Cho số phức z = 2 + 3i. Tìm số phức w=(3+2i)z+2ˉz
A. w = 16 + 7i
B. w = 4 + 7i
C. w = 7 + 5i
D. w = 7 + 4i
Đáp án B
w=(3+2i)z+2ˉz=(3+2i)(2+3i)+2.(2−3i)
=6−6+4i+9i+4−6i=4+7i
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Tìm các giá trị của tham số thực x, y để số phức z = (x+iy)2−2(x+iy)+5 là số thực.
Cho hai số phức z1,z2 thỏa mãn z1.¯z1=4,|z2|=3. Giá trị biểu thức P=|z1|2+|z2|2 bằng:
Cho hai số phức z1=2019+2020i và z2=2002i. Phần ảo của số phức iz1−¯z2 bằng:
Với số phức z tùy ý, cho mệnh đề |−z|=|z|;|ˉz|=|z|;|z+ˉz|=0,|z|>0. Số mệnh đề đúng là:
Cho số phức z=(2i−1)2−(3+i)2. Tổng phần thực và phần ảo của z là:
Cho hai số phức z1=3+i,z2=−1+2i. Trong mặt phẳng tọa độ, điểm biểu diễn cho số phức w=2z1−z2 là:
Cho số phức z thỏa mãn z+2ˉz=6+2i. Điểm biểu diễn số phức z có tọa độ là:
Cho số phức z=a+bi(a,b∈R) thỏa mãn z−2ˉz=−1+6i. Giá trị a + b bằng:
1. Phép cộng và phép trừ
– Phép cộng và phép trừ hai số phức được thực hiện theo quy tắc cộng, trừ đa thức.
– Tổng quát:
(a + bi) + (c + di) = (a + c) + (b + d).i
(a + bi) – (c + di) = (a – c) + (b – d).i
2. Phép nhân
– Phép nhân hai số phức được thực hiện theo quy tắc nhân hai đa thức, rồi thay i2 = – 1 vào kết quả.
– Tổng quát:
(a + bi).(c + di) = ac + adi + bci + bdi2 = ac + adi + bci – bd
Vậy (a + bi). (c + di) = (ac – bd) + (ad + bc).i
– Chú ý: Phép cộng và phép nhân số phức có tất cả các tính chất của phép cộng và phép nhân các số thực (giao hoán, kết hợp, cộng với 0, nhân với 1, tính chất phân phối,…).