Chuyên đề các bài toán chuyển động - Toán 5
-
1287 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một con thuyền đi với vận tốc 7,2 km/giờ khi nước lặng, vận tốc của dòng nước là 1,6km/giờ.
Vận tốc của thuyền đi xuôi dòng là:
7,2 + 1,6 = 8,8 ( km/giờ )
Độ dài quãng sông thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ là:
8,8 x 3,5 = 30,8 ( km )
Đáp số: 30,8 km.
Câu 2:
Một tàu thuỷ khi xuôi dòng có vận tốc 28,4 km/giờ, khi ngược dòng có vận tốc 18,6 km/giờ. Tính vận tốc tàu thuỷ khi nước lặng và vận tốc dòng nước.
Vận tốc dòng nước là:
( 28,4 - 18,6 ) : 2 = 4,9 ( km/giờ )
Vận tốc của tàu thuỷ khi nước lặng là:
28,4 - 4,9 = 23,5 ( km/giờ )
( Hoặc: 18,6 + 4,9 = 23,5 (km/giờ)
Đáp số: 23,5 km/giờ; 4,9 km/giờ.
Câu 3:
Bạn Hằng đi học lúc 7 giờ và đến trường lúc 7 giờ 15 phút với vận tốc 3,6 km/giờ. Hỏi quãng đường từ nhà Hằng đến trường dài bao nhiêu ki-lô-mét?
Thời gian Hằng đi từ nhà đến trường là :
7 giờ 15 phút – 7 giờ = 15 phút
15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường từ nhà Hằng đến trường dài :
3,6 x 0,25 = 0,9 (km).
Câu 4:
Hai người đi xe đạp trên cùng một quạng đường. Người thứ nhất đi với vận tốc 11 km/giờ, người thứ hai đi với vận tốc 215 m/phút. Hỏi ai đi nhanh hơn và mỗi phút nhanh hơn bao nhiêu mét ?
Người thứ nhất đi với vận tốc là :
11 km/giờ = 183 m/phút.
Vậy người thứ hai đi nhanh hơn và mỗi phút nhanh hơn :
215 – 183 = 31 (m)
Câu 5:
Một xe ôtô đi từ tỉnh A lúc 12 giờ 24 phút và đến tỉnh E lúc 17 giờ 26 phút, sau khi đã chạy một quãng đường dài236km.Dọc đường đi xe có đỗ lại ở vài nơi mất tất cả 1 giờ 2 phút. Tính vận tốc trung bình của ôtô.
Thời gian xe đi và nghỉ dọc đường là :
17giờ 26 phút – 12 giờ 24 phút = 5 giờ 2 phút
Thời gian xe lăn bánh trên đường từ A đến B là :
5 giờ 2 phút — 1 giờ 2 phút = 4 giờ
Vận tốc trung bình của xe ôtô là : 236 : 4 = 59 (km/giờ).
Câu 6:
Một canô đi xuôi dòng từ bến M đến bến N mất 10 giờ. Nếu đi ngược dòng từ N đến M thì mất 15 giờ. Mỗi giờ đi ngược dòng chậm hơn xuôi dòng là 8km. Tính vận tốc canô lúc xuôi dòng và lúc ngược dòng.
Cách 1 :
Trong 10 giờ canô xuôi dòng đi được nhiều hơn lúc ngược dòng là :
8 x 10 = 80(km)
Khoảng cách này canô lúc ngược dòng phải đi trong :
15 – 10 = 5 (giờ)
Vận tốc canô lúc ngược dòng là :
80 : 5 = 16 (km/giờ)
Vận tốc canô lúc xuôi dòng là :
16 + 8 = 24 (km/giờ).
Cách 2 :
Trên một quãng đường nhất định thì vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian nên tỉ lệ vận tốc của canô lúc xuôi và lúc ngược là : 15/10 = 3/2 tức là nếu vận tốc lúc xuôi là 3 phần thì vận tốc lúc ngược là 2 phần.
Biết hiệu giữa vận tốc lúc xuôi và lúc ngược là 8km/giờ, từ đó suy ra vận tốc của canô lúc xuôi dòng là :
8/ ( 3 – 2) = 24 (km/giờ)
Vận tốc của canô lúc ngược dòng là :
24 – 8 = 16 (km/giờ).
Câu 7:
a) Một xe lửa đi được 145,8km trong 4 giờ rưỡi. Tính vận tốc của xe lửa.
b) Một người đi xe đạp đi được 41,6km trong 3 giờ 28 phút. Tính vận tốc của người đi xe đạp.
a) Vận tốc của xe lửa là :
145,8 : 4,5 = 32,4 (km/giờ).
b) Đổi 41,6km = 41 600m
3 giờ 28 phút = 208 phút.
Vận tốc người đi xe đạp tính bằng m/phút là :
41 600 : 208 = 200 (m/phút)
Vận tốc người đi xe đạp tính bằng km/giờ là :
200 X 60 = 12 000 (m/giờ) = 12 (km/giờ).
Lưu ý : Câu b có thể giải như sau :
(41600/208) x 60 = 12 (km/giờ).
Câu 8:
Hai thành phô’ p và Q cách nhau 130km. Cùng một lúc một người đi xe đạp từ p đến Q và một ôtô đi từ Q đến p. Đi được 2 giờ thì ôtô gặp xe đạp.
a) Hỏi mỗi giờ cả ôtô và người đi xe đạp đi được bao nhiêu kilômét (còn gọi là tổng vận tốc của ồtô và xe đạp) ?
b) Biết rằng khi gặp nhau người đi xe đạp đã đi được 26km, tính vận tốc của người đi xe đạp và của ôtô.
a) Số kilômét mà mỗi giờ người đi xe đạp và ôtô đi được là :
130 : 2 = 65 (km)
b) Vận tốc của người đi xe đạp là :
26 : 2 = 13 (km/giờ)
Vận tốc của ôtô là : 65 – 13 = 52 (km/giờ).
Câu 9:
Quãng đường từ làng ra thị xã dài 25km. Một người đi bộ từ làng ra thị xã, sau khi đi bộ được 5km thì đi tiếp bằng ôtô. Ôtô đi mất nửa giờ thì đến thị xã.
a) Tính vận tốc của ôtô.
b) Nếu người ấy đi ôtô ngạy từ làng thì sau bao lâu sẽ đến thị xã ?
a) Quãng đường người đó đi bằng ôtô là :
25 – 5 = 20 (km)
Vận tốc của ôtô là : 20 : 1/2 = 40 (km/giờ)
b) Thời gian đi bằng ôtô từ làng ra thị xã là :
25 : 40 = 5/8 (giờ) hay 37 phút rưỡi.
Câu 10:
Hai ôtô bắt đầu đi cùng một lúc. Một xe đi từ A đến B với vận tốc 43km/giờ, một xe đi ngược chiều từ B đến A với vận tốc 42km/giờ. Hai ôtô gặp nhau sau khi đi được 3 giờ. Tính quãng đường AB.
Trong 1 giờ hai xe đi được :
43 + 42 = 85 (km)
Quãng đường AB dài : 85 x 3 = 255 (km).
Câu 11:
Một xe tải với vận tốc 34,5km/giờ bắt đầu đi lúc 7 giờ 30 phút và đến nơi lúc 14 giờ 45 phút, nghỉ dọc đường mất 1 giờ 15 phút. Hỏi quãng đường dài bao nhiêu ?
Thời gian xe đi và xe nghỉ dọc đường là :
14 giờ 45 phút – 7 giờ 30 phút = 7. giờ 15 phút
Thời gian xe lăn bánh trên đường là :
7 giờ 15 phút – 1 giờ 15 phút = 7 giờ
Quãng đường xe đã đi dài : 34,5 X 7 = 241,5 (km).
Câu 12:
Một người đi’ xe đạp từ thị trấn M đến thị trấn N mất 1 giờ. Nếu tăng vận tốc 6km mỗi giờ thì từ M đến N chỉ mất 2/3 giờ. Tính quãng đường MN.
Lưu ý đến câu : “Nếu tăng vận tốc 6km mỗi giờ chỉ mất 2/3 giờ”. Như vậy nhờ tăng 6km mà thời gian giảm đươc 1/3 giờ, từ đó mà sẽ có lời giải.
Câu 13:
a) Với vận tốc 4,9km/giờ một người đi bộ đã đi được quãng đường dài 12,25km. Tính thời gian dùng để đi.
b) Một người đi bộ đi được quãng đường PQ dài 14,85km với vận tốc 4,5km/giờ. Người ấy đến Q lúc 12 giờ. Hỏi người ấy đi từ P lúc mấy giờ ?
a) Thời gian dùng để đi là :
12,25 : 4,9 = 2,5 ( giờ)
b) Thời gian đi quãng đường PQ là :
14,85 : 4,5 = 3,3 (giờ)
3,3 giờ = 3 giờ 18 phút.
Người đi bộ bắt đầu đi từ p lúc :
12 giờ – 3 giờ 18 phút = 8 giờ42 phút.
Câu 14:
Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 35km/giờ và một ôtô đi ngược chiều từ B đến A với vận tốc 45km/giờ. Xe máy và ôtô bắt đầu đi cùng một lúc. Biết rằng quãng đường AB dài 160km, hỏi sau mấy giờ thì ôtô và xe máy gặp nhau ?
Tổng hai vận tốc của ôtô và xe máy là : 45 + 35 = 80 (km)
Thời gian mà hai xe gặp nhau là : 160 : 80 = 2 (giờ).
Câu 15:
Một người đi xe đạp từ thị trấn M với vận tốc 16km/giờ. Đi được 2 giờ thì một người đi xe máy bắt đầu từ M đuổi theo với vận tốc 36km/giờ. Hỏi người đi xe máy đi bao lâu thì đuổi kịp người đi xe đạp ?
Quãng đường người đi xe đạp đã đi trước người đi xe n?áy là :
16 x 2 = 32 (km)
Sau 1 giờ người đi xe máy đến gần người đi xe đạp là :
36 – 16 = 20 (km)
Người đi xe máy đuổi kịp người đi xe đạp trong thời gian :
32 : 20 = 1,6 (giờ) hay 1 giờ 36 phút.
Câu 16:
Một ôtô chở khách từ huyện p với vận tốc 40km/giờ, sau 1 giờ rưỡi thì đến huyện Q. Một ôtô chở khách khác với vận tốc bằng 4/5 vận tốc của ôtô thứ nhất phải mất bao lâu mới đi được quãng đường PQ ?
Quãng đường từ P đến Q dài :
40 x 3/2 = 60 (km) ( 1 giờ rưỡi = 3/2 giờ )
Vận tốc ôtô chở khách thứ hai là :
40 x 4/5 = 32 (km/giờ)
Thời gian ôtô thứ hai đi từ p đến Q là :
60 : 32 = 1 và 7/8(giờ) hay 1 giờ 52 phút 30 giây.
Câu 17:
Lúc 6 giờ một xe ôtô đi từ A về B với vận tốc 50km/giờ. Lúc 7 giờ 30 phút một xe du lịch đi từ B về A với vận tốc 65 km/giờ. Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ, biết quãng đường AB dài 420 km?
Xe đi từ A đi trước xe đi từ B là:
7 giờ 30 phút – 6 giờ = 1 giờ 30 phút =1,5 giờ.
Khi xe từ B khởi hành thì xe đi từ A đã đi được:
50 x 1,5 = 75 (kin).
Lúc đó khoảng cách giữa hai xe là:
420 – 75 = 345 (km).
Tổng vận tốc của hai xe là:
50 + 65 = 115 (km/giờ).
Thời gian xe đi từ B bắt đầu đi đến lúc hai xe gặp nhau là:
345 : 115 = 3 (giờ).
Thời điểm hai xe gặp nhau là:
7 giờ 30 phút + 3 giờ = 10 giờ 30 phút.
Câu 18:
Xe thứ nhất khởi hành từ A lúc 7 giờ 40 phút, đến 9 giờ 10 phút thì xe thứ hai cũng khởi hành từ A và đuổi kịp xe thứ nhất tại B vào lúc 12 giờ 10 phút cùng ngày. Tính vận tốc của mỗi xe, biết rằng vận tốc của xe thứ hai hơn vận tốc của xe thứ nhất là 20 km/giờ.
Thời gian xe thứ nhất đi từ A đến B là:
12 giờ 10 phút – 7 giờ 40 phút = 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ.
Thời gian xe thứ hai đi từ A đến B là:
12 giờ 10 phút – 9 giờ 10 phút = 3 giờ.
Tỉ số thời gian của xe thứ nhất và xe thứ hai là:
4,5: 3 = 3/2.
Trên cùng một quãng đường đi thì thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Do đó tỉ số vận tốc của xe thứ nhất và xe thứ hai là 2/3 . Hiệu hai vận tốc là 20km/giờ nên ta có sơ đồ:
Vận tốc của xe thứ nhất là: 20: (3 – 2) x 2 = 40 (km/giờ).
Vận tốc của xe thứ hai là: 40 + 20 = 60 (km/giờ).
Đáp số: 40 km/giờ; 60 km/giờ
Câu 19:
Một người đi từ A đến B và dự định đến B lúc 9 giờ. Nếu người đó đi bằng xe đạp với vận tốc 12 km/giờ thì sẽ đến B lúc 12 giờ. Nếu người đó đi bằng ôtô với vận tốc 60 km/giờ thì sẽ đến B lúc 8 giờ.
a) Tính độ dài quãng đường từ A đến B.
b) Nếu người đó đi xe máy thì phải đi với vận tốc bao nhiêu kilômét giờ để đến B đúng giờ đã định?
Thời gian đi bằng xe đạp hơn thời gian đi bằng ô tô là:
12 giờ – 8 giờ = 4 giờ.
Vận tốc của ô tô gấp vận tốc của xe đạp số lần là:
60: 12 = 5 (lần).
Trên cùng một quãng đường đi, nếu vận tốc gấp lên 5 lần thì thời gian đi giảm 5 lần. Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, thời gian ô tô đi hết quãng đường AB là:
4: (5 – 1) = 1 (giờ).
Quãng đường AB dài là:
60 x 1 = 60 (km)
b) Thời gian dự định đi hết quãng đường AB là:
1 giờ + (9giờ – 8 giờ) = 2 (giờ).
Để đến B đúng giờ dự định, người đó phải đi xe máy với vận tốc là:
60: 2 = 30 (km/giờ).
Đáp số: a) 60km; b) 30 km
Câu 20:
Một người đi bộ từ A đến B với vận tốc 6 km/giờ, sau đó lại đi bộ từ B về A với vận tốc 4 km/giờ. Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường đi và về.
Người đó đi 1 km hết 1/6 giờ.
Người đó đi về 1km hết 1/4 giờ.
Người đó đi 2km (gồm 1 km đường đi và 1 km đường về) hết:
Vận tốc trung bình cả đi lẫn về là:
Đáp số: 4,8 km
Câu 21:
Một ôtô đi từ A về B hết 7 giờ. Một ôtô khác đi từ B về A thì hết 9 giờ. Hỏi nếu hai xe đó khởi hành cùng một lúc: một từ A vàmột từ B thì sau bao lâu sẽ gặp
Ô tô đi từ A đến B hết 7 giờ thì mỗi giờ ô tô đó đi được 1/7 quãng đường AB.
Ô tô đi từ B về A hết 9 giờ thì mỗi giờ ô tô đó đi được 1/9 quãng đường AB.
Tổng vận tốc của hai xe là:
Thời gian hai xe đi để gặp nhau là:
Đáp số: 3 giờ 56 phút 15
Câu 22:
Hiện nay là 3 giờ kém 17 phút. Hỏi sau bao lâu kim giờ và kim phút của đồng hồ sẽ chập nhau?
Kể từ 3 giờ kém 17 phút thì 17 phút sau sẽ tới 3 giờ. Lúc 3giờ, kim phút chỉ số 12, kim giờ chỉ số 3 nên kim phút cách kim giờ số khoảng nhỏ là:
5 x 3 = 15 (khoảng nhỏ).
Hiệu vận tốc giữa hai đầu kim đồng hồ là:
60 – 5 = 55 (khoảng nhỏ/ giờ).
Thời gian kể từ 3 giờ để kim phút đuổi kịp kim giờ là:
Kể từ lúc 3 giờ kém 17 phút, thời gian để hai kim đồng hồ chập khít lên nhau là:
Đáp số:
Câu 23:
Hiện nay là 5 giờ đúng. Hỏi thời gian ngắn nhất để hai kim chập nhau là bao lâu ?
Lúc 5 giờ đúng khoảng cách giữa hai kim là 5/12 vòng. Lúc hai kim trùng nhau khoảng cách giữa hai kim là 0. Một giờ kim phút quay được — vòng. -Một giờ kim giờ quay được 12/12 vòng. Thời gian để kim phút đuổi kịp kim giờ là:
Thời gian ngắn nhất để kim phút trùng với kim giờ là 5/11 giờ.
Câu 24:
Hiện nay là 10 giờ đúng. Hỏi thời gian ngắn nhất để kim giờ và kim phút thẳng hàng với nhau là bao lâu ?
Khoảng cách ban đầu giữa hai kim là 10/12 vòng.
Khoảng cách khi hai kim thẳng hàng là 6/12 vòng.
1 giờ kim phút quay được 12/12 vòng.
1 giờ kim giờ quay được 1/12 vòng.
Thời gian để kim phút thẳng hàng với kim giờ là:
Thời gian ngắn nhất để hai kim thẳng hàng là 4/11 giờ.
Câu 25:
Một ôtô dự định đi từ tỉnh A đến tỉnh B hết 4 giờ với vận tốc đã định. Thực tế ôtô đã đi với vận tốc nhanh hơn vận tốc đã định là 16 km/giờ, vì vậy ôtô đi từ tỉnh A đến tỉnh B chỉ mất 3 giờ. Hỏi quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B dài bao nhiêu kilômét ?
Cách 1:
Vì thời gian thực tế ô tô đã đi bằng 3/4 thời gian dự định nên vận tốc thực tế của ô tô bằng 4/3 vận tốc dự định.
Vận tốc dự định của ô tô là:
16 x 3 = 48 (km/giờ).
Quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B là:
48 x 4 = 192 (km)
Theo sơ đồ, ta có quãng đường AB gồm 4 lần vận tốc đã dự định hay gồm 3 lần vận tốc đã định và 3 lần 16 km.
Vận tốc đã định của ô tô là:
16 x 3 = 48 (km/giờ).
Quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B là:
48 x 4 = 192 (km).
Cách 3:
Giả sử ô tô vẫn chạy với vận tốc đã định thì sau 3 giờ ô tô chỉ đến c cách B là:
16 x 3 = 48 (km).
Theo dự định ô tô đi từ A đến B hết 4 giờ, vậy 48km chính là quãng đường ô tô dự định đi trong 1 giờ.
Quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B là:
48 x 4 = 192 (km).
Đáp số : 192 km
Câu 26:
Đường từ nhà An đến trường dài 1 km dọc theo đường ôtô buýt. Bến xe ngay trước cửa nhà An. An đi với vận tốc 5 km/giờ. Khi An đi học thì một xe cũng rời bến đó và đi cùng chiều với An, vận tốc của xe buýt là 30 km/giờ. Và cứ 4 phút lại có một chuyến xẹ buýt cùng chiều với An. Hỏi buổi đó có bao nhiêu xe buýt cùng chiều vượt hoặc đuổi kịp An ?
Thời gian An đi từ nhà tới trường là:
(1 : 5) x 60 = 12 (phút).
Vì cứ 4 phút có một chuyến xe nên sau khi An đi khỏi nhà 4 phút thì có một xe khác đến cửa nhà An.
Lúc đó An đi cách nhà là:
Vận tốc xe buýt hơn vận tốc của An tính theo phút là:
Thời gian ô tô buýt thứ hai đuổi kịp An là:
Ta có:
Vậy số xe buýt đuổi kịp hoặc vượt An là: 3 (xe).
Câu 27:
Đường sắt từ tỉnh A đến tỉnh B là 169,5 km. Một đoàn tàu khách đi từ A đến B, khởi hành lúc 14 giờ 15 phút với vận tốc 42 km/giờ, sau khi đi được 45 phút đoàn tàu đó dừng lại ờ ga C để trả và đón khách trong thời gian gian 10 phút. Lúc 15 giờ một đoàn tàu chở hàng đi từ B đến A với vận tốc 45 km/giờ. Hỏi hai đoàn tàu gặp nhau lúc mấy giờ?
45 phút = 0,75 giờ.
Sau 0,75 giờ đoàn tàu khách đi được quãng đường là:
42 x 0,75 = 31,5 (km).
Đoàn tàu khách xuất phát từ ga c lúc:
14 giờ 15 phút + 45 phút + 10 phút = 15 giờ 10 phút.
Thời gian từ 15 giờ đến 15 giờ 10 phút là:
15 giờ 10 phút – 15 giờ = 10 phút = giờ.
Quãng đường đoàn tàu chở hàng đi được từ lúc 15 giờ đến 15 giờ 10 phút là:
45 x = 7,5 (km).
Lúc 15 giờ 10 phút, khoảng cách giữa hai đoàn tàu là:
169,5 – 31,5 – 7,5 = 130,5 (km).
Thời gian hai đoàn tàu đi để gặp nhau là:
130,5: (42 + 45) = 1,5 giờ.
1,5 giờ = 1 giờ 30 phút.
Hai đoàn tàu gặp nhau lúc:
15 giờ 10 phút + 1 giờ 30 phút = 16 giờ 40 phút.
Đáp số: 16 giờ 40 phút
Câu 28:
Một chiếc đò đi ngược dòng từ A đến B hết 8 giờ sau đó quay về A. Vì xuôi dòng nên về A chỉ mất 4 giờ. Hỏi một cụm bèo trôi theo đò về A mất mấy giờ?
Cách 1:
Tỉ số giữa thời gian đò xuôi và thời gian đò ngược dòng là: 4: 8 = 1/2.
Trên cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian của một chuyển động tỉ lộ nghịch với nhau nên tỉ số vận tốc đò xuôi dòng và vận tốc đò ngược dòng là 2. Vận tốc đò xuôi dòng hơn vận tốc đò ngược dòng chính là 2 lần vận tốc dòng nước. Ta có sơ đồ:
Nhận thấy vận tốc ngược dòng gấp 2 lần vận tốc dòng nước nên thời gian cụm bèo trôi theo đò gấp 2 lần thời gian ngược dòng.
Cách 2: Vì đò đi ngược dòng mất 8 giờ nên trong 1 giờ đò đi được 1/8 quãng sông đó. Đò đi xuôi dòng trở về mất 4 giờ nên trong 1 giờ đò đi được 1/4 quãng sông đó. Vận tốc đò xuôi dòng hơn vận tốc đò ngược dòng là:
Vì hiệu vận tốc đò xuôi dòng và vận tốc ngược dòng chính là 2 lần vận tốc dòng nước, nên 1 giờ khóm bèo trôi được là:
Thời gian để khóm bèo trôi theo đò về A là:
Đáp số: 16 giờ.
Câu 29:
Một đoàn tàu vượt qua một người đi xe đạp cùng chiều có vận tốc
18 km/giờ hết 24 giây và lướt qua một người đi xe đạp ngược chiều với vận tốc 18 km/giờ hết 8 giây. Tính:
a) Vận tốc của đoàn tàu.
b) Chiều dài của đoàn tàu.
Tàu vượt qua người đi xe đạp cùng chiều hết 24 giây thì 24 giây tàu đi nhanh hơn xe đạp quãng đường bằng chiều dài tàu:
Vì 24: 3 = 8. Vậy trong 8 giây tàu đi nhanh hơn xe đạp quãng đường bằng chiều dài đoàn tàu.
Tàu lướt qua xe đạp đi ngược chiều hết 8 giây thì trong 8 giây, tổng quãng đường tàu và xe đạp đi bằng chiều dài đoàn tàu.
Quãng đường xe đạp đi trong 8 giây là:
18 km/giờ = 5 m/giây.
Đoàn tàu dài là: 5 x 8 x 3 = 120 (m).
Vận tốc đoàn tàu là:
Đáp số: 120m
Câu 30:
Bây giờ là 12 giờ. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu phút thì hai kim đồng hồ vuông góc với nhau?
Lúc 12, giờ hai kim đồng hồ chập nhau. Để hai kim đồng hồ vuông góc với nhau thì kim phút phải vượt kim giờ 3 khoảng (khoảng cách giữa hai kim là 3 khoảng).
Thời gian đi để hai kim đồng hồ vuông góc với nhau là:
Câu 31:
Một đoàn tàu đi qua một cái cầu dài 600m hết 48 giây. Cũng với vận tốc đó, đoàn tàu lướt qua một ôtô đi ngược chiều với vận tốc 90 km/giờ hết 3 giây. Tính:
a) Chiều dài của đoàn tàu.
b) Vận tốc của đoàn tàu.
Tàu đi qua cây cầu dài 600m hết 48 giây thì trong 48 giây, tàu chạy được quãng đường bằng chiều dài tàu cộng với 600 m.
Tàu lướt qua một ô tô đi ngược chiều hết 3 giây thì trong 3 giây, tổng quãng đường ô tô và tàu chạy bằng chiều dài đoàn tàu.
90 km = 90000 m.
Quãng đường ô tô chạy trong 3 giây là
Quãng đường tàu chạy trong 3 giây bằng chiều dài đoàn tàu trừ đi 75 m. Quãng đường tàu chạy trong 48 giây là:
(chiều dài tàu – 75): 3 x 48 = chiều dài tàu x 16 – 1200 (m).
Theo đề bài ta có:
Chiều dài tàu + 600 = Chiều dài tàu x 16 – 1200.
Chiều dài tàu + 1800 = Chiều dài tàu x 16.
Chiều dài tàu x 15 = 1800.
Chiều dài đoàn tàu là: 1800: 15 = 120 (m). b) Vận tốc của đoàn tàu là:
Đáp số: 120 m; 54 km/giờ
Câu 32:
Hai bạn An và Bình cùng đi từ A đến B và khởi hành cùng một lúc. Bạn An đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 5 km/giờ và nửa quãng đường còn lại với vận tốc 4 km/giờ. Bạn Bình đi nửa thời gian đầu với vận tốc 5 km/giờ và nửa thời gian còn lại với vận tốc 4 km/giờ. Hỏi bạn nào là người tới B trước?
Ta xét một đoạn đường cụ thể. Giả sử đoạn AB là 20 km thì nửa đoạn đường sẽ là:
20: 2 = 10 (km).
Thời gian An đi nửa đoạn đường đầu là:
10: 5 = 2 (giờ).
Thời gian An đi nửa đoạn đường sau là:
10: 4 = 2 giờ 30 phút.
Tổng thời gian An đi là:
2 giờ + 2 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút.
Vận tốc trung bình của An là:
Hai nửa thời gian bằng nhau nên nếu Bình đi 1 giờ với vận tốc 5 km/giờ thì cũng đi 1 giờ với vận tốc 4 km/giờ nên vận tốc trung bình của Bình là:
(4 + 5): 2 = 4,5 (km/giờ).
Hai người đi đoạn đường bằng nhau mà bạn Bình có vận tốc trung bình lớn hơn nên tới B trước.
Câu 33:
Một xe ôtô đi từ A đến B. Sau khi đi được một nửa quãng đường AB, người lái xe đã tăng vận tốc thêm 25% vận tốc ban đầu nên đã đến B sớm hơn 15 phút. Tính thời gian ôtô đã đi từ A đến B.
Ta có sơ đồ:
Đổi 25%= 25/100 = 1/4
Trên hai nửa quãng đường như nhau, vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Ta biểu thị vận tốc lúc đầu là 4 phần bằng nhau thì vận tốc
lúc sau là 5 phần như thế. Do đó tỉ số vận tốc lúc đầu và lúc sau là 4/5 thì thời gian đi lúc đầu và lúc sau là 5/4.
Sơ đồ về thời gian đi hai nửa quãng đường AB:
Thời gian đi trên quãng đường AB là:
15 x (5 + 4) = 135 (phút)
135 phút = 2 giờ 15 phút.
Câu 34:
Một người đi xe máy từ nhà lên huyện với vận tốc 24 km/giờ trong thời gian 45 phút. Sau đó quay về nhà với vận tốc 30 km/giờ. Tính thời gian người đó đi từ huyện về nhà.
45 phút = 0,75 giờ
Quãng đường từ nhà lên huyện là :
24 x 0,75 = 18 (km)
Thời gian đi từ huyện về nhà là :
18 : 30 = 0,6 (giờ)
6 giờ = 36 phút.
Câu 35:
Hai ô tô cùng xuất phát từ A để đi đến B. Xe thứ nhất đi với vận tốc 45 km/giờ, xe thứ hai đi với vận tốc bằng 4/5 vận tốc của xe thứ nhất. Tính thời gian mỗi xe đi từ A đến B, biết độ dài quãng đường AB là 108km.
Thời gian xe thứ nhất đi từ A đến B là :
108 : 45 = 2,4 (giờ)
2,4 giờ = 2 giờ 24 phút
Vận tốc của xe thứ hai là :
45 x 4/5 = 36 (km/giờ)
Thời gian xe thứ hai đi từ A đến B là :
108 : 36 = 3 (giờ)
Cách khác : Có thể tính thời gian đi của xe thứ hai bằng cách dựa vào mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian của hai chuyển động trên cùng một quãng đường. Biết tỉ số giữa vận tốc xe thứ hai và xe thứ nhất là 4/5, ta tìm được tỉ số giữa thời gian đi của xe thứ hai và xe thứ nhất là 5/4.
Vậy thời gian xe thứ hai đi là : 2,4 x 5/4 = 3 (giờ).
Câu 36:
Lúc 6 giờ một xe khách khởi hành từ A để đi đến B với vận tốc 60 km/giờ, 6 giờ 48 phút một xe khách khác khởi hành từ B đi về A với vận tốc 55 km/giờ. Hai xe gặp nhau lúc 8 giờ. Tính độ dài quãng đường AB.
48 phút = 0,8 giờ
Quãng đường xe thứ nhất đi trong 48 phút là :
60 x 0,8 = 48 (km)
Thời gian từ lúc xe thứ hai bắt đầu xuất phát đến lúc hai xe gặp nhau là :
8 giờ – 6 giờ 48 phút =1 giờ 12 phút
1 giờ 12 phút = 1,2 giờ
Quãng đường hai xe đi được kể từ lúc xe thứ hai bắt đầu xuất phát là :
1,2 x (60 + 55) = 138 (km)
Độ dài quãng đường AB là :
138 + 48 = 186 (km).
Câu 37:
Trên tuyến đường Hà Nội – Hoà Bình, lúc 7 giờ một xe máy từ Hà Nội đi Hoà Bình với vận tốc 35 km/giờ, đến 8 giờ 12 phút một ô tô cũng từ Hà Nội đi Hoà Bình với vận tốc 65 km/giờ. Hỏi ô tô gặp xe máy lúc mấy giờ ?
Thời gian xe máy đi trước ô tô là :
8 giờ 12 phút – 7 giờ =1 giờ 12 phút
1 giờ 12 phút = 1,2 giờ
Quãng đường xe máy đi được trong 1,2 giờ là :
35 x 1,2 = 42 (km)
Thời gian đi để hai xe gặp nhau là :
42 : (65 – 35 ) = 1,4 (giờ)
1,4 giờ = 1 giờ 24 phút
Thời điểm ô tô gặp xe máy là :
8 giờ 12 phút + 1 giờ 24 phút = 9 giờ 36 phút.
Câu 38:
Một chiếc thuyền đi xuôi dòng từ A đến B hết 45 phút. Cũng trên sông đó một cụm bèo trôi íừ A đến B hết 5 giờ 15 phút. Hỏi chiếc thuyền đó đi ngược dòng từ A đến B hết bao nhiêu thời gian ?
5 giờ 15 phút = 315 phút
Thời gian cụm bèo trôi gấp thời gian thuyền đi xuôi dòng số lần là :
315 : 45 = 7 (lần)
Như vậy vận tốc của thuyền khi đi xuôi dòng gấp 7 lần vận tốc của cụm bèo trôi (vận tốc của cụm bèo chính là vận tốc của dòng nước).
Ta có sơ đồ :
Như vậy vận tốc thuyền đi ngược dòng gấp 5 lần vận tốc dòng nước hay thời gian thuyền đi ngược dòng bằng 1/5 thời gian cụm bèo trôi.
Thời gian thuyền đi ngược dòng là : 315 : 5 = 63 (phút).
Câu 39:
Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 35 km/giờ và khi quay về A đi với vận tốc 25 km/giờ. Tính quãng đường từ A đến B, biết thời gian cả đi và về là 4 giờ 48 phút.
4 giờ 48 phút = 4,8 giờ
Tỉ số giữa vận tốc ô tô lúc đi và lúc về là :
35 : 25 = 7 : 5
Như vậy tỉ số giữa thời gian lúc.đi và lúc về là 5 : 7. Coi thời gian lúc đi là 5 phần thì thời gian lúc về là 7 phần như thế.
Thời gian ô tô đi từ A đến B là :
4,8 : (5 + 7 ) x 5 = 2 (giờ)
Độ dài quãng đường AB là : 35 x 2 = 70 (km)
Câu 40:
Hai bến sông A và B cách nhau 60km. Lúc 7 giờ hằng ngày một ca nô đi từ A về phía B và một ca nô khác đi từ B về phía A, hai ca nô gặpnhau lúc 8 giờ 20 phút. Hôm nay ca nô đi từ A khởi hành chậm 18 phút nên hai ca nô gặp nhau lúc 8 giờ 30 phút. Tính vận tốc của mỗi ca nô
Khoảng thời gian hàng ngày hai ca nô đi để gặp nhau là :
8 giờ 20 phút – 7 giờ = 1 giờ 20 phút
1 giờ 20 phút = 4/3 giờ.
Trong một giờ hai ca nô đi được quãng đường sông là :
60 : 4/3 = 45 (km)
Hôm nay, ca nô đi từ A xuất phát lúc :
7 giờ + 18 phút = 7 giờ 18 phút
Kể từ lúc ca nô đi từ A xuất phát, thời gian hai ca nô đi để gặp nhau là :
8 giờ 30 phút – 7 giờ 18 phút = 1 giờ 12 phút
1 giờ 12 phút = 1,2 giờ
Quãng đường ca nô đi từ B đi được trong 18 phút là :
60 – (45 x 1,2) = 6 (km)
Vận tốc của ca nô đi từ B là :
6 : (18 : 60) = 20 (km/giờ)
Vận tốc của ca nô đi từ A là 45 – 20 = 25 (km/giờ).