Chủ nhật, 15/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Công nghệ Bài tập Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng có đáp án

Bài tập Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng có đáp án

Bài tập Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng có đáp án

  • 150 lượt thi

  • 24 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Theo em, giữa đất phù sa và đất phèn, loại đất nào sử dụng tốt hơn trong trồng trọt? Vì sao?
Xem đáp án

Đất phù sa là loại đất trồng tốt nhất hiện nay vì đất phù sa được bồi đắp từ các dòng sông, có khả năng giữ ẩm tốt, có độ phì nhiêu cao gấp nhiều lần so với các loại đất trồng khác; nguồn dinh dưỡng, đa vi lượng có trong đất vô cùng nhiều, đem tới nhiều lợi ích cho sự phát triển và tăng năng suất cây trồng.

+ Đất phù sa rất giàu khoáng chất, chất dinh dưỡng, đây là một trong những loại đất màu mỡ nhất, loại đất trồng cây tốt nhất.

+ Đất phù sa rất tơi xốp vì có nhiều mùn trong tự nhiên. Tỷ lệ cát và sét trong đất phù sa tương đương nhau giúp đất có độ xốp và kết cấu tốt. Giúp loại đất này có khả năng thoát nước tuyệt vời và các điều kiện khác thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.

+ Đất có độ giữ nước vừa phải, không quá kém như đất cát cũng không quá chặt như đất sét, giúp cây hấp thụ được dưỡng chất một cách hiệu quả, đẩy nhanh quá trình sinh trưởng, giúp cây đạt năng suất cao trong nông nghiệp.

+ Đất phù sa là loại đất không lẫn các tạp chất gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cây. Cũng như đất không phát sinh các côn trùng hoặc mầm cỏ và hàm lượng Mg, Ca trong đất luôn cao hơn hẳn so với Na, K và dao động khá mạnh, giàu chất dinh dưỡng có ích cho cây trồng.

+ Các thành phần tự nhiên trong đất đã đầy đủ các chất hữu cơ, chất khoáng, vô cơ, vi lượng, đa lượng, các loại vi sinh vật cùng hạt keo liên kết đất, giúp cây trồng có thể phát triển tốt nhất mà không cần phải bón quá nhiều các loại phân hoá học, giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao giá trị nông sản.

+ Đất phù sa thường có bề mặt bằng phẳng, đây là địa hình thích hợp nhất cho việc trồng trọt. Bên cạnh đó bề mặt bằng phẳng còn thích hợp với hệ thống tưới tiêu bằng kênh, rảnh hay giếng ống. Đây là những hệ thống tưới tiêu hiệu quả và ít tốn kém nhất.


Câu 2:

Quan sát Hình 5.1 và cho biết đặc điểm của đất xám bạc màu trên đá cát và trên phù sa cổ.

Quan sát Hình 5.1 và cho biết đặc điểm của đất xám bạc màu trên đá cát và trên phù sa cổ (ảnh 1)

Xem đáp án

Đặc điểm của đất xám bạc màu trên đá cát và trên phù sa cổ:

- Hình 5.1a: Đất xám bạc màu trên đá cát: Đất nâu chua, nghèo dinh dưỡng và dễ bị khô hạn

- Hình 5.1b: Đất xám bạc màu trên phù sa cổ: mịn, có màu loang đỏ, độ phì tự nhiên không cao: hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong đất thấp.


Câu 3:

Em hãy cho biết tác dụng cụ thể của các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu là gì?

Xem đáp án

Tác dụng cụ thể của các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu:

- Làm đất: làm đường đồng mức đối với đất dốc, cày sâu để đưa sét tầng dưới lên tầng mặt giúp tăng bề dày của lớp đất canh tác.

- Thủy lợi: củng cố bờ vùng, bờ thửa; xây dựng hệ thống tưới, tiêu hợp lí.

- Bón phân: bón nhiều phân hữu cơ và vôi, giảm lượng phân bón hóa học.

- Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí: xuân canh, xen canh,.. giúp tăng độ che phủ đất.

- Bón vôi để khử chua.


Câu 4:

Vì sao đất xám bạc màu thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn?

Xem đáp án

Đất xám bạc màu thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn vì: 

- Hình thành ở địa hình dốc thoải, dễ thoát nước

- Thành phần cơ giới nhẹ

- Dễ cày bừa


Câu 5:

Theo em, cần làm gì để hạn chế sự thoái hoá của đất?

Xem đáp án

Theo em, để hạn chế sự thoái hóa của đất, cần:

- Bảo vệ và trồng rừng.

- Tưới tiêu hợp lý.

- Trồng cây che phủ bề mặt và cải tạo đất.

- Luân canh cây trồng quanh năm.

- Bổ sung các chất hữu cơ và hệ vi sinh cho đất trồng.


Câu 6:

Em hãy mô tả đặc điểm của đất xỏi mòn mạnh trơ sỏi đá trong Hình 5.2

Em hãy mô tả đặc điểm của đất xỏi mòn mạnh trơ sỏi đá trong Hình 5.2 (ảnh 1)

Xem đáp án

Đặc điểm của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá trong Hình 5.2:

- tầng đất mặt mỏng

- đá, cát, sỏi chiếm ưu thế trong đất

- nghèo mùn, vi sinh vật ít


Câu 7:

Xói mòn đất thường xảy ra ở vùng nào của nước ta?

Xem đáp án

Xói mòn thường xảy ra ở vùng đồi núi vì có độ dốc lớn.


Câu 8:

Đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, đất nào chịu tác động của quá trình xói mòn nhiều hơn? Vì sao?

Xem đáp án

Đất lâm nghiệm chịu tác động của quá trình xói mòn mạnh hơn vì đất lâm nghiệp đa số ở vùng có độ dốc lớn hơn đất đất nông nghiệp (thường ở vùng đồng bằng, nếu ở vùng đồi núi thì đa số thiết kế theo dạng bậc thang để giảm xói mòn).


Câu 9:

Quan sát Hình 5.3 và 5.4, cho biết vì sao làm ruộng bậc thang và thềm cây ăn quả  lại có tác dụng cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

Quan sát Hình 5.3 và 5.4, cho biết vì sao làm ruộng bậc thang và thềm cây ăn quả  lại có tác dụng cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (ảnh 1)

Xem đáp án

Làm ruộng bậc thang và thềm cây ăn quả lại có tác dụng cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá vì: 

- Làm ruộng bậc thang để hạn chế dòng chảy rửa trôi

- Trồng cây ăn quả để nâng độ che phủ, hạn chế dòng chảy


Câu 10:

Tác dụng của các biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá là gì?

Xem đáp án

Tác dụng của các biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá:

- Trồng cây theo luống có khả năng chống xói mòn.

- Trồng cây có bộ rễ khỏe, có khả năng phá lớp đất rắn bề mặt.

- Trồng cây che phủ đất: đảm bảo đất luôn được che phủ bằng cây trồng chính hoặc cây che phủ, nhất là mùa mưa.

- Che phủ đất bằng các bộ phận dư thừa của cây trồng sau khi thu hoạch.

- Luân canh cây trồng để tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi

- Trồng cây theo đường đồng mức, theo bằng giúp tăng độ che phủ, hạn chế sức phá của mưa

- Bón vôi, bón phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học để giảm độ chua.


Câu 11:

Quan sát Hình 5.5 và giải thích nguyên nhân hình thành đất mặn.

Quan sát Hình 5.5 và giải thích nguyên nhân hình thành đất mặn (ảnh 1)

Xem đáp án

Do mạch nước ngầm nhiễm mặn, ngấm lên đất tạo thành đất nhiễm mặn


Câu 12:

Đất bị nhiễm mặn ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng trong Hình 5.6?

Đất bị nhiễm mặn ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng trong Hình 5.6 (ảnh 1)

Xem đáp án

Ảnh hưởng của đất bị nhiễm mặn đến cây trồng:

Nồng muối trong nước thường cản trở sự hấp thu nước của cây và có thể gây nên hạn sinh lý làm cho cây bị héo khô héo.


Câu 13:

Em hãy cho biết mục đích của biện pháp thuỷ lợi là gì?

Xem đáp án

Mục đích của biện pháp thủy lợi là:

Xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lí. Dân nước ngọt vào ruộng, cày, bừa, sục bùn để các muối hòa tan, ngâm ruộng sau đó tháo nước ra kênh tiêu.


Câu 14:

Vì sao bón vôi lại cải tạo được đất mặn?

Xem đáp án

Bón vôi lại cải tạo được đất mặn vì bón vôi có tác dụng đẩy Na+ ra khỏi keo đất. Sau khi bón vôi tháo nước rửa mặn, bón bổ sung chất hữu cơ để nang cao độ phì nhiêu cho đất.

Vì sao bón vôi lại cải tạo được đất mặn (ảnh 1)


Câu 15:

Trong các biện pháp đã nêu, biện pháp nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Xem đáp án

Trong các biện pháp đã nêu, biện pháp thủy lợi là quan trọng nhất. Vì nó mang tính phòng tránh, có hiệu quả nhất, nếu không có biện pháp này các biện pháp sau xử lí sẽ mất công rất nhiều và không hiệu quả do nước biển liên tục xâm nhập.


Câu 16:

Ngoài các biện pháp chính sử dụng để cải tạo đất mặn kể trên, hiện nay người ta còn sử dụng các biện pháp nào khác? Mô tả các biện pháp đó.

Xem đáp án

Ngoài các biện pháp chính sử dụng để cải tạo đất mặn kể trên, hiện nay người ta còn sử dụng biện pháp:

- Biện pháp luân canh: có thể giảm diện tích lúa 2-3 vụ/năm sang trồng lúa 1 vụ luân canh với nuôi tôm hoặc nuôi trồng thủy sản trong thời gian nhiễm mặn để đem lại hiệu quả cao và thu nhập ổn định cho nông dân.

- Sử dụng kỹ thuật canh tác thích hợp như cày sâu không lật, xới nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối không bốc lên mặt ruộng.


Câu 17:

Tìm hiểu đất trồng của một số địa phương thường hay nhiễm mặn . Đề xuất một mô hình sử dụng đất mặn hiệu quả. Giải thích vì sao lựa chọn mô hình đó.

Xem đáp án

Mô hình sử dụng đất mặn hiệu quả: mô hình sản xuất thủy sản - nông nghiệp kết hợp (VD: lúa 3 vụ, 2 vụ, 1 vụ, chuyên màu, lúa - tôm sú, dừa - tôm càng xanh, chuyên dừa, chuyên muối, cây ăn trái, thủy sản lợ, mặn và tôm - rừng).


Câu 18:

Quan sát Hình 5.8 và cho biết đất phen có đặc điểm gì?

Quan sát Hình 5.8 và cho biết đất phen có đặc điểm gì (ảnh 1)

Xem đáp án

Đất phèn trong Hình 5.8 có đặc điểm: màu nâu ở tầng đất mặt, tầng đất mặt cứng, nhiều vết nứt nẻ.


Câu 19:

So sánh sự giống và khác nhau về đặc điểm, tính chất giữa đất mặn và đất phèn.

Xem đáp án

So sánh sự giống và khác nhau về đặc điểm, tính chất giữa đất mặn và đất phèn:

 

Đất mặn

Đất phèn

Giống nhau

- Đất có thành phần cơ giới nặng

- Khi khô đất nứt nẻ và cứng

- Hoạt động của vi sinh vật trong đất yếu

- Đất có độ phì nhiêu thấp

 

 

 

Khác nhau

- Đất chứa nhiều muối tan như NaCl, Na2SO4 làm ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây.

- Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu

- Đất chưa nhiều chất độc hại cho cây như Al3+; Fe3+; CH4; H2S…

- Đất rất chua

 


Câu 20:

Vì sao bón vôi lại cải tạo được đất phèn?

Xem đáp án

Bón vôi lại cải tạo được đất phèn vì: 

Khi bón vôi vào đất mặn Ca2+ sẽ giải phóng Na+ tác nhân gây mặn ra khỏi mặt đất giúp đất bớt mặn. Đối với đất mặn chua, trong keo đất bão hòa Na+ gây mặn và H+ gây chua thì bón vôi có thể cải tạo tốt. ... Ion H+ gây chua của đất cũng được trung hòa bằng ion OH- của vôi tạo thành nước, giảm độ chua đất.


Câu 21:

Em hãy cho biết tác dụng cụ thể của các biện pháp cải tạo đất phèn là gì?

Xem đáp án

Tác dụng cụ thể của các biện pháp cải tạo đất phèn:

- Thủy lợi: lên luống (liếp) hoặc xây dựng hệ thống kênh tưới và kênh tiêu song song để thau chua rửa mặn; hạ thấp mực nước ngầm mặn (bơm nước lên ruộng rồi tiêu xuống mương tiêu).

- Bón vôi: có tác dụng rất tốt cho việc khử chua và hạn chế tác hại của nhôm di động.

- Bón phân: bón cân đối đạm, lân, kali; bón phân hữu cơ, phân vi lượng để nâng cao độ phì nhiêu của đất.


Câu 22:

Vì sao phải bảo vệ đất trồng?

Xem đáp án

Phải bảo vệ đất trồng vì:

- Vì đất là tài nguyên vô cùng quý báu, là thành phần quan trọng của môi trường sống.

- Là tư liệu sản xuất ko thể thiếu của nông nghiệp và lâm nghiệp.

- Do nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng mà diện tích đất trồng trọt có hạn


Câu 23:

Che phủ đất có tác dụng gì?

Xem đáp án

Che phủ đất có tác dụng:

- Đa dạng hóa các loại cây trồng, từ đó làm phong phú điều kiện sinh thái, hạn chế được các loại sâu hại và dịch bệnh.

- Giúp cây phát triển hệ rễ tốt hơn và có lợi cho quá trình hấp thu dinh dưỡng.

- Là nơi trú ẩn của một số loại sinh vật, côn trùng có lợi cho đất và cây trồng.

- Tăng lượng cacbon và nitơ trong đất.

- Cung cấp cho đất lượng phân bón hữu cơ tự nhiên bằng rễ, xác bã thực vật.

- Chống xói mòn, đặc biệt ở các khu vực đồi cao, đất dốc.

- Hạn chế sự phát triển của cỏ dại.

- Tăng thu nhập từ các cây trồng phụ.

- Hạn chế bốc hơi bề mặt, giữ ẩm cho đất.


Câu 24:

Đề xuất một số biện pháp bảo vệ đất trồng ở địa phương.  Giải thích tại sao lựa chọn các biện pháp đó.

Xem đáp án

Một số biện pháp bảo vệ đất trồng cần áp dụng ở địa phương em:

- Luân canh, xen canh cây trồng

- Thủy lợi: tưới tiêu hợp lí.

- Cày sâu bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ.

- Bón vôi.


Bắt đầu thi ngay