Bài tập Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại hay nhất có đáp án
Bài tập Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại hay nhất có đáp án
-
179 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sau các cuộc phát kiến địa lý, tuyến đường thương mại Cô-lôm-bi-a (đặt theo tên của C.Cô-lôm-bô) xuất hiện giữa châu Âu và châu Mỹ. Đây là một trong những tuyến đường buôn bán đem lại cho thương nhân châu Âu nguồn lợi nhuận lớn, góp phần hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. Vậy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở Tây Âu như thế nào?
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của hai giai cấp cơ bản: tư sản và vô sản
- Mối quan hệ giữa hai giai cấp: giai cấp tư sản bóc lột kiệt quệ sức lao động của giai cấp vô sản.
Câu 2:
Đọc thông tin, hãy cho biết kinh tế, xã hội Tây Âu thời hậu kì Trung đại biến đổi thế nào?
Biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu thời hậu kì Trung đại
- Kinh tế:
+ Kinh tế Tây Âu phát triển nhanh.
+ Tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên, nhân công của các nước thuộc địa.
+ Ở trong nước, tầng lớp quý tộc còn tước đoạt ruộng đất của nông dân biến thành các đồn điền, nông dân mất ruộng đất hình thành đội ngũ công nhân làm thuê.
=> Đến đầu thế kỉ XVI, phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
- Xã hội: hình thành các giai cấp mới là: tư sản và vô sản.
+ Giai cấp tư sản nắm trong tay tư liệu sản xuất, giàu có.
+ Giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để kiếm sống, và bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề.
Câu 3:
Tại sao nói hiện tượng “Cừu ăn thịt người” ở nước Anh và buôn bán nô lệ là những nhân tố hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa?
- Hiện tượng “cừu ăn thịt người”:
+ Vào thế kỉ XVII khi nhu cầu lông cừu tăng cao, số đông địa chủ và quý tộc Anh đã chuyển sang nuôi cừu để lấy lông bán nhằm thu lợi nhuận.
+ Các quý tộc đã cướp ruộng đất của nông dân, lập các đồng cỏ chăn nuôi cừu, khiến nông dân mất đất, thất nghiệp => phải bán sức lao động => trở thành công nhân.
- Hiện tượng buôn bán nô lệ:
+ Các nước Tây Âu bắt hàng triệu người da đen ở châu Phi đem bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu, châu Mĩ…
+ Nhờ vào việc cướp bóc tài nguyên ở các nước thuộc địa và buôn bán nô lệ… nên các thương nhân, quý tộc Tây Âu đã nhanh chóng giàu có, họ tích lũy được những số vốn ban đầu, và sử dụng số vốn đó cho việc tái đầu tư sản xuất.
=> Như vậy: hiện tượng “Cừu ăn thịt người” ở nước Anh và buôn bán nô lệ là những nhân tố hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 4:
Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 5, hình 5, hãy cho biết sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Theo em, mối quan hệ chủ yếu giữa gia cấp vô sản và tư sản là gì?
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của hai giai cấp cơ bản: tư sản và vô sản:
+ Lãnh chúa, quý tộc, thương nhân, chủ xưởng… nhờ việc cướp đoạt ruộng đất, tài nguyên, của cải và buôn bán nô lệ… đã trở nên giàu có, trở thành giai cấp tư sản.
+ Lực lượng nông dân, thợ thủ công bị mất ruộng đất, mất tư liệu sản xuất và những nô lệ bị bắt, bị bán đi…. Đã trở thành giai cấp vô sản.
- Mối quan hệ chủ yếu giữa 2 giai cấp là: giai cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản.
Câu 5:
Lập bảng thông tin thể hiện quá trình xuất hiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại.
Quá trình xuất hiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại
Cuôi thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI |
Kinh tế |
- Xuất hiện các công trường thủ công, các công ty thương mại; đồn điền, trang trại… - Quan hệ giữa chủ và thợ trong các công trường thủ công, trang trại… là: chủ xuất vốn – thợ xuất sức. |
Xã hội |
- Các giai cấp mới được hình thành: tư sản và vô sản + Giai cấp tư sản nắm tư liệu sản xuất, giàu có. + Giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để kiếm sống, và bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề. |
Câu 6:
Sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến dẫn đến hệ quả tất yếu nào? Vì sao?
- Hệ quả: mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt.
- Vì:
+ Giai cấp tư sản chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong dân cư nhưng nắm trong tay hầu hết tư liệu sản xuất. Mặt khác, để thu được lợi nhuận tối đa, giai cấp tư sản thực hiện việc vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công ở các nước thuộc đạ và áp bức, bóc lột giai cấp vô sản trong nước.
+ Giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để kiếm sống và bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề.