Chủ nhật, 12/05/2024
IMG-LOGO

Giải SBT Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

  • 5795 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hiểu thế nào là vi phạm pháp luật?

Xem đáp án

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.


Câu 2:

Hãy nêu tên các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ về mỗi loại.

Xem đáp án

- Vi phạm pháp luật hình sự: buôn bán ma túy, ấu dâm, giết người, hối lộ...

- Vi phạm pháp luật hành chính: vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều...

- Vi phạm pháp luật dân sự: xô xát làm hỏng tài sản nhà nước, sử dụng hình ảnh cá nhân chưa xin phép...

- Vi phạm kỷ luật: đi làm muộn, hút thuốc tại cơ quan nhà nước...


Câu 3:

Thế nào là trách nhiệm pháp lí?

Xem đáp án

Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật vì sự vi phạm pháp luật của họ.


Câu 4:

Hãy nêu các loại trách nhiệm pháp lý. Cho ví dụ về mỗi loại.

Xem đáp án

Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm của một người đã thực hiện một tội phạm, phải chịu một biện pháp cưỡng chế nhà nước là hình phạt vì việc phạm tội của họ.

VD: Anh A giết nhiều người cùng một lúc nên chịu án tù chung thân.

Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã thực hiện một vi phạm hành chính, phải gánh chịu một biện pháp cưỡng chế hành chính tuỳ theo mức độ vi phạm của họ.

VD: Anh A nộp phạt 200.000 đ khi điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm.

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định khi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác hoặc khi vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền.

VD: Anh C bồi thường 50 triệu đồng cho bà A khi đã xô vào bà gây tổn thương sức khỏe.

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân hoặc tập thể) đã vi phạm kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức và phải chịu một hình thức kỷ kuật nhất định theo quy định của pháp luật.

VD: Anh H bị kỉ luật hạ 20% lương do thường xuyên không hoàn thành tiến độ công việc.


Câu 5:

Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu nào dưới đây?

(Chọn một phương án đúng nhất)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 6:

Vi phạm pháp luật hành chính là gì?

(Chọn một phương án đúng)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 7:

Tùng 14 tuổi, sử dụng xe máy của bố đi vào đường cấm và bị công an xử phạt. Hành vi của Tùng đỡ vi phạm pháp luật gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 8:

Theo quy định của pháp luật, độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính là.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B


Câu 9:

Trách nhiệm kỉ luật do:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 10:

Các hành vi vi phạm pháp luật dưới đây sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?

Hành vi Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm hành chính Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm kỉ luật
A. Đổ vật liệu phế thải, vật chướng ngại trên đường bộ gây cản trở giao thông.        
B. Dùng điện bẫy chuột gây chết người.        
C. Tự ý bỏ việc 3 ngày không có lí do.        
D. Đi xe máy vào đường ngược chiều        
E. Rải đinh hoặc vật sắc nhọn trên đường cao tốc gây hậu quả chết người.        
G. Giao hàng kém phẩm chất, không đúng theo hợp đồng mua bán        
H. Vi phạm quy định về an toàn lao động        
Xem đáp án
Hành vi Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm hành chính Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm kỉ luật
A. Đổ vật liệu phế thải, vật chướng ngại trên đường bộ gây cản trở giao thông.   x    
B. Dùng điện bẫy chuột gây chết người. x      
C. Tự ý bỏ việc 3 ngày không có lí do.       x
D. Đi xe máy vào đường ngược chiều   x    
E. Rải đinh hoặc vật sắc nhọn trên đường cao tốc gây hậu quả chết người. x      
G. Giao hàng kém phẩm chất, không đúng theo hợp đồng mua bán     x  
H. Vi phạm quy định về an toàn lao động       x

Câu 11:

Anh Tuấn điều khiển xe mô tô đi vào đường ngược chiều và đâm vào bà Tư đang đi xe đạp theo chiều ngược lại làm bà Tư ngã, xe đạp bị hỏng.

Câu hỏi:

Anh Tuấn sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào về việc làm của mình? Vì sao?

Xem đáp án

Tuấn phải chịu trách nhiệm Hành chính và trách nhiệm dân sự. Bởi vì, anh Tuấn đã vi phạm đồng thời 2 loại vi phạm: vi phạm hành chính (đi xe vào đường ngược chiều) và làm bà Tư ngã, xe bị hỏng (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng)


Câu 13:

Ông B là cán bộ kiểm lâm, ông đã nhận số tiền 10 triệu đồng của lái xe và cho xe chở gỗ lậu đi qua trạm kiểm soát do ông phụ trách.

Câu hỏi:

1/ Theo em, hành vi của ông B là hành vi gì?

2/ Ông B đã vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí gì?

Xem đáp án

1/ Hành vi của ông B là hành vi vi phạm pháp luật khi đã nhận hối lộ.

2/ Hành vi nhận hối lộ và bao che hành vi buôn gỗ lậu là vi phạm pháp luật Hình sự. Ông B sẽ phải chịu trách nhiệm Hình sự.


Câu 14:

Chú của Ân buôn bán hêrôin, chú nhờ Ân canh gác ở cổng, khi thấy người lạ đáng ngờ thì báo cho chú và hứa sẽ mua cho Ân một chiếc xe đạp thật đẹp theo ý Ân.

Câu hỏi:

1/ Theo em, hành vi của người chú Ân vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí gì?

2/ Nếu là Ân, em sẽ ứng xử thế nào?

Xem đáp án

1/ Hành vi của chú Ân vi phạm pháp luật Hình sự. Với tội danh buôn bán hêrôin, nặng hơn khi đã dụ dỗ, lôi kéo Ân tham gia cùng.

2/ Nếu là Ân em sẽ không bị dụ dỗi, lôi kéo như trên. Em sẽ tố giác hành vi của chú cho chính quyền giải quyết.


Bắt đầu thi ngay