đế
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15:
Đâu không phải thách thức nhà Nguyễn phải đối mặt khi mới thành lập?
Lời giải:
- Bối cảnh thế giới đầu thế kỉ XIX: sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa ở châu Á, châu Phi
- Bối cảnh Việt Nam đầu thế kỉ XIX:
+ Nhà Nguyễn được thành lập, tiếp quản một lãnh thổ rộng lớn chưa từng có, trước đó bị chia cắt lâu dài.
+ Kinh tế- xã hội khủng hoảng sau một thời gian dài chiến tranh
+ Nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây
=> Thách thức đặt ra cho nhà Nguyễn:
1. Vấn đề tổ chức, quản lý đất nước trên một lãnh thổ rộng lớn, bị chia cắt lâu dài
2. Vấn đề lựa chọn con đường phát triển phù hợp cho dân tộc (tiếp tục đi theo con đường phong kiến hay cải cách theo hướng tư bản)
3. Nguy cơ xâm lược của các nước phương Tây.
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D