Trắc nghiệm Lịch sử 7 CTST Bài 14. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938 - 1009) có đáp án
Trắc nghiệm Lịch sử 7 CTST Bài 14. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938 - 1009) có đáp án
-
546 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ngô Quyền xưng vương vào năm nào?
Đáp án đúng là: B
Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ và đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội) (SGK - Trang 51)
Câu 2:
Người đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là
Đáp án đúng là: A
Trong hoàn cảnh nước nhà rối ren, ở Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện một người có tài cầm quân là Đinh Bộ Lĩnh, đánh đâu thắng đó được suy tôn là Vạn Thắng Vương. Trong hai năm (966 - 967), ông đã sử dụng sức mạnh quân sự kết hợp với những biện pháp mềm dẻo để thu phục và dẹp yên 12 sứ quân, thống nhất đất nước (SGK - Trang 52)
Câu 3:
Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là
Đáp án đúng là: B
Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là Lê Hoàn.
Câu 4:
Vua Đinh Tiên Hoàng đã đặt quốc hiệu nước ta là
Đáp án đúng là: C
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lấy niên hiệu là Thái Bình, đúc tiền “Thái Bình hưng bảo”, khẳng định vị thế độc lập của Đại Cồ Việt (SGK - Trang 53)
Câu 5:
Đơn vị hành chính cấp cơ sở trong bộ máy chính quyền dưới thời Đinh - Tiền Lê là
Đáp án đúng là: C
- Thời Đinh, chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu) => giáp => xã.
- Thời Tiền Lê, ở địa phương, năm 1002, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu, rồi đến giáp. Đơn vị cơ sở là xã.
Câu 6:
Tầng lớp giữ địa vị thống trị trong xã hội thời Ngô - Đinh- Tiền Lê là
Đáp án đúng là: DXã hội thời Ngô, Đinh, Tiền Lê gồm hai bộ phận thống trị và bị trị, có địa vị chính trị và kinh tế khác nhau. Vua, quan và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ giữ địa vị thống trị (SGK - Trang 55)
Câu 7:
Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền chọn địa phương nào làm kinh đô?
Đáp án đúng là: B
Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ và đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội)
Câu 8:
Kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt được đặt ở
Đáp án đúng là: A
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lấy niên hiệu là Thái Bình, đúc tiền “Thái Bình hưng bảo”, khẳng định vị thế độc lập của Đại Cồ Việt (SGK - Trang 53)
Câu 9:
Nhà Tống lợi dụng cơ hội nào để lăm le xâm lược Đại Cồ Việt?
Đáp án đúng là: C
Cuối thời Đinh, nội bộ triều đình lục đục chia rẽ. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, con út là Đinh Toàn nối ngôi vua khi mới sáu tuổi. Nhân cơ hội này nhà Tống lăm le xâm lược nước ta (SGK - Trang 53)
Câu 10:
Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh như thế nào?
Đáp án đúng là: D
Cuối thời Đinh, nội bộ triều đình lục đục, chia rẽ. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, con út là Đinh Toàn nối ngôi vua khi mới sáu tuổi. Nhân cơ hội này nhà Tống lăm le xâm lược nước ta. Đất nước lâm nguy, tướng sĩ trong triều suy tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua, lãnh đạo kháng chiến (SGK - Trang 53)
Câu 11:
“Ngụ binh ư nông” có nghĩa là gì?
Đáp án đúng là: D
Dưới thời Tiền Lê, chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi quân ở nhà nông) được thực hiện (SGK - Trang 55)
Câu 12:
Sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền đã
Đáp án đúng là: B
Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ và đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội)
Câu 13:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
Đáp án đúng là: B
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (981) đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của nhà nước Đại Cồ Việt.
Câu 14:
Việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt có ý nghĩa như thế nào?
Đáp án đúng là: A
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lấy niên hiệu là Thái Bình, đúc tiền “Thái Bình hưng bảo”, khẳng định vị thế độc lập của Đại Cồ Việt (SGK - Trang 53)
Câu 15:
Kế sách đánh giặc nào đã được Lê Hoàn vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981)?
Đáp án đúng là: C
Trong cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981), Lê Hoàn đã vận dụng kế sách đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng.