IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Toán Chuyên đề các bài toán chuyển động - Toán 5

Chuyên đề các bài toán chuyển động - Toán 5

Chuyên đề các bài toán chuyển động - Toán 5

  • 1283 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một ca nô đi trên sông từ A đến B. Khi xuôi dòng, mỗi giờ đi được 20km. Khi ngược dòng, mỗi giờ đi được 15km. Tính quãng đường sông AB. Biết thời gian ngược dòng nhiều hơn thời gian xuôi dòng là 30 phút.

Xem đáp án

Tỉ số vận tốc xuôi dòng so vói ngược dòng của ca nô là:

Trên cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên tỉ số thời gian xuôi dòng so vói thời gian ngược dòng của ca nô là:

Ta có sơ đồ:

Thời gian ca nô xuôi dòng là:

30 : (4 – 3) x 3 = 90 (phút) = 1,5 (giờ)

Quãng đường sông AB dài là:

20 x 1,5 = 30 (km)

Đáp số: 30km.


Câu 2:

Lúc 6 giờ 30 phút, một ca nô xuôi dòng từ A và đến B lúc 11 giờ. Ca nô nghỉ tại B 2 giờ 15 phút rồi ngược dòng trở về đến A lúc 19 giờ 33 phút cùng ngày. Hỏi cụm bèo trôi từ A về B hết bao lâu?

Xem đáp án

Thời gian ca nô xuôi dòng từ A về B là:

11 giờ – 6 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút

Thời gian ca nô ngược dòng từ B về A là:

19 giờ 33 phút – 2 giờ 15 phút – 11 giờ = 6 giờ 18. phút.

Đổi: 4 giờ 30 phút = 270 phút; 6 giò’ 18 phút = 378 phút

Tỉ số giữa thời gian ca nô xuôi đòng so với thời gian ngược dòng là:

270378=57

Trên cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có tỉ số giữa vận tốc xuôi dòng và vận tốc ngược dòng là:

Nếu biểu diễn vận tốc xuôi dòng là 7 phần bằng nhau thì vận tốc ngược dòng là 5 phần như thế. Ta có hiệu số bằng nhau bằng 2.

Vì vận tốc xuôi dòng lớn hơn vận tốc ngược dòng bằng 2 lần vận tốc dòng nước nên coi bận tốc dòng nước là 1 phần thì hiệu giữa vận tốc xuôi dòng và vận tốc ngược dòng là 2 phần. Vậy, vận tốc ngược dòng là 5 phần và vận tốc xuôi dòng là 7 phần như thế.

Sơ đồ :

Vận tốc của cụm bèo trôi chính là vận tốc dòng nước. Vì vậy, vận tốc xuôi dòng của ca nô gấp 7 lần vận tốc dòng nước. Suy ra, thời gian cụm bèo trôi xuôi dòng từ A về B gấp 7 lần thời gian ca nô xuôi dòng từ A về B.

Thời gian cụm bèo trôi từ A về B là:

270 x 7 = 1890 (phút)

Đáp số: 1890 phút

 


Câu 3:

Lúc 8 giờ 12 phút, một chiếc thuyền xuôi dòng từ A đến B với vận tốc 5m/giây. Sau khi nghỉ tại B 1 giờ 15 phút, thuyền ngược dòng từ B về A với vận tốc 4m/giây và về đến A lúc 18 giờ 27 phút cùng ngày. Tính chiều dài quãng đường sông AB.

Xem đáp án

Đổi: 5m/giây = 18km/giờ

Thời gian từ khi thuyền rời bến A đến khi trở lại bến A là:

18 giờ 27 phút – 8 giờ 12 phút = 10 giờ 15 phút

Thời gian thuyền đi trên sông là:

10 giờ 15 phút – 1 giờ 15 phút = 9 (giờ)

Tỉ số vận tôc xuôi dòng và vận tôc ngược dòng là: 5 : 4 = 5/4

Trong cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng ti lệ nghịch nên ta có tí số thời gian xuôi dòng và thời gian ngược dòng là: 1:54=45

Sơ đồ:

Thời gian xuôi dòng là:

9 : (4 + 5) x 4 = 4 (giờ)

Chiều dài quãng đường sông AB là:

18 x 4 = 72 (km)

Đáp số: 72km.

 


Câu 4:

Tính vận tốc của một đoàn tàu hoả dài 180m. Biết rằng:

a) Đoàn tàu đó vượt qua một cột điện bên đường hết 15 giây.

b) Đoàn tàu đó vượt qua một cây cầu dài 1250m hết 2 phút 10 giây.

c) Đoàn tàu đó vượt qua một người đi xe đạp cùng chiều với vận tốc 10,8km/giờ hết 30 giây.

d) Đoàn tàu đó vượt qua một người đi xe đạp ngược chiều với vận tốc 12,6km/giờ hết 12 giây.

Xem đáp án

Đổi: 57,6km/giờ = 16m/giây; 46,8km/giờ = 13m/giây.

a) Thời gian để đoàn tàu hoả vượt qua một cây cầu được tính từ khi đầu tàu hoả đến cầu bên này đến khi đuôi của đoàn tàu hoả qua đầu cầu bên kia.

Như vậy, trong thời gian đoàn tàu hoả vượt qua cây cầu thì quãng đường đoàn tàu hoả đi được bằng tổng chiều dài của đoàn tàu và cây cầu.

Tổng chiều dài của đoàn tàu và cây cầu là:

180 + 1820 = 2000 (m)

Thời gian để đoàn tàu vượt qua cây cầu là:

2000 : 16 = 125 (giây) = 2 phút 5 giây

b) Thời gian để đoàn tàu vượt qua người đi xe máy được tính từ khi đầu tàu gặp người đi xe máy đến khi đuôi tàu vượt qua người đi xe máy.

Vì người đi xe máy đi cùng chiều vói đoàn tàu nên trong thời gian đoàn tàu vượt qua người đi xe máy thì người đi xe máy cũng đi được một đoạn đường.

Quãng đường đoàn tàu hoả đi được trong thời gian vượt qua một người đi xe máy cùng chiều bằng tổng chiều dài đoàn tàu hoả và quãng đường mà người đi xe máy đã đi được.

Suy ra, chiều dài của đoàn tàu hoả bằng hiệu quãng đường đoàn tàu hoả đi được và quãng đường xe máy đi được trong thời gian đoàn tàu hoả vượt qua xe máy.

Hiệu vận tốc của đoàn tàu hoả và người đi xe máy là:

16 – 13 = 3 (m/giây)

Thời gian đoàn tàu hoả vượt qua người đi xe máy là:

180 : 3 = 60 (giây)

c) Thời gian để đoàn tàu vượt qua người đi xe máy được tính từ khi đầu tàu gặp người đi xe máy đến khi đuôi tàu vượt qua người đi xe máy.

Vì người đi xe máy đi ngược chiều với đoàn tàu nên trong thời gian đoàn tàu vượt qua người đi xe máy thì người đi xc máy cũng đi được một đoạn đường.

Quãng đường doàn tàu hoả đi được trong thời gian vượt qua một người đi xe máy ngược chiều bằng hiệu chiều dài đoàn tàu hoả và quãng đường mà người đi xe máy đã đi được.

Suy ra, chiều dài của đoàn tàu hoả bằng tống quãng đường đoàn tàu hoả đi được và quãng đường xe máy đi được trong thời gian đoàn tàu hoả vượt qua xe máy.

Tổng vận tốc của đoàn tàu hoả và người đi xe máy là:

16 + 13 = 29 (m/giây)

Thời gian đoàn tàu hỏa vượt qua người di xe máy là:


Câu 5:

Tính chiều dài của đoàn tàu hoả biết đoàn tàu có vận tốc 54km/giờ và:

a) Đoàn tàu đó vượt qua một cột điện bên đường hết 10 giây.

b) Đoàn tàu đó vượt qua một chiếc hầm dài 2150m hết 2 phút 30 giây.

c) Đoàn tàu đó vượt qua một người đi bộ cùng chiều với vận tốc 7,2km/giờ hết 14 giây.

d) Đoàn tàu đó vượt qua một người đi xe máy ngược chiều với vận tốc 43,2km/giờ hết 8 giây.

Xem đáp án

Đổi: 54km/giờ = 15m/giây

a) Tàu hoả vượt qua một cột điện bên đường hết 10 giây, như vậy sau 10 giây đoàn tàu hoả chạy được một quãng đường bằng chính chiều dài đoàn tàu.

Chiều dài đoàn tàu là: 15 x 10 = 150 (m)

b) Tàu hoả chạy qua một chiếc hầm dài 2150m hết 2 phút 30 giây, như vậy sau 2 phút 30 giây đoàn tàu hoả chạy được quãng đường bằng chiều dài đoàn tàu cộng với chiều dài chiếc hầm.

Đổi: 2 phút 30 giây = 150 giây

Tổng chiều dài của đoàn tàu hoả và chiếc hầm là:

150 x 15 = 2250 (m)

Chiều dài của đoàn tàu hoả là: 2250 – 2150 = 100 (m)

c) Vì người đi bộ đi cùng chiều với đoàn tàu nên trong thời gian đoàn tàu vượt qua người đi bộ thì người đi bộ cũng đi được một đoạn đường. Đoàn tàu hoả vượt qua một người đi bộ cùng chiều với vận tốc 7,2km/giờ hết 14 giây, như vậy trong 14 giây đoàn tàu hoả đi được một quãng đường bằng tổng chiều dài đoàn tàu hoả và quãng đường mà người đi bộ đã đi được trong 14 giây.

Đổi: 7,2km/giờ = 2m/giây

Quãng đường người đi bộ đi được trong 14 giây là:

14 x 2 = 28 (m)

Quãng đường đoàn tàu hoả đi được trong 14 giây là:

15 x 14 = 210 (m)

Chiều dài của đoàn tàu hoả là:

210 – 28 = 182 (m)

d) Thời gian đế đoàn tàu vượt qua người đi xe máy được tính từ khi đầu tàu gặp người đi xe máy đến khi đuôi tàu vượt qua người đi xe máy.

Vì người đi xe máy đi ngược chiều với đoàn tàu nên trong thời gian đoàn tàu vưọt qua người đi xe máy thì người đi xe máy cũng đi được một đoạn đường.

Đoàn tàu hoả vượt qua một người đi xe máy ngược chiều vái vận tốc 48km/giờ hết 8 giây, như vậy trong 8 giây đoàn tàu hoả đi được một quãng đường bằng hiệu chiều dài đoàn tàu hoả và quãng đường mà người đi xe máy đã đi được trong 8 giây.

Đổi: 43,2km/giờ = 12m/giây

Quãng đường người đi xe máy đi được trong 8 giây là:

14 x 12 = 96 (m)

Quãng đường đoàn tàu hoả đi được trong 8 giây là:

8 x 15 = 120 (m)

Chiều dài đoàn tàu hoả là:

120 + 96 = 216 (m)


Câu 6:

Tính thời gian đế một đoàn tàu hoả dài 180m chạy với vận tốc 57,6km/giờ:

a) Vượt qua một cây cầu dài 1820m.

b) Vượt qua một người đi xe máy cùng chiều với vận tốc 46,8km/giờ.

c) Vượt qua một người đi xe máy ngược chiều vói vận tốc 46,8km/giờ.

Xem đáp án

Đổi: 57,6km/giờ = 16m/giây; 46,8km/giờ = 13m/giây.

a) Thời gian để đoàn tàu hoả vượt qua một cây cầu được tính từ khi đầu tàu hoả đến cầu bên này đến khi đuôi của đoàn tàu hoả qua đầu cầu bên kia.

Như vậy, trong thời gian đoàn tàu hoả vượt qua cây cầu thì quãng đường đoàn tàu hoả đi được bằng tổng chiều dài của đoàn tàu và cây cầu.

Tổng chiều dài của đoàn tàu và cây cầu là:

180 + 1820 = 2000 (m)

Thời gian để đoàn tàu vượt qua cây cầu là:

2000 : 16 = 125 (giây) = 2 phút 5 giây

b) Thời gian để đoàn tàu vượt qua người đi xe máy được tính từ khi đầu tàu gặp người đi xe máy đến khi đuôi tàu vượt qua người đi xe máy.

Vì người đi xe máy đi cùng chiều vói đoàn tàu nên trong thời gian đoàn tàu vượt qua người đi xe máy thì người đi xe máy cũng đi được một đoạn đường.

Quãng đường đoàn tàu hoả đi được trong thời gian vượt qua một người đi xe máy cùng chiều bằng tổng chiều dài đoàn tàu hoả và quãng đường mà người đi xe máy đã đi được.

Suy ra, chiều dài của đoàn tàu hoả bằng hiệu quãng đường đoàn tàu hoả đi được và quãng đường xe máy đi được trong thời gian đoàn tàu hoả vượt qua xe máy.

Hiệu vận tốc của đoàn tàu hoả và người đi xe máy là:

16 – 13 = 3 (m/giây)

Thời gian đoàn tàu hoả vượt qua người đi xe máy là:

180 : 3 = 60 (giây)

c) Thời gian để đoàn tàu vượt qua người đi xe máy được tính từ khi đầu tàu gặp người đi xe máy đến khi đuôi tàu vượt qua người đi xe máy.

Vì người đi xe máy đi ngược chiều với đoàn tàu nên trong thời gian đoàn tàu vượt qua người đi xe máy thì người đi xc máy cũng đi được một đoạn đường.

Quãng đường doàn tàu hoả đi được trong thời gian vượt qua một người đi xe máy ngược chiều bằng hiệu chiều dài đoàn tàu hoả và quãng đường mà người đi xe máy đã đi được.

Suy ra, chiều dài của đoàn tàu hoả bằng tống quãng đường đoàn tàu hoả đi được và quãng đường xe máy đi được trong thời gian đoàn tàu hoả vượt qua xe máy.

Tổng vận tốc của đoàn tàu hoả và người đi xe máy là:

16 + 13 = 29 (m/giây)

Thời gian đoàn tàu hỏa vượt qua người di xe máy là:


Câu 7:

Một đoàn tàu hoả chạy ngang qua một cây cột điện hết 15 giây. Với cùng vận tốc.đó, đoàn tàu chui qua một đường hầm dài 1200m hết 2 phút 15 giây. Tính chiều dài và vận tốc của đoàn tàu.

Xem đáp án

Đoàn tàu chạy ngang qua một cây cột điện hêt 15 giây. Suy ra, trong 15 giây đoàn tàu hoả đi được quãng dường bằng chính chiều dài đoàn tàu.

Đoàn tàu hỏa vượt qua một đường hâm dài 1200m hết 2 phút 15 giây. Suy ra, trong 2 phút 15 giây đoàn tàu hoả đi được quãng đường bằng chiều dài đoàn tàu cộng với chiều dài chiếc hầm.

Vậy, thời gian để đoàn tàu đi được đoạn đường dài 1200m là:

2 phút 15 giây – 15 giây = 2 (phút) = 120 (giây)

Vận tốc của đoàn tàu là: 1200 : 120 = 10 (m/giây)

10m/giây = 36000m/giờ = 36km/giờ

Chiều dài đoàn tàu là:

15 x 10= 150 (m)

Đáp số: Chiều dài: 150m; Vận tốc: 36km/giờ.


Câu 8:

An dừng xe trước thanh chắn đường và theo dõi đoàn tàu hoả chạy ngang qua trước mặt hết 12 giây. Cũng với vận tốc đó, đoàn tàu hoả chạy qua một cây cầu dài 980m hết 82 giây. Tính vận tốc và chiều dài đoàn tàu.

Xem đáp án

Tàu hỏa lướt qua trước mặt An hết 12 giây, như vậy sau 12 giây đoàn tàu hoả chạy dược một quãng đường chính bằng chiều dài đoàn tàu. ( 1 ) Tàu hoả chạy qua cây cầu dài 980m hết 82 giây, như vậy sau 82 giây đoàn tàu hoả chạy được quãng đường bằng chiều dài đoàn tàu cộng với chiều dài cây cầu. (2)

Từ (1) và (2),suy ra đoán tàu hỏa chạy đoạn đường dài 980rn hết số thời gian là:

82 – 12 = 70 (giây)

Vậy, vận tốc cua tàu hoả là:

980 : 70 – 14 (m/giây) = 50,4 (km/giở)

Chiều dài đoàn tàu là:

14 x 12 = 168 (m)

Đáp số: Vận tốc: 50,4km/giờ; Chiều dài: 168m.


Câu 9:

Ba tỉnh A, B, C cùng nằm trên một quãng đường, hai tỉnh A và B cách nhau 64 km. Lúc 7 giờ một người khởi hành từ A đi về hướng C với vận tốc 39 km/giờ. Cùng lúc đó một người khởi hành từ B cũng đi về hướng C với vận tốc 23 km/giờ.
a, Hỏi sau bao nhiêu lâu người đi từ A đuổi kịp người đi từ B.
b, Lúc người đi từ A đuổi kịp B là mấy giờ?

c, Vị trí đó cách A bao xa?

Xem đáp án

a, Hiệu vận tốc người xuất phát từ A so với người xuất phát từ B là:
39 – 23 = 16 (km/giờ)

Thời gian người xuất phát từ A đuổi kịp người xuất phát từ B là:
64 : 16 = 4 (giờ)

b, Lúc người đi từ A đuổi kịp B là:
7 giờ + 4 giờ = 11 (giờ)

c, Vị trí hai người đuổi kịp nhau cách A là:
39 x 4 = 156 (km).

Đáp số: a, 4 giờ;    b, 11 giờ;    c, 156 km


Câu 10:

Lúc 6 giờ 30 phút sáng, Lan đi học đến trường bằng xe đạp với vận tốc 16km/giờ. Trên con đường đó, lúc 6 giờ 45 phút mẹ Lan đi làm bằng xe máy với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ và cách nhau bao nhiêu km?

Xem đáp án

Lan đi trước mẹ thời gian là:
6 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 15 (phút)
Đổi 15 phút = 1/4 giờ.

Trong 15 phút Lan đi được quãng đường là:
16 x 1/4 giờ = 4 km

Hiệu vận tốc của mẹ và Lan là:
36 – 16 = 20 km/giờ

Thời gian để mẹ gặp Lan là:
4 : 20 = 0,2 (giờ)
Đổi 0,2 giờ = 12 phút

Lúc gặp nhau của mẹ và Lan là:
6 giờ 45 phút + 12 phút = 6 giờ 57 phút.

Vị trí gặp nhau của mẹ và Lan cách nhà là:
1/5 x 36 = 7,2 km
(Thời gian mẹ đi quãng đường AC = 12 phút = 1/5 giờ x vận tốc mẹ đi)

Đáp số: 6 giờ 57 phút và 7,2 km.


Câu 11:

Quãng đường AB dài 135 km. Ô tô đi từ A đến B hết 2 giờ 30 phút. Tính vận tốc của ô tô, biết dọc đường ô tô nghỉ 15 phút.

Xem đáp án

Thời gian ô tô đi quãng đường AB ( không kể thời gian nghỉ ) là:

2 giờ 30 phút – 15 phút = 2 giờ 15 phút

2 giờ 15 phút = 2,25 giờ

Vận tốc của ô tô là:

135 : 2,25 = 60 (km/ giờ)


Câu 12:

Một ô tô khỏi hành từ A lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 10 giờ 15 phút. Tính vận tốc của ô tô, biết quãng đường AB dài 154 km

Xem đáp án

Thời gian ô tô đi từ A đến B là:

10 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 2 giờ 45 phút ( hay 2,75 giờ)

Vận tốc của ô tô là:

154 : 2, 75 = 56 (km/ giờ)


Câu 13:

Cùng trên một quãng đường 24 km, ô tô đi hết 24 phút còn lại còn xe máy đi hết 36 phút. Hỏi vận tốc xe nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu km/h?

Xem đáp án

Đổi 24 phút = 0,4 giờ

36 phút = 0,6 giờ

Vận tốc của ô tô là :

24 : 0,4 = 60 (km/giờ)

Vận tốc của xe máy là:

24 : 0,6 = 40 (km/giờ)

Vận tốc của ô tô lớn hơn vận tốc của xe máy và lớn hơn là:

60 – 40 = 20 (km/ giờ)


Câu 14:

Một ô tô đi từ A lúc 12 giờ 15 phút và đến B lúc 17 giờ 35 phút. Dọc đường ô tô nghỉ trong 1 giờ 5 phút . Hãy tính vận tốc của ô tô, biết quãng đường AB dài 170 km.

Xem đáp án

Thời gian ô tô đi và nghĩ là:

17 giờ 35 phút - 12 giờ 15 phút = 5 giờ 20 phút

Thời gian ô tô đi là:

5 giờ 20 phút - 1 giờ 5 phút = 4 giờ 15 phút hay 4,25 giờ

Vận tốc của ô tô là:

170 : 4,25 = 40 (km/ giờ)

Đs: 40 km / giờ


Câu 16:

Quãng đường AB gồm một đoạn lên dốc dài 15,3 km và đoạn xuống dốc dài 24 km. Một ô tô đi lên dốc hết 54 phút và đi xuống dốc hết 36 phút. Tính:

a) Vận tốc của ôt ô khi lên dốc, khi xuống dốc.

b) Vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường AB.

Xem đáp án

Đổi 54 phút = 0,9 giờ

36 phút = 0,6 giờ

a) Vận tốc của ô tô khi lên dốc là:

15,3 : 0,9 = 17 (km/giờ)

Vận tốc của ô tô khi xuống dốc là:

24 : 0,6 = 40 (km/h)

b) Thời gian ôt ô đi quãng đường AB là:

0,9 giờ + 0,6 giờ = 1,5 giờ

Quãng đường AB dài là:

15,3 + 24 = 39,3 (km)

Vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường AB là:

39,3 : 1,5 = 26,2 (km / giờ)


Câu 17:

Một người đi bộ khởi hành lúc 7 giờ tại tỉnh A và đến tỉnh B lúc 8 giờ 45 phút. Biết quãng đường từ A đến B dài 7km. Hỏi người đó đi với vận tốc bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Thời gian người đó đi bộ từ tỉnh A đến tỉnh B là:

8 giờ 45 phút - 7 giờ = 1 giờ 45 phút

Đổi 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ

Vận tốc của người đó là:

7 : 1,75 = 4 (km/giờ)

Đáp số: 4km/giờ


Câu 18:

Một người chạy từ điểm A đến điểm B và từ điểm B quay về điểm A hết 3 phút 50 giây, biết khoảng cách giữa hai điểm A và B dài 575m. Tính vận tốc chạy của người đó bằng m/giây?

Xem đáp án

Đổi 3 phút 50 giây = 230 giây

Người đó chạy từ điểm A đến điểm B và từ điểm B quay về điểm A nên quãng đường người đó chạy được dài:

575 + 575 = 1150 (m)

Vận tốc chạy của người đó là:

1150 : 230 = 5 (m/giây)

Đáp số: 5 m/giây


Câu 19:

Có hai chiếc máy bay bay trên một tuyến đường từ sân bay A đến sân bay B. Máy bay thứ nhất bay hết tuyến đường mất 2 giờ 30 phút, máy bay thứ hai bay hết tuyến đường trong 2 giờ 20 phút. Tìm vận tốc của mỗi chiếc máy bay, biết rằng trung bình 1 phút máy bay thứ nhất bay chậm hơn máy bay thứ hai 1km.

Xem đáp án

Đổi 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ và 2 giờ 20 phút = 7/3 phút

Một phút máy bay thứ nhất bay chậm hơn máy bay thứ hai 1km tứ là một giờ bay chậm hơn 60km

Do cùng quãng đường bay nên tỉ số vận tốc hay máy bay tỉ lệ nghịch với tỉ số thời gian

Ta có tỉ lệ:

Vận tốc máy bay 1/vận tốc máy bay 2 = thời gian máy bay 2/thời gian máy bay 1

= 7/3 : 2,5 = 14/15

Hiệu số phần bằng nhau là: 15 - 14 = 1

Vận tốc máy bay thứ nhất là:

60 : 1 x 14 = 840 (km/giờ)

Vận tốc máy bay thứ hai là:

60 : 1 x 15 = 900 (km/giờ)

Đáp số: máy bay thứ nhất 840km/giờ; máy bay thứ hai 900km/giờ


Câu 20:

Một ô tô khởi hành từ A lúc 7 giờ 15 phút và đến B lúc 10 giờ. Tính quãng đường AB, biết vân tốc của ô tô là 48 km/h.

Xem đáp án

Thời gian ôtô đi từ A đến B là:

10 giờ – 7 giờ 15 phút = 2 giờ 45 phút

2 giờ 45 phút = 2,75 giờ

Quãng đường AB dài là:

48 x 2,75 = 132 (km)

Đáp số : 132 km


Câu 21:

Lúc 8 giờ một người đi xe đạp từ nhà với vận tốc 12 km/ giờ và đi đến bưu điện huyện. Dọc đường người đó phải dùng lại chữa xe mất 15 phút nên đến bưu điện huyện lúc 9 giờ 45 phút. Tính quãng đường người đó đi từ nhà đến bưu điện huyện.

Xem đáp án

Thời gian người đó đi từ nhà đến bưu điện huyện (kể cả thời gian chữa xe đạp) là:

9 giờ 45 phút – 8 giờ = 1 giờ 45 phút

Thời gian người đó đi từ nhà đến bưu điện huyện (không kể thời gian chữa xe đạp) là:

1 giờ 45 phút – 15 phút = 1 giờ 30 phút

1 giờ 30 phút = 1,5 giờ

Quãng đường người đó đi từ nhà đến bưu điện huyện là:

12 x 1,5 = 18 (km)


Câu 22:

Một con ong mật bay với vận tốc 8,4 km/h. Một con ngựa chạy với vận tốc 5m / giây. Hỏ trong 1 phút, con nào di chuyển được quãng đường dài hơn và dài hơn bao nhiêu mét?

Xem đáp án

Ong mật bay với vận tốc 8,4 km/h có nghĩa là trong một giờ (60 phút) ông mật bay được 8,4 km (hay 8400m). Vạy trong 1 phút ong mật bay được quãng đường là:

8400 : 60 = 140 (m)

Ngựa chạy với vận tốc 5m / giây, có nghĩa là trong 1 giây, ngựa chạy được 5m. Vậy trong 1 phút (60 giây) ngựa chạy được quãng đường là:

5 x 60 = 300 (m)

Trong một phút con ngựa chạy được quãng đường dài hơn và dài hơn là:

300 -140 = 160 (m


Câu 23:

Bác Tùng đi xe đạp từ nhà với vận tốc 12 km/h và đi hết 1 giờ 15 phút thì đến ga tàu hỏa. Sau đó bác Tùng đi tiếp bằng tàu hỏa mất 2 giờ 30 phút thì đến tỉnh A. Hỏi quãng đường từ nhà bác Tùng đến tỉnh A dài bao nhiêu ki-lô-mét? (Biết vận tốc tàu hỏa là 40 km/h)

Xem đáp án

Đổi: 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ .

2 giờ 30 phút = 2,5 giờ .

Quãng đường bác Tùng đi xe đạp từ nhà đến ga tàu hỏa là :

12 x 1,25 = 15 (km)

Quãng đường bác Tùng đi bằng tàu hỏa là :

40 x 2,5 = 100 (km)

Quãng đường bác Tùng đi từ nhà đến tỉnh A là :

100 + 15 = 115 (km)

Đáp số: 115 km


Câu 24:

Hồng đi xe đạp từ nhà lúc 7 giờ 30 phút với vận tốc 12km/giờ và đến nhà Lan lúc 8 giờ 10 phút. Tìm quãng đường từ nhà Hồng đến nhà Lan.

Xem đáp án

Thời gian Hồng đi đến nhà Lan là:

8 giờ 10 phút - 7 giờ 30 phút = 40 phút

Đổi 40 phút = 2/3 giờ

Quãng đường từ nhà Hồng đến nhà Lan là:

12 x 2/3 = 8 (km)

Đáp số: 8km


Câu 25:

Một người đi xe máy từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 39km/giờ, người đó khởi hành lúc 7 giờ, đi đến tỉnh B người đó nghỉ lại 1 giờ 30 phút sau đó trở về đến tỉnh A lúc 11 giờ 30 phút. Tìm quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B, biết vận tốc lúc về bằng vận tốc lúc đi.

Xem đáp án

Thời gian người đó đi từ A đến B rồi trở về A (không tính thời gian nghỉ) là:

11 giờ 30 phút - 7 giờ - 1 giờ 30 phút = 3 giờ

Người đó đi quãng đường từ A đến B rồi trở về A nên quãng đường người đó đã đi gấp đôi quãng đường AB

Quãng đường AB là:

(39 x 3) : 2 = 58,5 (km)

Đáp số: 58,5km


Câu 26:

Một ô tô dự định đi từ A đến B trong 3 giờ với vận tốc xác định. Trên thực tế người đó đã giảm vận tốc 14km/giờ, vì vậy đến B muộn 1 giờ. Tính quãng đường AB.

Xem đáp án

Thời gian thực tế để ô tô đi đến B là:

3 + 1 = 4 (giờ)

Trên cùng một quãng đường, thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch

Ta có:

Thời gian thực tế/ thời gian dự định = Vận tốc dự định/ vận tốc thực tế = 4/3

Hiệu số phần bằng nhau là: 4 - 3 = 1 (phần)

Vận tốc thực tế người đó đi được là:

14 : 1 x 3 = 42 (km/giờ)

Quãng đường AB dài:

42 x 4 = 168 (km)

Đáp số: 168km


Câu 28:

Với vân tốc 4,5 km/giờ, một người đi bộ đã đi được quãng đường AB dài 11,25 km. Nếu người đó khởi hành từ A lúc 7 giờ 15 phút thì đến B lúc mấy giờ?

Xem đáp án

Thời gian người đó đã đi là :

11, 25 : 4,5 = 2,5 (giờ) (hay 2 giờ 30 phút)

Người đó đến B lúc:

7 giờ 15 phút + 2 giờ 30 phút = 9 giờ 45 phút


Câu 29:

Quãng đường AB dài 120 km . Lúc 7 giờ một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 50 km /giờ và nghỉ trả khách 45 phút. Sau đó ô tô đi từ B về A với vận tốc 60km/giờ. Hỏi ô tô về đến A lúc mấy giờ?

Xem đáp án

Thời gian ô tô đi đến B là:

120 : 50 = 2,4 (giờ)

2,4 giờ =2 giờ 24 phút

Ô tô đến B lúc:

7 giờ + 2 giờ 24 phút = 9 giờ 24 phút

Ô tô về A lúc:

9 giờ 24 phút + 45 phút = 10 giờ 9 phút

Thời gian về A là:

120 : 60 = 2 (giờ)

Ô tô về A lúc:

10 giờ 9 phút + 2 giờ = 12 giờ 9 phút

Đáp số: 12 giờ 9 phút


Câu 30:

Một ô tô đi từ A với vận tốc 60km/ giờ và sau 1 giờ 30 phút thì đến B. Hỏi một xe máy có vận tốc bằng 3/5 vận tốc của ô tô thì phải mất bao nhiêu thời gian để đi được nửa quãng đường AB?

Xem đáp án

Đổi 1 giờ 30 phút =1,5 giờ

Quãng đường AB dài là: 60 x 1,5=90 (km)

Nửa quãng đường AB dài là: 90 : 2 = 45 (km)

Vận tốc của xe máy là: 60 x 3/5 = 36(km/h)

Xe máy đi hết nửa quãng đường AB trong: 45 : 36 = 1,25 giờ

Đáp số: 1,25 giờ


Câu 32:

Lúc 6 giờ 30 phút, một người đi xe máy khởi hành từ A để đi đến B với vận tốc 36km/giờ, đến 7 giờ 15 phút người đó nghỉ lại 10 phút sau đó đi tiếp với vận tôc 40km/ giờ để đến B. Hỏ người đó đến B lúc mấy giờ? Biết quãng đường từ A đến B dài 75km.

Xem đáp án

Thời gian người đi xe máy đi từ A đến chỗ nghĩ là:

7 giờ 15 phút - 6 giờ 30 phút = 45 phút

Đổi 45 phút = 0,75 giờ

Quãng đường người đó đi được từ A đến chỗ nghỉ là:

36 x 0,75 = 27 (km)

Quãng đường còn lại người đó phải đi là:

75 - 27 = 48 (km)

Thời gian người đó đi từ chỗ nghỉ đến B là:

48 : 40 = 1,2 (giờ)

Đổi 1,2 giờ = 1 giờ 12 phút

Thời gian người đó đi từ A đến B (tính cả thời gian nghỉ là):

45 phút + 10 phút + 1 giờ 12 phút = 2 giờ 7 phút

Người đó đến B lúc:

6 giờ 30 phút + 2 giờ 7 phút = 8 giờ 37 phút

Đáp số: 8 giờ 37 phút


Câu 33:

Một người đi xe máy với vận tốc 38km/giờ từ tỉnh A và muốn đến tỉnh B lúc 10 giờ 30 phút. Hỏi người đó phải khởi hành lúc mấy giờ? Biết quãng đường giữa hai tỉnh A và B là 95km.

Xem đáp án

Thời gian người đó đi từ A đến B là:

95 : 38 = 2,5 (giờ)

Đổi 2,5 giờ = 2 giờ 30 phút

Thời gian người đó xuất phát là:

10 giờ 30 phút - 2 giờ 30 phút = 8 giờ

Đáp số: 8 giờ


Câu 35:

Lan và Hồng đều đi từ tỉnh A đến tỉnh B, lúc 6 giờ Lan bắt đầu đi với vận tốc 12km/giờ. Đến 6 giờ 45 phút Hồng mới bắt đầu đi và đi với vận tốc 15km/giờ. Hỏi đến mấy giờ Hồng mới đuổi kịp Lan?

Xem đáp án

6 giờ 45 phút - 6 giờ = 45 phút

Đổi 45 phút = 0,75 giờ

Quãng đường Lan đã đi được là:

12 x 0,75 = 9 (km)

Hiệu vận tốc của Lan và Hồng là:

15 - 12 = 3 (km/giờ)

Thời gian Hồng đuổi kịp Lan là:

9 : 3 = 3 (giờ)

Hồng đuổi kịp Lan lúc:

6 giờ 45 phút + 3 giờ = 9 giờ 45phút


Câu 36:

Có hai nhóm học sinh tham gia cắm trại, họ phải đi 8km mới đến nơi. Nhóm thứ nhất đi bộ khởi hành từ lúc 6 giờ sáng với vận tốc 4km/giờ, nhóm thứ hai sẽ đi bằng xe đạp và dự tính vận tốc là 10km/giờ. Hỏi nhóm đi xe đạp phải khởi hành lúc mấy giờ để hai nhóm đến nơi cùng một lúc?

Xem đáp án

Thời gian nhóm học sinh thứ nhất đi là: 8 : 4 = 2 (giờ)

Thời gian nhóm học sinh thứ hai đi là: 8 : 10 = 0,8 (giờ)

Nhóm đi xe đạp khởi hành sau nhóm đi bộ số thời gian là:

2 - 0,8 = 1,2 (giờ)

Đổi 1,2 giờ = 1 giờ 12 phút

Thời gian xuất phát của nhóm đi xe đạp là:

6 giờ + 1 giờ 12 phút = 7 giờ 12 phút

Đáp số: 7 giờ 12 phút


Câu 37:

Lúc 6 giờ một xe máy đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 36km/giờ. Lúc 7 giờ 30 phút, một ô tô cũng đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 48km/giờ. Đi được 15 phút ô tô nghỉ lại 15 phút rồi mới đi tiếp và gặp xe máy cách tỉnh B 25km. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ?

Xem đáp án

Thời gian xe máy đi trước ô tô là:

7 giờ 30 phút - 6 giờ = 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ

Khi ô tô bắt đầu đ, xe máy đã đi được quãng đường là:

1,5 x 36 = 54 (km)

Vì khi ô tô đi được 15 phút thì ngỉ lại 15 phút, nên 15 phút nghỉ = 0,25 giờ

Trước khi nghỉ ô tô đã đi được là:

0,25 x 48 = 12 (km)

Thời gian trước khi nghỉ và khi nghỉ của xe ô tô là:

15 phút + 15 phút = 30 phút = 0,5 giờ

Sau khi ô tô nghỉ được 15 phút thì xe máy đã đi được là:

54 + 0,5 x 36 = 72 (km)

Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:

(72 - 12) : (48 - 36) = 5 (giờ)

Thời điểm ô tô và xe máy gặp nhau là:

7 giờ 30 phút + 5 giờ = 12 giờ 30 phút

Đáp số 12 giờ 30 phút


Câu 38:

Một xe máy đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 36km/ giờ, cùng lúc đó một ô tô đi từ tỉnh B về tỉnh A với vận tốc 64km/giờ, sau 2 giờ 45 phút hai xe gặp nhau. Hỏi quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B dài bao nhiêu ki-lô-mét?

Xem đáp án

Đổi 2 giờ 45 phút = 2,75 giờ

Quãng đường xe máy đi được đến chỗ gặp nhau là:

36 x 2,75 = 99 (km)

Quãng đường ô tô đi được đến chỗ gặp nhau là:

64 x 2,75 = 176 (km)

Quãng đường AB dài:

176 + 99 = 275 (km)

Đáp số: 275km


Câu 39:

Hai người ở hai xã A và B cách nhau 18km, cùng khởi hành bằng xe đạp lúc 6 giờ và đi ngược chiều nhau. Người thứ nhất đi với vận tốc 14km/giờ, người thứ hai đi với vận tốc 10km/giờ. Hỏi đến mấy giờ thì hai người gặp nhau?

Xem đáp án

Tổng vận tốc của hai xe là:

14 + 10 = 24 (km/giờ)

Thời gian mỗi xe đi được đến chỗ gặp nhau là:

18 : 24 = 0,75 giờ = 45 phút

Thời gian hai xe gặp nhau là:

6 giờ + 45 phút = 6 giờ 45 phút

Đáp số: 6 giờ 45 phút


Câu 40:

Hai thị xã A và B cách nhau 54km. Hòa đi xe máy từ A đến B và Hùng cũng đi xe máy nhưng từ B về A. Hai người khởi hành cùng lúc và sau 54 phút thì hai người gặp nhau, chỗ gặp nhau cách thị xã A 25,2km. Hỏi vận tốc của mỗi người là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đổi 54 phút = 0,9 giờ

Chỗ gặp của hai người cách thị xã A 25,2km nên Hòa đã đi được 25,2km

Quãng đường Hùng đi được đến chỗ gặp nhau là:

54 - 25,2 = 28,8 (km)

Vận tốc Hòa đi là: 25,2 : 0,9 = 28 (km/giờ)

Vận tốc Hùng đi là: 28,8 : 0,9 = 32 (km/giờ)

Đáp số: Hòa 28km/giờ; Hùng 32km/giờ


Bắt đầu thi ngay