Giải SBT Bài 3: Dân chủ và kỷ luật
-
7081 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hiểu thế nào là dân chủ? Thế nào là kỉ luật?
Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội.
Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung.
Câu 2:
Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?
Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
Câu 3:
Dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào?
Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần:
+ Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người;
+ Tạo cơ hội cho mọi người phát triển;
+ Xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội.
Câu 4:
Em cần thực hiện quyền dân chủ và chấp hành kỉ luật của tập thể như thế nào?
- Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật.
- Học sinh phải vầng lời cha mẹ, thầy cô giáo. Thực hiện đúng quy định của lớp, của trường, phát huy quyền dân chủ và có ý thức kỉ luật của một công dân.
Câu 5:
Em tán thành những ý kiến nào dưới đây?
A. Dân chủ là được tham gia bàn bạc công việc chung.
B. Kỉ luật làm hạn chế tinh thần dân chủ.
C. Có kỉ luật, dân chủ mới được thực hiện có hiệu quả.
D. Dân chủ là được làm tất cả những gì mình thích.
E. Dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
Đáp án đúng là: A, C, E
Câu 7:
Ông Nam mới được bầu làm tổ trưởng tổ dân phố. Hai ngày sau, ông dán ở bảng tin tờ thông báo về việc thay đổi một số nội quy khu tập thể. Nhiều người đọc thông báo nhưng không đồng tình vì họ cho rằng việc tha đổi nội quy phải được bàn bạc trong cuộc họp trước khi ra thông báo.
Câu hỏi:
1/ Theo em, việc làm của ông Nam là đúng hay sai? Vì sao?
2/ Nếu em là một công dân sống cùng tổ dân phố với ông Nam sẽ xử sự như thế nào khi đọc được thông báo đó? Vì sao?
1/ Việc làm của ông Nam là sai, thiếu dân chủ. Bởi vì, quy định chung phải được bàn bạc, thảo luận, mọi người ra ý kiến.
2/ Nếu là em, em sẽ không đồng tình với thông báo đó. Em sẽ triệu taapkj mọi người trình bày ý kiến, phản ánh việc làm của ông Nam.
Câu 8:
Trong buổi sinh hoạt lớp sơ kết tuần đầu tiên của năm học mới, cô Chủ nhiệm mời bạn Lớp trưởng lên tổng kết tình hình lớp trong tuần qua. Sau khi lớp trưởng nêu tên một số bạn vi phạm kỉ luật, Minh đứng lên phát biểu rằng bạn Lớp trưởng cũng vài lần không làm bài tập và như vậy là chưa gương mẫu. Bạn Lớp trưởng tỏ vẻ bất bình với ý kiến của Minh, vì cho rằng chỉ có Lớp trưởng mới có quyền theo dõi các bạn, còn các bạn không có quyền theo dõi lớp trưởng.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng tình với suy nghĩ của bạn lớp trưởng không ? Vì sao ?
2/ Bạn Minh làm như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
3/ Theo em, trong tình huống ấy, cô giáo chủ nhiệm sẽ xử sự như thế nào?
1/ Em không suy nghĩ việc làm của bạn lớp trưởng. Bạn thể hiện là người thiếu kỉ luật và thiếu dân chủ, tất cả các bạn trong lớp đều có quyền theo dõi, nêu ý kiến.
2/ Bạn Minh làm như vậy là đúng. Bởi vì, bạn Minh có quyền đó, và có làm như vậy thì tập thể mới tốt lên được.
3/ Theo em, cô giáo chủ nhiệm sẽ khen ngợi cả lớp trưởng và bạn Minh vì đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời nhắc nhở cả lớp vì đã vi phạm.
Câu 9:
Nhà bà My nằm trên mặt đường một phố lớn ở trung tâm Hà Nội. Mặc dù có quy định cấm để xe bừa bãi trên vỉa hè, nhưng bà My vẫn cho khách vào ăn sáng để xe kín khu vực vỉa hè trước cửa hàng nhà bà.
Câu hỏi:
1/ Em đánh giá như thế nào về việc làm của bà My?
2/ Nếu gia đình em ở trong hoàn cảnh như bà My, em sẽ xử sự như thế nào?
1/ Việc làm của bà My không có tính kỉ luật, đáng lên án, không tôn trọng không gian của mọi người.
2/ Nếu đó là gia đình em, em sẽ nhắc nhở khách để xe đúng quy định. Về lâu dài, em sẽ thiết kế khu để xe để không xảy ra tình trạng đó.
Câu 10:
Em hãy quan sát cuộc sống xung quanh mình và nêu những biểu hiện thiếu dân chủ mà em biết.
- Cuộc họp bàn tổ trưởng dân phố, chỉ có một vài người có chức quyền tham gia.
- Tham gia hoạt động văn nghệ 26 – 3, các bạn được tham gia do lớp phó văn thể quyết định.
- Lớp trưởng quyết định mỗi bạn đóng 50 nghìn ủng hộ người nghèo mà không thông qua lớp.
Câu 11:
Có ý kiến cho rằng, trong trường học phải thắt chặt kỉ luật với học sinh mà không cần có tinh thần dân chủ. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Em không đồng tình với quan điểm trên, việc thắt chặt kỉ luật rất quan trọng. Nhưng bên cạnh đó, phải được sự thống nhất, đồng tình của các bạn học sinh, không được quá áp đặt.
Câu 12:
Em hãy lên kế hoạch cho bản thân mình để luôn thực hiện tốt nội quy của nhà trường đề ra.
Em hãy lên kế hoạch theo các tiêu chí sau:
- Kế hoạch để hoàn thành bài tập.
- Thời gian đến lớp, ra về.
- Học nhóm và các hoạt động tập thể.
- Trực nhật và lao động công ích...