Bài 2. Kĩ thuật di chuyển nhiều bước và kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân có đáp án
Bài 2. Kĩ thuật di chuyển nhiều bước và kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân có đáp án
-
333 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong tư thế chuẩn bị kĩ thuật di chuyển nhiều bước, chân đứng như thế nào?
Đáp án đúng là: A
Trong tư thế chuẩn bị kĩ thuật di chuyển nhiều bước, chân đứng ngang nhau rộng bằng vai hoặc chân trước chân sau rộng bằng vai.
Câu 2:
Trong tư thế chuẩn bị kĩ thuật di chuyển nhiều bước, trọng tâm rơi vào đâu?
Đáp án đúng là: C
Trong tư thế chuẩn bị kĩ thuật di chuyển nhiều bước, trọng tâm rơi vào giữa hai chân.
Câu 3:
Hình ảnh dưới đây mô phỏng kĩ thuật di chuyển nào?
Đáp án đúng là: D
Hình ảnh trên mô phỏng kĩ thuật di chuyển nhiều bước lùi.
Câu 4:
Chú ý khi thực hiện kĩ thuật di chuyển nhiều bước là gì?
Đáp án đúng là: D
Một số chú ý khi thực hiện kĩ thuật di chuyển nhiều bước: Giữ trọng tâm ổn định, mắt luôn quan sát đường cầu đến; giữ tư thế thân người thoải mái.
Câu 5:
Trong tư thế chuẩn bị kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân, chân đứng như thế nào?
Đáp án đúng là: A
Trong tư thế chuẩn bị kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân, chân đứng chân trước chân sau, chân thuận ở phía sau kiễng gót.
Câu 6:
Trong tư thế chuẩn bị kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân, trọng tâm dồn vào đâu?
Đáp án đúng là: C
Trong tư thế chuẩn bị kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân, trọng tâm dồn vào chân trước.
Câu 7:
Khi thực hiện kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân, tung cầu lên cao từ ?
Đáp án đúng là: B
Khi thực hiện kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân, tung cầu lên cao từ 20 - 30cm, cách người từ 40 – 60 cm.
Câu 8:
Cho các động tác:
1. Dùng mu bàn chân đá cầu lên cao theo phương thẳng đứng.
2. Khi tiếp xúc cầu, thân người, đùi, cẳng chân và bàn chân lần lượt tạo thành các góc vuông.
3. Tung cầu lên cao từ 20 – 30 cm, cách người từ 40 - 60cm, di chuyển chân thuận từ sau ra trước, từ dưới lên trên.
4. Chân thuận tiếp xúc cầu khi cầu cách mặt sân từ 30 - 50cm.
Trình tự khi thực hiện kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân là gì?
Đáp án đúng là: C
Trình tự khi thực hiện kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân là 3 - 1 - 4 - 2.
Thực hiện:
Tung cầu lên cao từ 20 – 30 cm, cách người từ 40 - 60cm, di chuyển chân thuận từ sau ra trước, từ dưới lên trên, dùng mu bàn chân đá cầu lên cao theo phương thẳng đứng. Chân thuận tiếp xúc cầu khi cầu cách mặt sân từ 30 - 50cm. Khi tiếp xúc cầu, thân người, đùi, cẳng chân và bàn chân lần lượt tạo thành các góc vuông.
Câu 9:
Độ rộng của lưới trong môn Đá cầu là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: C
Quy định về lưới trong môn Đá cầu:
- Lưới rộng 0,76m, dài 7,10m, các mắt lưới có kích thước 1,9 cm × 1,9 cm. Lưới thường có màu đen, nâu và lục, trắng.
Câu 10:
Hai cột lưới trong môn Đá cầu có chiều cao là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: B
Hai cột lưới có chiều cao từ 1,60 - 1,70m.
Câu 11:
Chiều cao của lưới môn Đá cầu đối với nam là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: C
Chiều cao của lưới đối với nam: 1,60 m.
Câu 12:
Trong môn Đá cầu, cột ăng - ten có chiều dài là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: A
Cột ăng- ten có chiều dài 1,2m.
Câu 13:
Đâu là tư thế chuẩn bị của kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân?
Đáp án đúng là: B
Kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân:
TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân thuận ở phía sau kiễng gót, trọng tâm dồn vào chân trước. Tay bên chân thuận cầm cầu, tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn cầu.
Câu 14:
Chọn phát biểu sai về quy định cơ bản về lưới trong môn Đá Cầu?
Đáp án đúng là: A
A sai vì: Theo quy định về lưới trong môn Đá cầu:
- Lưới rộng 0,76m, dài 7,10m, các mắt lưới có kích thước 1,9 cm × 1,9 cm. Lưới thường có màu đen, nâu và lục, trắng.
Câu 15:
Chọn phát biểu sai về chiều cao của lưới trong môn Đá cầu?
Đáp án đúng là: A
Chiều cao của lưới:
- Chiều cao của lưới đối với nam: 1,65m.
- Chiều cao của lưới đối với nữ: 1,50m.
- Chiều cao của lưới đối với trẻ em dưới 14 tuổi: 1,40m.
- Chiều cao của đỉnh lưới ở giữa được phép có độ võng không quá 2 cm.